“Vua tra tấn” của CIA

12:15 18/12/2014
Đây là biệt danh mà báo giới Mỹ gọi hai nhà tâm lý học Jim Mitchell và Bruce Jessen - những người được thuê với mức giá 81 triệu USD để nghĩ ra cách thẩm vấn đối với những nghi phạm khủng bố trong các nhà tù bí mật của Cục Tình báo trung ương (CIA). Hiện cả 2 nhân vật này đang bị Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia yêu cầu đưa ra truy tố vì đã tham gia vào các hành vi tội ác mang tính hệ thống và vi phạm trắng trợn Luật Nhân quyền quốc tế.

Chương trình huấn luyện tuyệt vọng

Hai cái tên Jim Mitchell và Bruce Jessen đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bản báo cáo gây sốc của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ về chương trình thẩm vấn của CIA. Hai nhà tâm lý học này là những người kiến tạo nên chương trình thẩm vấn của CIA và thậm chí còn liên tục áp dụng phương pháp trấn nước nhằm vào các nghi can khủng bố trong nhà tù bí mật của CIA. Tờ Daily Mail của Anh dẫn một nguồn tin từ Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ cho biết, hai thành viên cấp cao của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda Khalid Sheikh Mohammed và Abu Zubaydah là những kẻ từng chịu nhiều đòn trấn nước do Jim Mitchell và Bruce Jessen thực hiện.

Jim Mitchell.

Khi đó, hai nhà tâm lý học đã làm mẫu để hướng dẫn các nhân viên CIA thực hiện làm sao cho tù nhân phải cảm thấy như sắp chết đuối. Thường thì tù nhân sẽ bị buộc vào một cái bàn nghiêng, với chân cao hơn đầu. Người thẩm vấn sẽ đặt một miếng vải lên mặt tù nhân; che miệng, mồm họ và đổ nước liên tục lên vải để ngăn không cho tù nhân thở. Tiến trình tra tấn kiểu này kéo dài khoảng 40 giây và có thể được sử dụng nhiều lần trong quá trình thẩm vấn. Tính tổng cộng, Jim Mitchell và Bruce Jessen đã thực hiện hành động trấn nước với Abu Zubaydah 83 lần và với Khalid Sheikh Mohammed hơn 100 lần.

Tiếp đó, cả hai nhà tâm lý học này đã cùng viết một chương trình thẩm vấn với 12 phương cách khác nhau, dựa trên những kỹ thuật thẩm vấn được đào tạo tại trường quân sự với tên gọi tắt là SERE – Tồn sinh, Lẩn trốn, Đối kháng và Thoát hiểm. 12 phương cách rùng rợn này bao gồm: liên tục tát vào mặt, rọi đèn sáng vào người, bị ép phải tuân thủ các tư thế gây stress, trấn nước, dội nước lạnh, đánh đập và đe dọa, bơm thức ăn và nước qua đường hậu môn, nhốt trong một chiếc hộp kín, bắt trần truồng trong nhiều ngày, không được ngủ trong 1 tuần đến 10 ngày, bị bắt nghe nhạc với âm thanh lớn, bị bắt nằm dưới đất liên tục trong lúc bị đóng bỉm hoặc treo ngược lên xà nhà trong nhiều ngày. Những phương pháp này được áp dụng liên tục hằng ngày và kéo dài trong nhiều tuần, được các nhân viên CIA coi là “một thủ thuật tra khảo tăng cường”.

Còn đối với Jim Mitchell và Bruce Jessen, việc tạo ra các phương cách tra khảo khác biệt là nhằm buộc các tù nhân phải phục tùng, bẻ gãy khả năng tự chủ bản thân của họ. Cụm từ mà 2 “kiến trúc sư tra tấn” của CIA sử dụng là “huấn luyện tuyệt vọng”.

Sau khi bị tra tấn kiểu này, các nghi phạm khủng bố hoặc các tù nhân sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi và sự sợ hãi chính là kẻ thù, khiến họ phải khai ra những gì mà CIA muốn biết. Bằng chứng là tại Afghanistan, nhiều tù nhân tỏ ra khúm núm ngay khi các cai ngục mở cửa buồng giam. Các nhân viên điều tra CIA thậm chí còn nhận xét, vài người “trông như con chó bị nhốt trong chuồng”.

Và khoản chi trị giá 300 triệu USD

Theo phát hiện của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, CIA đã sử dụng việc tra tấn như một công cụ trong quá trình điều tra, tìm bắt các nghi phạm khủng bố. Nhưng có điều đáng chú ý là CIA đã chuyên nghiệp hóa hoạt động tra tấn bằng cách hình thành nên các trung tâm thẩm vấn ở nhiều nơi trên thế giới. Cụ thể, mạng lưới này được trải rộng tới 54 quốc gia, trong đó có nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ như Australia, Anh…

Tù nhân trong nhà tù bí mật của CIA tại Afghanistan đã được đưa đi chữa trị tâm lý sau khi bị tra tấn dã man năm 2002. Ảnh: AP.

Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ còn cho biết thêm rằng, chương trình “huấn luyện tuyệt vọng” của Bruce Jessen và James Mitchel được hình thành dựa trên một nghiên cứu của nhà tâm lý học Martin Seligman năm 1972. Hai tháng sau khi xảy ra sự kiện 11/9/2001, CIA đã quyết định thuê Jim Mitchell trong vai trò giám sát quá trình thẩm vấn một thủ lĩnh cấp cao của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda bị bắt tại Anh.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Jim Mitchell đã mời Bruce Jessen cùng cộng tác vì trước đó họ đã làm việc với nhau tại một căn cứ không quân. Một năm sau, theo yêu cầu của CIA, Jim Mitchell và Bruce Jessen đã viết báo cáo tổng kết cho trung tâm chống khủng bố CIA và đưa ra những yêu cầu cụ thể để triển khai kỹ thuật tra tấn. Tiếp đó, họ thiết kế chương trình “huấn luyện tuyệt vọng” rồi bán cho CIA với giá 81 triệu USD.

Trách  nhiệm trong việc thực hiện thỏa thuận này của hai nhà tâm lý (được biết đến với cái tên giả là Tiến sĩ Grayson Swigert và Tiến sĩ Hammond Dunbar) là họ phải thường xuyên theo dõi hoạt động thẩm vấn và đưa ra những tư vấn khác trong khoảng thời gian từ năm 2002-2009. Đến năm 2005, CIA lại có “bước tiến mới” trong kỹ thuật tra tấn khi thành lập một công ty do Jim Mitchell và Bruce Jessen đứng đầu với mục đích duy nhất là tiếp tục nghĩ ra các biện pháp tra tấn phục vụ cho các cuộc thẩm vấn của CIA. Việc ký hợp đồng với công ty này cũng được thực hiện và kéo dài trong nhiều năm với tổng chi phí 99 triệu USD.

Bên cạnh đó, CIA còn có cam kết bảo vệ công ty khỏi dính vào các trách nhiệm pháp lý nếu có rắc rối xảy ra. Báo cáo dài hơn 500 trang của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ về chương trình thẩm vấn mà CIA thực hiện còn nhấn mạnh, ngoài số tiền 180 triệu USD chi cho việc phát minh các biện pháp thẩm vấn, CIA còn chi khoảng 120 triệu USD cho việc thực hiện chương trình này tại các nhà tù bí mật trên thế giới.

Cho đến nay, khi được hỏi về chương trình thẩm vấn của CIA, cả Jim Mitchell và Bruce Jessen đều từ chối không trả lời. Có nhiều nguồn tin cho hay, nguyên do là vì cả hai cùng ký với CIA một thỏa thuận không tiết lộ và sẽ bị phạt nặng nếu vi phạm. Hiện cả hai nhân vật này đều đã ngoài 60 tuổi và đã nghỉ hưu. Jim Mitchell từng làm việc trong lực lượng không quân Mỹ và làm chuyên gia phá bom rồi tiếp tục học thêm về lĩnh vực tâm lý... Bruce Jessen cũng khá nổi tiếng trong việc đào tạo các quân nhân và nhân viên an ninh Mỹ đối phó với tình huống xảy ra bắt cóc con tin nghiêm trọng.

Ngọc Khuê

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文