Người gom tình vào những giấc mơ

17:42 22/03/2025

Khi đang là giảng viên Trường Đại học Hoa Lư Ninh Bình, dạy học phần Văn học thiếu nhi, tôi vẫn nhắc đến tên tuổi nhà thơ Lê Hồng Thiện. Gần đây, qua trang Facebook, và nhất là khi dự Đại hội Nhà văn khu vực tại Hải Phòng (12/2024), tôi mới được diện kiến và được ông tặng sách.

Cảm nhận ban đầu của tôi: ông quả là một người nồng nhiệt, tính cách rất trẻ trung như những bài thơ thiếu nhi của ông vậy. Viết về một người có bề dày sáng tác như ông, với tôi quả là không dễ và có phần áp lực. Nhưng với lòng ngưỡng mộ, yêu mến và cảm phục, tôi mạnh dạn cầm bút khám phá đôi điều về con người “đặc biệt” này, qua tập thơ “Mẹ và em”- NXB Thanh niên, 2024.

“Mẹ và em”, ngay từ tiêu đề cuốn sách, đã phần nào hé lộ nội dung chính tập thơ. Mẹ và Em là 2 chủ thể xuyên suốt - mối quan tâm hàng đầu của nhà thơ; là nguồn cảm hứng dạt dào, để người thơ cảm phục, ngợi ca, tri ân, yêu mến và tin tưởng… Nói như thế không có nghĩa tập thơ chỉ có Mẹ và Em, những chủ đề khác cũng được nhà thơ đề cập đến. Tuy nhiên, Mẹ và Em vẫn là chủ đề nổi bật.

nhà tho lê h%3fng thi%3fn và v%3f.jpg -1
Nhà thơ Lê Hồng Thiện và vợ.

Trong “Mẹ và em”, những bài, câu thơ viết về mẹ luôn dạt dào cảm xúc, có sức lay động lòng người. Bởi mẹ chính là mạch nguồn của sự sống, là nơi khởi đầu và là nguồn mạch nuôi dưỡng tình yêu. Có mẹ là có tất cả. Nhà thơ luôn ý thức rằng, những thành quả mình có được hôm nay là nhờ công ơn trời biển của mẹ: “Uống thơ từ thuở thơ ngây/ Lời ru của mẹ tháng ngày ca dao/ Lời ru của mẹ ngọt ngào/ Nên thơ con lớn dạt dào ước mơ” (Chân dung tự họa). Hỏi có ai không được lớn lên bằng lời ru của mẹ? Từ lời ru ngọt ngào ấy “Nên thơ con lớn dạt dào ước mơ” đó chẳng phải là lời tri ân tuyệt vời nhất dành cho mẹ đó sao?

Thế nhưng, theo quy luật, con càng trưởng thành mẹ càng già đi. Một lần ngắm “Mẹ ngồi chải tóc”, nhà thơ lặng đi, rồi tự vấn: “Từng sợi tóc trắng rơi vương/ Bạc mưa, bạc nắng gió sương tháng ngày/ Sợi nào mỏng, sợi nào dày/ Sợi nào vì chúng con đây bạc màu?”. Rồi so sánh “Tuổi mẹ, tuổi cây” mà xa xót: “Tóc mẹ giờ bạc trắng rồi/ Cây đâu có bạc vẫn ngời ngợi xanh”.

Nhớ về mẹ, nhà thơ nhớ lại những vất vả, gian nan đời mẹ, càng thấm thía những hy sinh thầm lặng của mẹ, để con khôn lớn nên người: “Tháng ngày chạy gạo lo cơm/ Mảnh mai thân mẹ mỏi mòn tháng năm”. Đó là những ngày trận mạc, đạn rú, bom gầm “Mẹ rơi nước mắt khóc thầm thương con” (Lời ru của mẹ). Lời ru của mẹ mãi là hành trang cho con trên bước đường đời. Những ký ức về mẹ luôn đau đáu, khắc khoải trong lòng thi nhân. Nhìn dáng hình già nua của mẹ, nhà thơ càng thấy thương mẹ khôn cùng: “Con về với mẹ chiều qua/ Cầm bàn tay mẹ vuốt xoa da mồi/ Năm nay mẹ chín mươi rồi/ Lim dim mắt mẹ khoảng trời hư không” (Về với mẹ).

Bài “Vu lan nhớ mẹ” là một bài thơ hay, nghẹn ngào, xúc động. Những kỷ niệm thân thương về mẹ cứ trở đi, trở lại trong ký ức nhà thơ như một cuốn phim quay chậm. Đó là những ngày con còn thơ bé, bầu sữa mẹ thì đã cạn vì thiếu đói: “Mẹ đi sớm, mẹ về hôm/ Gánh thuê quốc mướn đã mòn đôi vai”. Rồi một sự thật đau xót nhà thơ phải chấp nhận: “Mẹ ơi ai học chữ ngờ/ Một hòn máu, một cơ đồ mẹ đây/ Vu lan nhớ mẹ, chắp tay/ Khấn mẹ, khấn cả những ngày xa xưa”.

Trong sâu thẳm lòng mình, người thơ luôn canh cánh, làm sao trả hết được công ơn cha mẹ?: “Cha như núi, mẹ biển đầy/ Cân, đong, đo, đếm sao tày mẹ ơi” (Vu lan nhớ mẹ đêm trăng). Một lần “Thăm mồ mẹ”, nhà thơ không kìm nén nổi lòng mình mà nấc lên: “Mẹ ơi! Con mẹ đây rồi/ Bên bờ bái vọng lệ rơi ròng ròng/ Thân chìm trong nước rêu rong/ Hồn theo mây trắng… thinh không nơi nào?”. Làm sao diễn tả hết tình cảm của con đối với mẹ? Chỉ biết rằng trong tâm thức nhà thơ, mẹ luôn là điều thiêng liêng và tuyệt vời nhất không gì có thể so sánh…

Mẹ và Em luôn trở đi, trở lại trong thơ Lê Hồng Thiện thật da diết, tin yêu. Đọc những bài thơ viết về Em, tôi không nghĩ ông là người đã ở độ “bát tuần”. Bởi gần như bài nào, câu nào cũng nồng nàn, đắm đuối như tuổi mới yêu. Ta hãy nghe nhà thơ trải lòng: “Nửa đời tôi đã yêu em/ Nửa đời sau vẫn cứ thèm khát yêu/ Tuổi cao yêu được bao nhiêu/ Thì yêu cho đã, xế chiều càng say” (Vẫn yêu).

Quả là “Gừng càng già càng cay”. Vậy nên, không hề che giấu tình cảm, dù ông hiểu rất rõ: “Vì thơ tóc sớm bạc phơ/ Vì yêu em đến bao giờ hết yêu?”. Nhưng tình yêu luôn có lý lẽ riêng của nó: “Ơ kìa cô ấy nhìn tôi/ Mắt thì lúng liếng đôi môi đợi chờ/ Bất ngờ giây phút bất ngờ/ Bất ngờ tôi để thẫn thờ cho em” (Trái tim mách bảo) và: “Bất ngờ nhặt được câu thơ/ Từ ngày xưa ấy… bây giờ cầm tay/…Bất ngờ là phải lòng nhau/ Nhặt hoa tôi nhặt… được câu thơ tình” (Bất ngờ).

Thơ tình của Lê Hồng Thiện như một mạch nguồn thao thiết chảy không bao giờ vơi cạn. Có phải thế chăng mà con người và nhất là thơ ông chẳng hề già? (mặc dù tóc đã “trắng màu mây”): “Em với anh chưa một lần gặp gỡ/ Giữa trăm người không bỡ ngỡ phút giây/ Em nhận ra anh tóc trắng màu mây… Điều chưa nói em dành cho biển nói” (Gặp em, gặp biển); Có cảm giác tình yêu trong thơ ông cũng mênh mang, trong trẻo như biển trời vậy. Dù về lý trí, người thơ ý thức được: “Dễ gì anh đến với em”, nhưng con tim thì lại khác: “Xa nhau một chặng đường bay/ Cuối trời Đà Lạt mây bay, mây dừng/ Ngàn hoa ngàn núi điệp trùng/ Ngàn câu thơ viết… ngập ngừng chấm câu”.

Tình yêu thật lạ kỳ, nhưng cũng không có gì là khó hiểu khi hai con tim đã thuộc về nhau. Thế nên, nhà thơ luôn xác quyết: “Những ngày còn lại cuộc đời/ Thời gian tôi sống cho người tôi yêu/… Cho dù mãi mãi về sau/ Sống cùng nhau, sống cho nhau nhiều nhiều” (Viết cho người tôi yêu). Với ông, tình yêu không đơn giản chỉ là tình yêu, mà cao hơn, nó còn là điều vô giá, cho mọi người cho cuộc đời và cho thơ: “Ngày xưa là của bây giờ/ Bây giờ là của ngày xưa một thời/ Những gì em đã trao tôi/ Tôi xin giữ lại, để rồi cho thơ” (Cho anh). Thế nên, đôi khi ông hóa thân vào Em để nhắc nhở mình: “Yêu em đừng có yêu ai/ Chỉ em -là một - một thôi, đủ rồi/ Cho dù khoảng cách xa xôi/ Với em, chỉ có một người - là anh” (Giận anh).

Bìa tập thơ mới của nhà thơ Lê Hồng Thiện.

Vẫn một tình yêu nồng nàn, say đắm. Tuổi tác dường như không ngăn trở được tình yêu, bởi tâm hồn người đang yêu luôn trẻ trung, sôi nổi, nhiệt thành, và nồng ấm: “Tuổi anh bây giờ còn gì cho em?/ Cay đắng đã từng - ngọt ngào đã trải/ Riêng tâm hồn chưa một ngày cằn cỗi/ Xin trở về thời nông nổi yêu đương” (Tuổi nào yêu em), và không kém phần mãnh liệt: “Mãi mãi còn đến khi nhắm mắt, tắt hơi/ Tên của em, anh yêu quý nhất trên đời/ Tên anh, tên em khắc vào tim, óc/ Để suốt đời không xóa nổi… em ơi!” (Khắc tên), nhưng cũng rất tự tin: “Thời gian khuyết ngày tháng/ Người vẫn còn khuyết danh/ Lòng em như trăng rằm/ Khuyết hình anh sao được”.

Và: “Hương thầm em quyện vào anh/ Sợi quấn, sợi quýt kết thành dòng thơ/ Để anh ra ngẩn vào ngơ/ Nhớ thương ơi chẳng có mùa, lạ chưa?” (Hương tóc, hồn thơ). Những câu thơ dù da diết nhưng cũng chưa đủ để nói hết sự diệu kỳ của tình yêu. Ở đó có sự cộng hưởng, lan tỏa làm nên những điều tốt đẹp nhất cho cuộc đời: “Em đã nuôi thơ tôi/ Viết câu thương câu nhớ/ Tình yêu như hoa nở/ Để thơm hương suốt đời” (Anh và em).

Thơ tình Lê Hồng Thiện đầy ắp ký ức về thời yêu xưa, mà ông gọi là “Một thời để nhớ”: “Thẹn thùng, em má đỏ au/ Ngẩn ngơ câu trước, câu sau ngập ngừng/ Đấm anh một cái vào lưng/ Em chạy vào lớp nóng bừng cả tai”. Cái thời xưa ấy rất hồn nhiên trong trẻo, đúng là: “Một thời để nhớ một đời” chẳng thể nguôi quên. Từng kỷ niệm như khắc vào trái tim yêu một thời và mãi mãi: “Còn đây một mảnh trời riêng/ Nắng chang em hái lá sen đội đầu/ Tóc dài thon thả áo nâu/ Củ khoai ủ nóng chia nhau tới trường” (Thăm trường xưa).

“Mẹ và em” là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn trong hành trình sáng tạo của nhà thơ. Trong tập thơ này, Mẹ và Em là hai chủ thể trữ tình song hành, bổ sung cho nhau, tạo nên vẻ đẹp rất riêng trong thơ Lê Hồng Thiện. Ngày lại ngày, ông vẫn làm cái việc mà ông yêu thích là: “Gom chữ vào thơ/ Gom tình vào những giấc mơ đêm về”, để viết lên những vần thơ từ trái tim đến trái tim. Xin kính chúc ông thật nhiều sức khỏe, để làm nhiều điều có ích và “Để có thơ cho đời”.

Nguyễn Thị Bình

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Ngày 28/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã tạm giữ hình sự đối với Phan Văn Tuấn, sinh năm 1983, trú ở xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng để điều tra hành vi cướp tài sản, bắt, giam giữ người trái pháp luật. Tuấn chính là đối tượng đã bắt cóc cháu Trần Thị Thảo T, 9 tuổi, ở thôn Mao Dộc, Phượng Mao, thị xã Quế Võ, khống chế cháu ở mái nhà để đòi yêu sách gây bức xúc trong dư luận. Đối tượng đã bị Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ sáng 27/3.

Ngày 29/3, đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng chống dịch sởi tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp với hơn 3.000 ca nghi nhiễm.

Ngày 29/3, Công an TP Hà Nội cho biết, một người phụ nữ ở quận Đống Đa, TP Hà Nội đã bị lừa 150 triệu đồng khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con. Đây không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy lừa đảo của các đối tượng lợi dụng công nghệ Deepfake để tạo ra những video giả mạo với hình ảnh và giọng nói giống như người thật

Liên quan đến vụ việc Trường TH, THCS, THPT quốc tế Mỹ ở huyện Nhà Bè bị "vỡ nợ" vào năm ngoái, ngày 28/3 bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra ngày 11/3/2025 của Thanh tra thành phố đối với những dấu hiệu sai phạm tại trường này…

Hôm nay ngày 29/3, tức ngày 1/3 âm lịch, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 chính thức khai hội. Trong ngày hôm nay đã có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền của Tổ quốc về Đền Hùng tham gia các hoạt động giỗ Tổ. Công tác bảo đảm ANTT, ATGT đã được Công an tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tạo thuận lợi cho người dân, du khách khi về Đền Hùng tham gia các hoạt động lễ hội.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Sau 20 lần mang dây chuyền vàng giả đến các tiệm vàng, tiệm cầm đồ để cầm cố, rồi chiếm đoạt trót lọt hàng trăm triệu đồng, đến lần thứ 21 thì chiêu trò lừa đảo của "nữ quái" đã bị một tiệm vàng phát hiện, báo tin cho Công an bắt quả tang.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2003), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.