Hé lộ hành trình 9 năm chui lủi của tên trùm Osama bin Laden sau vụ khủng bố 11/9

08:38 12/09/2021

Osama bin Laden, kẻ chủ mưu vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9 đã đổi nhà 5 lần, sinh thêm 4 đứa con từ lúc trốn thoát khỏi Afghanistan đến khi bị tiêu diệt vào năm 2011.

Trong chuỗi vụ tấn công nhằm vào nước Mỹ sáng 11/9/2001, 19 tên khủng bố đã chiếm quyền điều khiển 4 máy bay thương mại rồi lao hai chiếc vào tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, một máy bay khác đâm vào trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ tại Washington, trong khi chiếc còn lại rơi xuống một cánh đồng ở Shanksville, Pennsylvania, làm chết gần 3.000 người.

Khoảnh khắc chiếc máy bay cỡ lớn bị những tên khủng bố điều khiển lao thẳng vào tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York. Ảnh: Reuters

Chỉ khoảng nửa ngày sau vụ tấn công, George Tenet, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thời đó thông báo cho Tổng thống George W. Bush và các quan chức cấp cao rằng, Osama bin Laden và al-Qaeda đã được xác định là nghi phạm chính của vụ tấn công.

al-Qaeda và Osama bin Laden không lạ lẫm gì với Mỹ. Chúng chính là những kẻ chủ mưu vụ đánh bom Đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania tháng 8/1998 làm chết hơn 200 người. Mỹ yêu cầu Taliban, khi đó nắm quyền lực ở Afghanistan, giao nộp Osama bin Laden, nhưng bị từ chối.

Theo lời khai của những kẻ thân tín với Osama bin Laden bị bắt giữ sau này, tên trùm khủng bố đã có mặt tại một trại huấn luyện gần vùng Khost của Afghanistan để trực tiếp chỉ đạo vụ 11/9. Một ngày sau, với sự trợ giúp của Taliban, ngày 12/9/2001, hắn đến thành phố Kandahar ở miền Nam Afghanistan, trong khi các thành viên gia đình được đưa sang Pakistan.

Tên trùm khủng bố Osama bin Laden. Ảnh: AP

Nhằm mục tiêu tiêu diệt Osama bin Laden và đánh bật Taliban, ngày 7/10/2001, Mỹ khởi động chiến dịch quân sự "Chiến dịch Tự do Bền vững" ở Afghanistan. Nhờ hỏa lực áp đảo, sau vài tuần, Mỹ đã nhanh chóng đẩy lùi Taliban khỏi Kabul, nhưng vị trí tên trùm vẫn chưa thể xác định.

Về phần Osama bin Laden, sau khoảng 3 tuần ẩn náu ở Kandahar, hắn đến Kabul vào trung tuần tháng 11/2001, ở lại đây vài ngày, rồi nhanh chóng rời đến thành phố Jalalabad ở phía Đông Afghanistan và ẩn náu đến khoảng ngày 17/11/2001.

Osama bin Laden cầm theo một khẩu AK, mặc áo rằn ri, đi bộ ở ở Tora Bora (ảnh chụp năm 1996, 5 năm trước vụ 11/9). Ảnh: CBSNews/Abdel Barri Atwan

Khi lực lượng Mỹ chuẩn bị tiến vào Jalalabad, tên trùm của al-Qaeda tiếp tục di chuyển sang vùng núi Tora Bora có địa hình hiểm trở ở Đông Afghanistan, địa điểm hắn từng ẩn náu trong giai đoạn 1994-1996, từ khoảng ngày 17/11 đến 12/12/2001.

Theo New York Times, mùa đông ở Tora Bora rất lạnh, khiến nỗ lực tiếp cận nơi này bằng đường bộ khá khó khăn. Tuy nhiên, Osama bin Laden dường như khá tự tin khi đến đây, bởi al-Qaeda của hắn sở hữu những hang động rộng lớn và tiện nghi không kém những tòa biệt thự ở Tora Bora.

Sự tự tin đó khiến tung tích của Osama bin Laden nhanh chóng bị Mỹ phát hiện. Một chiến dịch ném bom quy mô lớn được Mỹ tiến hành nhằm vào các hang động ở Tora Bora. Ngày 9/12/2001, máy bay Mỹ thả quả bom Daisy Cutter nặng gần 7 tấn trúng vị trí của al-Qaeda, nhưng Osama bin Laden đã thoát chết ngoạn mục.

Những ngày sau đó Mỹ triển khai lực lượng tới truy tìm Osama bin Laden nhưng không phát hiện manh mối nào. Theo CNN, một số tờ báo của Pakistan giai đoạn này từng bất ngờ công bố một đám tang được cho là của Osama bin Laden và hắn chết vì viêm phổi. Tuy nhiên, đám tang sau đó bị phát hiện là giả.

Ở Tora Bora có hệ thống hang động tiện nghi, nơi al-Qaeda từng cất giấu nhiều nhu yếu phẩm và đạn dược. Ảnh: WSJ

Một số nguồn tin nói rằng, tên trùm khủng bố đã chui lủi dọc biên giới Afghanistan-Pakistan trong những ngày cuối năm 2001 và thành công trốn sang Pakistan vào đầu năm 2002, nơi hắn dành 9 năm cuối cùng của cuộc đời trước khi bị lực lượng SEAL của Mỹ tiêu diệt hôm 2/5/2011 trong khu nhà ở Abbottabad.

Sau cái chết của Osama bin Laden, một trong những người vợ của tên trùm, bà Fateh, đã hé lộ hành tung của kẻ đứng đầu al-Qaeda sau khi trốn qua Pakistan. Theo lời bà, phải mất vài tháng từ lúc vượt biên thì Osama bin Laden mới đoàn tụ với gia đình vào nửa cuối năm 2002 ở thị trấn Peshawar.

Trước đó, các thành viên gia đình bin Laden đã đổi nhà khoảng 7 lần trên đất Pakistan. Ở Peshawar được vài tháng, cả gia đình tên trùm đến ngôi nhà tiếp theo tại quận Shangla thuộc vùng Swat, một khu vực thiên nhiên tuyệt đẹp cách thủ đô Islamabad hơn 100km.

Nhà chức trách Pakistan phá hủy nhà của Osama bin Laden ở Abbottabad sau khi tên trùm bị tiêu diệt. Ảnh: Reuters

Năm 2003, gia đình tên trùm tiếp tục chuyển đến Haripur, một thị trấn nhỏ gần Islamabad. Tại đây, bà vợ Fateh của Osama bin Laden đã sinh một bé gái năm 2003 và một bé trai năm 2004 – cả 2 đều sinh ra trong một bệnh viện địa phương, nhưng không ai biết lai lịch của những người này.

Đến giữa năm 2005, Osama bin Laden và gia đình chuyển đến Abbottabad, nơi hắn được những kẻ thân tín bố trí một ngôi nhà kiên cố. Ở Abbottabad, Osama bin Laden có thêm hai người con, bé Zainab sinh năm năm 2006 và bé Hussain, sinh năm 2008. Hắn cũng có một nhóm vệ sĩ riêng, giúp gia đình tên trùm mua sắm và duy trì cuộc sống đủ tiện nghi.

Ngoài chuyển chỗ ở liên tục, Osama bin Laden không dùng điện thoại hay kết nối internet, để lẩn tránh sự truy đuổi của Mỹ. Hắn điều hành mạng lưới al-Qaeda thông qua những mảnh giấy ghi chú được gửi qua lại bởi vài kẻ thân tín. Vào năm 2009, Mỹ thậm chí thừa nhận họ không hề hay biết tung tích của Bin Laden.

Khoảnh khắc các quan chức cấp cao của Mỹ theo dõi chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden. Ảnh: AP

Tuy vậy, với mạng lưới tình báo rộng khắp và hiệu quả, tòa biệt thự của Osama bin Laden đã rơi vào tầm ngắm của Mỹ từ cuối năm 2010. Đến ngày 2/5/2011, đặc nhiệm Mỹ đột kích vào khu nhà, bắn chết Osama bin Laden và mang xác hắn khỏi Pakistan, kết thúc cuộc đời của tên trùm khủng bố khét tiếng nhất hành tinh.

Thiện Nhân

Phát huy truyền thống 59 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I, Bộ Công an là cơ sở đào tạo có bề dày thành tích, một trong những trung tâm huấn luyện lực lượng “lá chắn thép” và sử dụng biện pháp vũ trang hàng đầu của Bộ Công an.

Kyiv Independent ngày 21/11 (giờ Việt Nam) đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng John Healey từ chối xác nhận các báo cáo về việc Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, nhưng ông John Healey đồng thời nêu rõ các hành động của Ukraine trên chiến trường nói lên tất cả.

Sau khi đạt được thỏa thuận, Vũ cung cấp địa chỉ nhận vợt từ nạn nhân nhưng không gửi lại vợt như đã cam kết. Để tạo lòng tin, Vũ còn tạo các hóa đơn vận chuyển giả nhằm đánh lừa nạn nhân rằng mình đã gửi hàng. Sau khi chiếm đoạt được tài sản, Vũ nhanh chóng bán lại trên các nền tảng mạng xã hội (MXH) khác để thu lợi bất chính.

Ông Lê Đình Thuần (SN 1972), Giám đốc Công ty Cổ phần Chè Minh Rồng và Nguyễn Hữu Giảng (SN 1962), Phó Giám đốc công ty này đã bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt tạm giam để làm rõ hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

Bộ Quốc phòng Syria xác nhận 36 người thiệt mạng và nhiều hạ tầng bị hư hại sau đòn tập kích quy mô lớn nhất nhiều tháng của Israel nhắm vào thành phố cổ Palmyra.

Trong khi nhiều quan chức xác nhận Ukraine lần đầu tấn công vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất, thì Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky bất ngờ đề cập một kịch bản không tươi sáng, vào thời điểm cuộc xung đột giữa hai nước đã chạm mốc 1.000 ngày, và phía Nga cảnh báo chiến sự sẽ còn kéo dài.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực xóa khoản nợ lên đến hơn 9 tỷ USD cho Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Matthew Miller cho biết ngày 20/11 (giờ địa phương).

Theo thống kê của Công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá, trên địa bàn hiện có 286 người chấp hành xong án phạt tù đang sinh sống, làm việc và cư trú tại địa phương, tham gia nhiều ngành nghề khác nhau, như: sản xuất nông, lâm ngư nghiệp, công nhân…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文