Khí đốt châu Âu chia cho Ba Lan lấy từ nguồn nào?

15:18 28/04/2022

Ba Lan đang nhận khí đốt từ các nước láng giềng trong Liên minh châu Âu (EU) sau khi bị Nga cắt nguồn cung. Cùng thời điểm, lưu lượng khí đốt mà các nước châu Âu khác mua của Nga lại tăng lên...

Tập đoàn Gazprom, nhà cung cấp khí đốt chính của Nga sang châu Âu, từ ngày 27/4 đã đình chỉ toàn diện việc cung cấp khí đốt tự nhiên cho Ba Lan và Bulgaria với lí do hai quốc gia EU này từ chối thanh toán tiền mua khí đốt Nga bằng đồng ruble theo chỉ thị của Tổng thống Vladimir Putin.

Châu Âu chia khí đốt cho Ba Lan, vậy khí đốt đó từ đâu ra? -0
Sơ đồ đường ống Yamal-Europe cấp khí đốt từ Nga sang châu Âu. Ảnh: Getty Images

Không lâu sau, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen tiết lộ, Ba Lan và Bulgaria đã bắt đầu nhận khí đốt từ các nước láng giềng nhằm bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ Nga, đồng thời tuyên bố châu Âu sẽ đầu tư mạnh mẽ vào các nguồn năng lượng thay thế trong tương lai.

"Đây là điều mà Uỷ ban châu Âu đã chuẩn bị với các quốc gia thành viên và đối tác quốc tế. Chúng tôi sẽ đáp trả một cách nhanh chóng và thống nhất. Đầu tiên chúng tôi sẽ hành động để đảm bảo quyết định của Gazprom sẽ có tác động ít nhất người tiêu dùng châu Âu", bà nói.

Hệ thống các đường ống dẫn khí chính từ Nga sang châu Âu. Ảnh: ICIS

Interfax cho biết, Ba Lan đã nhận một phần khí đốt do Đức chia sẻ. Tuy vậy, Đức cũng là một nước nhập khẩu khí đốt từ Nga và các nước khác trong khu vực, bởi vậy, để có khí đốt chia sẻ cho Ba Lan, Berlin phải nhập khẩu thêm khí đốt từ đâu đó, nếu không muốn trích từ kho dự trữ chiến lược.

Nga hiện nay chuyển khí đốt tới châu Âu qua một số đường ống dẫn chính, như Nord Stream 1 (chạy dưới đáy biển Baltic từ Nga sang Đức), Yamal-Europe (trên đất liền từ Nga qua Belarus tới Ba Lan rồi sang Đức), và Brotherhood (từ Nga sang châu Âu qua Ukraine).

Lưu lượng khí đốt từ Nga sang châu Âu qua Ukraine gia tăng trong 2 ngày qua, đúng thời điểm Ba Lan và Bulgaria bị Nga cắt nguồn cung. Ảnh: Getty Images

Theo Interfax, số liệu của các ứng dụng theo dõi lưu lượng khí đốt ở châu Âu cho thấy, lưu lượng khí đốt mà châu Âu đăng kí mua của Nga thông qua các đường ống chạy qua lãnh thổ Ukraine đã gia tăng trong hai ngày 27 và 28/4.

Trong đó, đơn đặt hàng ngày 27/4 tăng từ 49,8 triệu mét khối lên 64,8 triệu mét khối; đơn đặt hàng ngày 28/4 là 63,4 triệu mét khối, cao hơn khoảng 30% so với lưu lượng thông thường.

Cùng thời điểm, theo Interfax dòng chảy khí đốt ngược từ Đức sang Ba Lan thông qua đường ống dẫn khí Yamal-Europe đạt mức 1,3 triệu mét khối mỗi giờ. Lượng khí đốt này được cho tương ứng khối lượng khí đốt mà Ba Lan mua hàng năm của Nga (khoảng 10 tỷ mét khối), Interfax mô tả.

Châu Âu chưa bình luận gì về mối liên hệ giữa lượng khí đốt mua gia tăng của Nga và nguồn cung mà họ chia sẻ cho Ba Lan và Bulgaria.

Mùa Đông qua đi, châu Âu vẫn cần mua nhiều khí đốt để vừa sử dụng, vừa dự trữ. Ảnh minh họa: ITN
Nền kinh tế châu Âu hiện đang đối mặt với vấn đề giá năng lượng cao. Giá khí đốt hợp đồng giao tháng 5/2022 tại châu Âu khi mở cửa phiên giao dịch hôm 27/4 trên sàn ICE Futures có lúc vượt mốc 1.300 USD/1000 mét khối, tăng 25% so với mức giá đóng cửa 1.089 USD ngày trước đó.

Trong khi đó, sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo đang giảm sút. Dữ liệu của WindEurope chỉ ra rằng, nguồn điện từ tuabin gió, vốn chiếm 17% sản lượng điện của châu Âu trong tuần từ 18 đến 24/4, đã giảm xuống 7,2% theo dữ liệu mới nhất, thấp nhất kể từ tháng 9/2021.

Khi mùa Đông qua đi, châu Âu phải lập tức khởi động giai đoạn mua khí đốt để lưu trữ vào các cơ sở đặt ngầm. Dự trữ hiện đạt 32% công suất, khá thấp, và châu Âu cần lấp đầy các kho lưu trữ này trước mùa Đông sắp tới, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đà khôi phục từ giai đoạn COVID-19, đẩy nhu cầu năng lượng ngày một tăng lên.

Năng lượng tái tạo như nguồn tiện từ tuabin gió phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Ảnh: Bloomberg

Trong phát ngôn đưa ra ngày 27/4, Điện Kremlin cảnh báo có thể ngừng cung cấp khí đốt cho các khách hàng châu Âu nếu họ từ chối thanh toán bằng ruble, sau khi cắt nguồn cung với Ba Lan và Bulgaria.

"Khi thời hạn thanh toán đến gần, nếu một số bên vẫn từ chối thanh toán theo hệ thống mới, sắc lệnh của Tổng thống tất nhiên sẽ được áp dụng", Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh.

Ông Peskov cũng nêu quan điểm, việc cương quyết từ chối trả tiền mua khí đốt Nga bằng đồng ruble phản ánh mong muốn của phương Tây là "trừng phạt Nga bằng mọi giá, ngay cả khi gây thiệt hại cho chính người tiêu dùng, người đóng thuế và các nhà sản xuất của họ".

Thiện Nhân

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Ngày 28/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã tạm giữ hình sự đối với Phan Văn Tuấn, sinh năm 1983, trú ở xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng để điều tra hành vi cướp tài sản, bắt, giam giữ người trái pháp luật. Tuấn chính là đối tượng đã bắt cóc cháu Trần Thị Thảo T, 9 tuổi, ở thôn Mao Dộc, Phượng Mao, thị xã Quế Võ, khống chế cháu ở mái nhà để đòi yêu sách gây bức xúc trong dư luận. Đối tượng đã bị Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ sáng 27/3.

Liên quan đến vụ việc Trường TH, THCS, THPT quốc tế Mỹ ở huyện Nhà Bè bị "vỡ nợ" vào năm ngoái, ngày 28/3 bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra ngày 11/3/2025 của Thanh tra thành phố đối với những dấu hiệu sai phạm tại trường này…

Hôm nay ngày 29/3, tức ngày 1/3 âm lịch, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 chính thức khai hội. Trong ngày hôm nay đã có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền của Tổ quốc về Đền Hùng tham gia các hoạt động giỗ Tổ. Công tác bảo đảm ANTT, ATGT đã được Công an tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tạo thuận lợi cho người dân, du khách khi về Đền Hùng tham gia các hoạt động lễ hội.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Sau 20 lần mang dây chuyền vàng giả đến các tiệm vàng, tiệm cầm đồ để cầm cố, rồi chiếm đoạt trót lọt hàng trăm triệu đồng, đến lần thứ 21 thì chiêu trò lừa đảo của "nữ quái" đã bị một tiệm vàng phát hiện, báo tin cho Công an bắt quả tang.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2023), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

Để quản lý đầu tư công đối với hàng trăm dự án phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, UBND TP Hồ Chí Minh đã thành lập ra đến 3 Ban quản lý dự án (BQLDA). Hàng năm, mỗi BQLDA này làm đại diện chủ đầu tư ít nhất cũng vài chục dự án phát triển hạ tầng, trong đó có nhiều dự án trọng điểm với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ, thậm chí là cả chục nghìn tỷ đồng nên đều được xem là các “siêu” BQLDA thuộc UBND thành phố...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.