Những cuộc dời đô đáng chú ý trong lịch sử thế giới hiện đại

13:33 20/01/2022

Theo giới chuyên gia, ngoài yếu tố về địa lý, ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và lịch sử thì việc dời đô phần lớn được cho là mang ý nghĩa chính trị.

Trên thế giới có biết bao thủ đô với lịch sử ngàn năm vẫn vững vàng và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc di dời “trái tim của quốc gia” không phải là chưa từng có tiền lệ như ở Brazil, Đức, Myanmar, hay gần nhất là Indonesia. Có nhiều lý do để thúc đẩy các nhà lãnh đạo của những đất nước này đưa ra quyết định hệ trong liên quan đến vận nước. Theo giới chuyên gia, ngoài yếu tố về địa lý, ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và lịch sử thì việc dời đô phần lớn được cho là mang ý nghĩa chính trị.

Ấn Độ

Những cuộc dời đô “đáng chú ý” trong lịch sử thế giới hiện đại -0
Thủ đô New Delhi hiện là một trong những nơi ô nhiễm nhất thế giới. Ảnh: Getty.

Năm 1911, thực dân Anh đã quyết định chuyển thủ đô của Ấn Độ từ cái nôi văn học Calcutta sang Delhi. Sau đó, thủ đô Delhi đã được đổi tên thành New Delhi vào năm 1927 và chính thức được khánh thành vào năm 1931.

Theo giai tầng thống trị Anh lúc đó, lý do di dời thủ đô là để thuận tiện hơn cho việc cai trị các vùng lãnh thổ mà người Anh nắm giữ, vì vị trí của New Delhi nằm ở phía Bắc. Sau khi người Anh rời Ấn Độ năm 1947, New Delhi tiếp tục là trụ sở của chính phủ Ấn Độ. Hiện nay, dân số thủ đô New Delhi là khoảng 30 triệu người, so với khoảng 400.000 người vào năm 1911.

Trong bối cảnh những người dân từ khắp nơi trên đất nước Ấn Độ di cư đến New Delhi để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn, quá trình đô thị hoá tại thủ đô của nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới đã diễn ra nhanh chóng, khiến New Delhi trở thành một trong những nơi ô nhiễm nhất thế giới.

Brazil

Thủ đô Brasilia được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Ảnh: Alamy.

Khi nhắc đến Brazil, người ta thường nghĩ ngay đến thành phố Rio de Janeiro. Tuy nhiên, đây chỉ là cố đô của nước này và thủ đô hiện nay là Brasilia. Năm 1956, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Brazil Juscelino Kubitschek lúc bấy giờ đã quyết định xây dựng một thủ đô mới thay thế Rio de Janeiro vì thành phố này quá đông đúc, các tòa nhà chính phủ lại nằm cách xa nhau và giao thông luôn bị quá tải.

Sau 4 năm xây dựng với những nỗ lực không ngừng nghỉ của các kiến trúc sư, kỹ sư và những nhà hoạch định đô thị, ngày 21/4/1960, Brasilia đã được khánh thành. Nằm cách cố đô 1.100 km, Brasilia được chia thành các khu vực khác nhau rất quy củ. Nhìn từ trên không, Brasilia trông giống như một chiếc máy bay. Trong khi phần thân là nơi đặt các toà nhà hành chính thì đôi cánh là nơi các quan chức sinh sống với những khu khách sạn, trung tâm thương mại, khu đại sứ quán.

Năm 1987, UNESCO đã công nhận Brasilia là di sản thế giới dù nơi này được xây dựng ở thế kỷ XX.

Nigeria

Một phần thủ đô Abuja của Nigeria nhìn từ trên cao. Ảnh: Jumia Travel.

Thị trấn ven biển Lagos từng là thủ đô của Nigeria từ năm 1914. Tuy nhiên, thành phố này đã phát triển một cách bừa bãi, không có kế hoạch, dẫn tới nhiều bất cấp. Năm 1976, lãnh đạo Nigeria, Tướng Murtala Mohammed ra thông báo quyết định thành phố Abuja sẽ được phát triển để trở thành thủ đô mới.

Lựa chọn này bắt nguồn từ việc Abuja được coi là vùng đất trung lập nhất đối với các dân tộc và cộng đồng tôn giáo khác nhau ở Nigeria, không nhóm người hay sắc tộc nao có thể tuyên bố Abuja là lãnh thổ của mình. Thành phố cũng nằm ở trung tâm đất nước. Quá trình xây dựng bắt đầu từ những năm 1980 và Abuja chính thức trở thành thủ đô mới của Nigeria vào ngày 12/12/1991.

Kazakhstan

Nur-Sultan từ một thị trấn tỉnh lẻ hiện đã trở thành trung tâm kinh tế của đất nước. Ảnh: Astanatimes.

Năm 1994, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev đã thông qua đạo luật di chuyển thủ đô từ Almaty, nơi Uzbekistan từng chiếm làm thủ đô Trung Á không chính thức của Liên Xô, đến Akmola, cách thủ đô cũ 1.200 km về phía Bắc.

Lý do dời đô được đưa ra là nhằm tái khẳng định nền độc lập. Bên cạnh đó, cố đô Almaty có quá ít không gian để mở rộng, thường xuyên đối mặt với nguy cơ xảy ra động đất và quá gần biên giới Trung Quốc.

Kể từ năm 1998 đến nay, thủ đô của Kazakhstan đã trải qua 2 lần đổi tên, thành Astana vào năm 1998 và hiện nay là Nur-Sultan nhằm vinh danh vị Tổng thống cầm quyền lâu năm là Nursultan Nazarbayev. Nur-Sultan từ một thị trấn tỉnh lẻ hiện đã trở thành một thành phố hiện đại, trẻ trung, sôi động và là trung tâm kinh tế của đất nước.

Myanmar

Naypyjdaw có quá ít dân cư dù cơ sở vật chất hiện đại hơn đa số các thành phố khác. Ảnh: Alamy.

Yangon là thủ đô Myanmar từ năm 1948 đến ngày 6/11/2005, khi chính quyền quân sự của nước này quyết định dời đô về Naypyidaw, cách thủ đô cũ  gần 320 km về phía Bắc.

Khác với nhiều thành phố còn lạc hậu ở Myanmar, thủ đô Naypyidaw có diện tích lớn gấp 6 lần thành phố New York (Mỹ) với hệ thống lưới điện ổn định, sân golf, khách sạn, trung tâm mua sắm, nhà hàng, quán cà phê và các con đường cao tốc với 20 làn xe. Tờ The Guardian (Anh) nhận định, ở thời điểm đó, Myanmar tiêu tốn khoảng 4 tỉ USD để dời đô. 

Tuy nhiên, Naypyjdaw còn được gọi là “thành phố ma” vì có quá ít dân cư sinh sống nên gần như luôn trong tình trạng vắng vẻ, trái ngược với Yangon, thủ phủ kinh tế và là khu vực đông dân nhất nước này. Dư luận Myanmar từng cho rằng sự dịch chuyển này bắt nguồn từ lời cảnh báo của một nhà tiên tri về sự tấn công quân sự từ bên ngoài.

Ai Cập

Ở Ai Cập, Thủ đô hành chính thông minh (NAC) vẫn đang được xây dựng cách thủ đô Cairo 1.000 năm tuổi khoảng 50 km về phía Đông, trên một vùng sa mạc rộng bằng diện tích của Singapore (gần 714 km2).

Theo kế hoạch, lễ khai trương thủ đô mới này diễn ra vào ngày 30/6/2021, kỷ niệm ngày các cuộc biểu tình lớn lật đổ chế độ chia rẽ của cố Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi hồi năm 2013. Tuy nhiên, việc ra mắt đã bị hoãn lại vì đại dịch COVID-19.

Thủ đô hành chính mới của Ai Cập có trị giá ước tính là 45 tỷ USD. Ảnh: Getty.

Cuối năm 2021, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đã ban hành chỉ thị, theo đó khoảng 50.000 công chức nước này sẽ dần chuyển đến thủ đô mới trong "thời gian thử nghiệm sáu tháng" và con số này sẽ tăng lên trong ba năm tiếp theo.

Giới chuyên gia dự báo, thành phố này có giá trị khoảng 45 tỷ USD và được coi là giải pháp cho tình trạng quá tải dân số ở Cairo với hơn 20 triệu cư dân sinh sống. Thành phố thông minh này sẽ mang đến một phong cách sống tốt hơn, thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Được biết, Tổng thống Sisi là người đã bắt tay vào nhiều dự án lớn về cơ sở hạ tầng và các kế hoạch phát triển quốc gia. Ông Sisi khẳng định, sẽ không bỏ quên việc đầu tư cho các khu vực khác. “Chúng tôi sẽ không rời Cairo, Alexandria, Port Said hoặc các tỉnh khác. Chúng tôi đang cùng nhau tiến về phía trước với cái cũ và cái mới. Việc mở cửa thủ đô mới sẽ đánh dấu sự ra đời của một nhà nước mới" - ông Sisi nhấn mạnh.

Linh Đan

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Gọi các đối tượng bị bắt giữ là những “cá mập” có vẻ văn chương nhưng rất đúng trên thực tế. Bởi chúng là các đối tượng cầm đầu trong các đường dây phạm tội, là cái gốc để hình thành tội phạm và là chỉ huy của những đối tượng phạm tội trong đường dây. Có những vụ án, chúng đứng trên hàng chục đối tượng, ẩn sâu trong vỏ bọc của những doanh nhân thành đạt hay những người lãnh đạo trong tổ chức, cơ quan Nhà nước. Khi tổ chức phạm tội bị Công an tỉnh Thái Bình phá vỡ, các đối tượng lần lượt sa lưới, lúc đó mọi người mới ngỡ ngàng khi biết kẻ cầm đầu - “cá mập” này là ai? Và ngỡ ngàng trước số lượng các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây khi cơ quan Công an truy tận cùng, bắt tận hết những kẻ vi phạm pháp luật.

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

Một loạt ca khúc cách mạng, thể hiện lòng biết ơn của thế hệ trẻ như “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”, “Khát vọng tuổi trẻ”, “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”... đang tạo “cơn sốt” trong đời sống âm nhạc. Nhiều độc giả trẻ xếp hàng hào hứng nhận những ấn phẩm đặc biệt về chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng lịch sử 30/4... do Báo Nhân dân ấn hành.

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhìn đoàn quân rầm rập tiến bước dưới quân kỳ, lòng tôi vô cùng xúc động, xen lẫn tự hào. Bởi những gì có được của ngày hôm nay, là sự hy sinh, mất mát của biết bao đồng bào, đồng chí, biết bao dòng họ, làng quê trên đất nước Việt Nam. Trong đó có gia đình tôi, bố mẹ và các anh chị em chúng tôi.

Sáng 1/5, các Trại tạm giam thuộc Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an công bố Quyết định đặc của Chủ tịch nước cho các phạm nhân đã có nhiều tiến bộ trong quá trình học tập, cải tạo, rèn luyện khi chấp hành án.

Sáng 1/5, Thượng tá Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trưởng Công an phường Nguyễn Nghiêm, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) cho biết, sau khi VKSND tỉnh phê chuẩn các quyết định tố tụng hình sự của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, Công an phường đã tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bị can Phạm Thị Kim (SN 1979; thường trú tại TDP Phần Thất, phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ) về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Trời Hà Nội mờ sương, những tia nắng đầu ngày len lỏi qua hàng cây cổ thụ quanh Quảng trường Ba Đình. Giữa không gian tĩnh lặng ấy, bóng dáng những chiến sĩ Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ lặng lẽ tuần tra, đôi mắt sắc bén quét qua từng góc nhỏ, đảm bảo an ninh tuyệt đối cho khu vực thiêng liêng này.

Ngày 30/4, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Đắk Nông đã phát hiện kịp thời ngăn chặn 2 nhóm gồm 20 thanh, thiếu niên độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi ở huyện Đắk R’lấp hẹn nhau tụ tập chuẩn bị tổ chức đua xe trái phép, gây mất ANTT trên địa bàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.