Tương lai Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia ra sao sau khi sáp nhập Nga?

12:52 30/09/2022

Sau khi kí thỏa thuận gia nhập Nga, các vùng Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia sẽ nằm dưới sự bảo vệ toàn diện của Moscow và hòa nhập với Nga về cả chính trị lẫn kinh tế-xã hội.

Các tỉnh Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia từ ngày 23 đến 27/9 tiến hành trưng cầu dân ý, với kết quả cho thấy hầu hết cử tri ủng hộ sáp nhập 4 vùng này vào Nga. Hôm nay (30/9), tại Điện Kremlin, Moscow sẽ tổ chức lễ kí kết thỏa thuận chính thức tiếp nhận cả 4 vùng trên.

Tương lai Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia ra sao sau khi sáp nhập Nga? -0
Vị trí các khu vực mà Nga sắp sáp nhập. Ảnh: TRTWorld

Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia chiếm hơn 18% diện tích Ukraine. Nga hiện kiểm soát hầu hết tỉnh Lugansk và Kherson, gần 80% diện tích Zaporizhzhia và 60% Donetsk, tương đương 15% diện tích Ukraine, ước tính vào khoảng 90.000km2.

Phần lớn cư dân hiện nay sinh sống tại 4 khu vực trên là người nói tiếng Nga. Sau khi hoàn tất thủ tục sáp nhập, 4 vùng sẽ nhanh chóng chuyển sang áp dụng luật pháp và hệ thống tài chính của Nga hướng tới hòa nhập toàn diện về chính trị, kinh tế-xã hội giống như Crimea.

Theo RiaNovosti, sau sáp nhập, Donetsk và Lugansk sẽ giữ nguyên tên gọi là các nước cộng hòa nhân dân với lá cờ riêng; Kherson, Zaporizhzhia giữ nguyên tên gọi, có vị thế là một chủ thể liên bang của Nga. Hiến pháp Nga ghi nhận 85 chủ thể liên bang, bao gồm Crimea và thành phố cảng Sevastopol -trụ sở Hạm đội Biển Đen - ở Crimea.

Giống như Crimea, hoạt động sáp nhập Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia không được Ukraine, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) công nhận. Về kinh tế-chính trị, cả 4 vùng chắc chắn đối mặt với sự cô lập từ Kiev và đồng minh. Ukraine được cho là cũng sẽ chặn hạ tầng giao thông cũng như dừng cung cấp các tiện ích công khác tới khu vực.

Binh sĩ Nga phân phát hàng hóa viện trợ cho cư dân Kherson. Ảnh: TASS

Về quân sự, Ukraine khẳng định họ sẽ tiếp tục các biện pháp quân sự để giành lại lãnh thổ. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 27/9 cho biết, Washington không phản đối việc Kiev sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để nhắm vào các vùng lãnh thổ quyết định gia nhập Nga.

Tuy nhiên, việc được Nga coi là một bộ phận cấu thành nhà nước sẽ giúp 4 khu vực nhận được sự bảo vệ toàn diện của Nga. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuần trước khẳng định các học thuyết, bao gồm học thuyết hạt nhân, sẽ áp dụng với cả các vùng lãnh thổ mới.

Tuyên bố của ông Lavrov không có nghĩa là Nga đang cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột hiện nay, nhưng cho thấy quyết tâm và mức độ hiện diện quân sự tại cả 4 vùng sẽ thay đổi đáng kể trong tương lai gần, giữa lúc Moscow đang huy động một phần lực lượng dự bị.

Sau ngày 30/9, các hoạt động quân sự của Nga ở 4 vùng nói trên có thể trở thành hoạt động phòng thủ lãnh thổ. Các cuộc tấn công nhắm vào Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia sẽ được xem là tấn công lãnh thổ Nga. Các lực lượng phòng vệ biên giới theo đó cũng sẽ dịch chuyển hoạt động về phía Tây, nơi có đường ranh giới kiểm soát thực tế giữa hai bên.

Đoàn xe tuần hành cùng cờ Nga ở Lugansk hôm 23/9 để bày tỏ ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý. Ảnh: EPA

Hồi đầu tháng, Ukraine phản công và tái kiểm soát phần lớn tỉnh Kharkov từ Nga. Nhiều chuyên gia tin rằng, Moscow có thể sẽ rút khỏi Kherson và Zaporizhzhia trong trường hợp Kiev phản công hiệu quả, nhưng hoạt động sáp nhập cho thấy Nga chắc chắn không từ bỏ các khu vực này.

Với Nga, việc tuyên bố sáp nhập Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia giúp họ duy trì hành lang trên bộ thông suốt tới bán đảo Crimea, đồng thời kiểm soát toàn bộ đường bờ biển bao quanh biển Azov.

Ông Andranik Migranyan, giáo sư tại Học viện Quan hệ Quốc tế Moscow, nhận định, thông qua hoạt động sáp nhập, Nga còn muốn gửi tín hiệu tới phương Tây rằng họ nên ngừng trang bị vũ khí cho Ukraine và thay vào đó gây áp lực để Kiev chấp nhận các yêu cầu an ninh của Moscow.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bước vào sảnh chính tại Điện Kremlin khi ông nhậm chức năm 2012. Ảnh: AP

Ngoài các tuyên bố phản đối, phương Tây vẫn kiên định lập trường không can dự trực tiếp vào xung đột ở Ukraine. Sự hậu thuẫn mà Mỹ và đồng minh dành cho Kiev sẽ tiếp tục là các gói viện trợ vũ khí mới, cùng các lệnh trừng phạt nhắm vào kinh tế Nga. Tuy vậy, sau nhiều vòng cấm vận, phương Tây hiện còn ít lựa chọn phù hợp.

Thiện Nhân

Sáng 2/1, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 12 đối tượng về tội “Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc”. Quá trình truy xét, mở rộng vụ án, cơ quan Công an đã tạm giữ hình sự 7 đối tượng để tiếp tục làm rõ hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc.

Ngày 2/1, cơ quan CSĐT Công an TP Cần thơ cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Trần Khánh Huy (SN 2000, ngụ Thới Bình, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà Nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. 

Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành khác ở miền Bắc nền nhiệt ban ngày đạt ngưỡng 24-25 độ C, có nắng nên cảm giác ấm hơn; nhưng đêm và sáng sớm nhiệt độ giảm sâu ở mức 12-13 độ C, vùng núi có nơi dưới 12 độ. Trời khô hanh.

Tối 1/1/2025, Cơ quan CSĐT Công an quận 1, TP Hồ Chí Minh cho biết đã ra Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Dũng (SN 1969) và Bùi Thị Ngọc Anh (SN 1971) cùng ngụ tại quận 1 để điều tra về hành vi Gây rối trật tự công cộng.

Từ ngày 1/1/2025, khoảng 100.000 đơn vị trên cả nước chính thức thực hiện tổng kiểm kê tài sản công (TSC). Mục tiêu của việc kiểm kê là để nắm được thực trạng  TSC về mặt số lượng, giá trị, cơ cấu, hiện trạng sử dụng..., làm cơ sở để hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng TSC.

Sau khi nhiều người dân tố cáo việc bị bà Nguyễn Thị Kim T (SN 1982, ngụ phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lên đến 300 tỷ đồng, ngày 14/2/2023 Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc tiếp nhận đơn tố giác tội phạm liên quan đến bà T và tiến hành xác minh vụ việc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.