“Nhớ Shireen Naziree”: Giám tuyển góp phần đưa mỹ thuật Việt hội nhập với thế giới

10:29 21/07/2024

Từ ngày 23 đến 29/7/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm "Celebrating The Curator SHIREEN NAZIREE" - "Nhớ SHIREEN NAZIREE". Đây là một triển lãm quốc tế có sự tham dự của những họa sĩ đương đại hàng đầu Việt Nam và các họa sĩ đến từ các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Myanmar.

Họ tụ họp về triển lãm mang tên "Nhớ Shireen Naziree" để hồi tưởng về bà - một nữ giám tuyển đặc biệt của nghệ thuật Đông Nam Á, người có "con mắt xanh nghệ thuật" đã góp phần quan trọng đưa mỹ thuật Việt Nam và Đông Nam Á hội nhập với thế giới.

1.jpg -0
Giám tuyển Shireen Nazireen bên một tác phẩm của họa sĩ Trịnh Tuân.

Triển lãm "Celebrating The Curator SHIREEN NAZIREE" - "Nhớ Shireen Naziree" có mặt tại Việt Nam là nhờ những nỗ lực đáng kể của Blue Gallery (Việt Nam), mà chủ nhân là chị Nguyễn Thu Hằng cùng sự phối hợp của họa sĩ Jorn Middelborg từ Thavibu Gallery (Thái Lan). Ở đó, các họa sĩ Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Myanmar và Việt Nam sẽ tụ họp để hồi tưởng về Shireen Nazireen - một nữ giám tuyển đặc biệt của nghệ thuật Đông Nam Á với 44 tác phẩm hội họa của 20 họa sĩ.

Họ đều là những người giám tuyển Shireen đã gặp gỡ, kết thân cũng như trợ giúp trên con đường nghệ thuật của mình như Thành Chương, Đinh Quân, Đặng Xuân Hòa, Văn Dương Thành, Lương Xuân Đoàn, Nguyễn Thị Châu Giang, Đào Hải Phong, Hà Trí Hiếu, Phạm An Hải, Trịnh Tuân, Đinh Ý Nhi, Lê Quảng Hà… và những họa sĩ nổi tiếng ở Thái Lan như Jorn Middelborg, Santi Thongsuk, Jirapat Tatsanasomboon; nổi tiếng ở Myanmar như Aung Kyaw Htet, U Lun Gywe...

Họ cùng có một tâm niệm khi đến với triển lãm này là để cùng nhắc nhớ, chia sẻ những hồi ức về giám tuyển Shireen và là cách thức ý nghĩa ghi nhận đóng góp của Shireen với mỗi cá nhân nói riêng và nghệ thuật khu vực nói chung. Shireen Nazireen ra đi bất ngờ vào năm 2018 đã để lại một di sản lớn tinh thần quý giá đến hôm nay vẫn rất quan trọng và còn có giá trị lâu dài.

Shireen Naziree là một giám tuyển độc lập và một nhà nghiên cứu mỹ thuật có ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á. Bà có nhiều thập niên gắn bó với hội họa Đông Nam Á, có những hoạt động không mệt mỏi vì sự phát triển, hội nhập quốc tế của nghệ thuật ở khu vực này, nhất là những năm 90 thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI cho tới khi bà đột ngột qua đời.

Shireen Naziree có 2 nhiệm kì là thành viên Hội đồng nghệ thuật Bảo tàng quốc gia Malaysia và là giám tuyển thường xuyên cho Gallery Petronas ở Kuala Lumpur. Công việc của một nhà giám tuyển thực hành quốc tế giúp Shireen Naziree có mối quan hệ thân thiết với nhiều nghệ sĩ hàng đầu, những tên tuổi uy tín bậc nhất của mỹ thuật Đông Nam Á cũng như có sự tương tác với các tổ chức nghệ thuật ở châu Âu. Những bài viết của bà về thực hành nghệ thuật trải dài từ nghệ thuật truyền thống tới đương đại - đặc biệt tập trung vào Malaysia, Myanmar và Việt Nam - có vai trò đặc biệt như chiếc cầu nối để đưa mỹ thuật của các nước này cũng như mỹ thuật Đông Nam Á đến với thế giới.

Ông Jorn Middelborg - chủ Thavibu Gallery - nơi giới thiệu nhiều tác phẩm và triển lãm của các họa sĩ đương đại Việt Nam tại Thái Lan chia sẻ: "Shireen đã kết thân với rất nhiều nghệ sĩ ở Đông Nam Á. Do sinh sống ở Malaysia và làm việc cho Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia Malaysia và Petronas Gallery ở Kuala Lumpur, nên giữa bà và các nghệ sĩ có một mối thân tình sâu sắc. Không chỉ vậy, Shireen đã dành một niềm yêu thích đặc biệt với nghệ thuật và nghệ sĩ ở Myanmar và Việt Nam. Với Myanmar có lẽ vì đất nước này vẫn đang còn bị cô lập. Còn với nghệ thuật Việt Nam, lịch sử dài, phong phú và đặc sắc đã tạo cho bà nhiều cảm hứng để khám phá, nhất là nghệ thuật thời kỳ Đổi mới sau khi Việt Nam mở cửa…".

Ghi nhận những nỗ lực và đóng góp đặc biệt của giám tuyển Shireen Naziree đối với nền mỹ thuật Việt Nam từ sau Đổi mới, nhà phê bình mỹ thuật Phạm Quốc Trung chia sẻ: "Sau Đổi mới năm 1986, Mỹ thuật Việt Nam bùng nổ cùng với sự phát triển kinh tế và mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định về xuất bản, ngoại ngữ, thị trường của giới mỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đầu hội nhập với thế giới, việc truyền thông, giới thiệu các thành tựu nghệ thuật, tên tuổi nghệ sĩ chủ yếu do một số rất ít tác giả người nước ngoài thực hiện.

Các tác giả có thể là nhà báo, nghệ sĩ, nhà phê bình, giám tuyển..., dù mức độ khái quát, sự thấu hiểu, thông tin có thể chưa đầy đủ về mỹ thuật Việt Nam, nhưng họ thực sự đã làm cầu nối giữa hoạt động mỹ thuật, tác phẩm, họa sĩ Việt Nam với công chúng bên ngoài. Vai trò của những nỗ lực cá nhân các tác giả nước ngoài của việc giới thiệu mỹ thuật Việt Nam, tạo sự đồng cảm, chia sẻ, tìm hiểu, khám phá trong giai đoạn bắt đầu mở cửa sau Đổi mới với thế giới là quan trọng.

Giám tuyển Shireen Naziree là một người như thế. Từ chỗ quan tâm đến con người, đất nước Việt Nam vì công việc, Shireen Naziree đã trở thành nhà nghiên cứu, giám tuyển có những mối quan hệ thân thiết, bạn bè tâm giao với nhiều họa sĩ Việt Nam. Bà phát hiện ra nhiều tài năng, nhiều tác phẩm đặc sắc trong giai đoạn bùng nổ của hội họa Việt Nam, tạo điều kiện công bố qua trưng bày cố định và các cuộc triển lãm tại Thavibu Gallery (Thái Lan)…".

Giám tuyển Shireen Nazireen có một tình bạn đặc biệt với Jorn Middelborg.

Uy tín quốc tế của Shireen Naziree trong vai trò giám tuyển nghệ thuật và nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật còn thể hiện ở việc bà có nhiều bài giảng, thuyết trình tại Malaysia, Scandinavia, Tây Ban Nha và tại Havana Biennale lần thứ 8. Với "con mắt xanh nghệ thuật", bà đã nhìn nhận, phát hiện ra nhiều tài năng ngay từ khi họ mới: hoặc bắt đầu sự nghiệp, hoặc còn đang loay hoay, hoang mang với những tìm tòi thử nghiệm chưa có điểm dừng. Chính "con mắt xanh" đặc biệt ấy đã giúp Shireen thiết lập được tình bạn thân thiết và lâu dài với nhiều nghệ sĩ, có người trở thành tri kỉ.

Nhiều nghệ sĩ qua quá trình nghiên cứu, làm việc của Shireen Nazireen, qua những bài viết của bà đã đưa được nghệ thuật của họ vượt ra ngoài biên giới quốc gia, tới với thị trường nghệ thuật quốc tế... Điều đặc biệt là, bà rất yêu mến hội họa Việt Nam và Myanmar. Lịch sử lâu dài, phong phú và nổi bật của nghệ thuật Việt Nam tạo cho bà nhiều cảm hứng để khám phá, nhất là nghệ thuật thời kỳ Đổi mới - sau khi Việt Nam mở cửa.

Bà đã làm việc, giới thiệu, giám tuyển cho nhiều nghệ sĩ Việt Nam, mà nhiều trong số họ đã rất thành danh như: Lê Quảng Hà, Đặng Xuân Hòa, Thành Chương, Phạm An Hải, Trịnh Tuân, Đinh Quân, Hà Trí Hiếu, Hồng Việt Dũng, Đào Hải Phong, Đinh Ý Nhi, Nguyễn Thị Châu Giang... Đến nay, nhiều nghệ sĩ Việt Nam vẫn luôn lưu giữ, trân trọng và biết ơn quãng thời gian làm việc cùng Shireen Naziree.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - người tổ chức triển lãm tưởng nhớ nhà giám tuyển Shireen Naziree chia sẻ: Năm 2007 tôi đã có một cơ duyên được quen biết và làm việc với Shireen Naziree thông qua Thavibu Gallery. Có thể nói, thời gian này, tôi học được ở bà rất nhiều để hiểu thế nào là một giám tuyển độc lập. Chỉ cần xem cách bà hỏi và tìm hiểu đối với các họa sĩ đã có thể thấy bà là một người khác biệt trong cách nhìn cũng như cách viết về nghệ thuật với một sự độc lập và sâu sắc.

Bên cạnh công việc đầy học thuật của một học giả cố gắng đưa nghệ thuật Việt Nam giai đoạn này đến gần với thế giới, Shireen còn là người am hiểu phong tục văn hóa lịch sử Việt Nam. Sự ra đi đột ngột của Shireen đã để lại những hẫng hụt và nuối tiếc lớn lao với tôi cũng như những người đang làm việc cùng bà: một cuốn sách bà vừa hoàn thiện chưa kịp xuất bản về họa sĩ Đinh Quân, một cuốn sách về Tranh lụa Việt Nam đương đại đang được bà và tôi chuẩn bị và không ít các dự định vừa lên ý tưởng chưa kịp thành hình... Tất cả đều phải dừng lại trong ngỡ ngàng...".

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng cũng cho biết thêm, từ nỗi nhớ và lòng biết ơn đối với giám tuyển Shireen Nazireen về những đóng góp của bà cho hội họa Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung, bà và những người bạn họa sĩ của Shireen Naziree vốn đã định tổ chức một cuộc triển lãm tri ân, tưởng nhớ bà ngay một năm sau ngày mất của Shireen. Nhưng đã có không ít những biến cố xảy ra, đặc biệt là đại dịch COVID-19 toàn cầu đã làm gián đoạn việc này. Cuối cùng đến nay, tâm nguyện này cũng đã được hoàn thành để tri ân và tôn vinh Shireen Nazireen - một giám tuyển mà nhờ nỗ lực tuyệt vời của bà, nghệ thuật Việt Nam đã vươn ra thế giới để có một tiếng nói trên thị trường.

Nguyệt Hà

Thực hiện chương trình “Tết vì người nghèo 2025”, chiều 20/1 (tức ngày 21 tháng Chạp), Thiếu tướng Phạm Khải, Tổng biên tập Báo CAND cùng đoàn công tác của Báo CAND đã về với bà con nhân dân tỉnh Lạng Sơn, trao tặng đồng bào nghèo nơi đây những món quà Tết mang đậm nghĩa tình của những người làm Báo CAND và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Chiều 21/1, Công an TP Cần Thơ tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP Cần Thơ chủ trì buổi lễ. 

Chiều 21/1, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Cơ quan CSĐT vừa ra Quyết định khởi tố và thi hành lệnh bắt tạm giam 3 bị can: Lê Văn Biền, cựu Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân; Hoàng Lộc Ninh, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân và Lê Năng Dũng, Phó Trưởng phòng TNMT huyện Thọ Xuân để điều tra tội “Giả mạo trong công tác”.

Sau năm ngày xét xử và nghị án kéo dài, chiều 21/1, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với bị cáo Lê Tiến Phương (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận) và 16 bị cáo khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.   

Ngày 21/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Vinfast (viết tắt là Công ty Vinfast). 6 bị cáo trong vụ án đều là nhân viên của Công ty Vinfast đã câu kết chiếm đoạt của công ty 81 chuyến hàng, trị giá hơn 6,7 tỷ đồng.

Các đối tượng tham gia phần lớn là các đối tượng hình sự cộm cán tại địa phương, đã có nhiều tiền án, tiền sự, hoạt động chuyên nghiệp, phức tạp với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi. Đáng chú ý, có hai anh em ruột cùng tham gia cầm đầu đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc với số tiền "khủng" này. Bên cạnh đó, có một đối tượng trong đường dây đã từng bị Cục Cảnh sát hình sự bắt giữ về hành vi tổ chức dàn xếp, mua bán độ của các cầu thủ bóng đá ở Câu lạc bộ Đồng Nai. 

Các phạm nhân đang chấp hành án tại Trại giam Gia Trung (xã Đăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) được Ban Giám thị tổ chức bữa cơm tất niên cùng thân nhân trong không khí ấm áp, phấn khởi.

Ngày 21/1, Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an hợp nhất Phòng Cảnh sát bảo vệ và Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) thành Phòng CSCĐ; Quyết định của Giám đốc Công an thành phố triển khai tổ chức bộ máy của Phòng CSCĐ và các quyết định về công tác cán bộ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay sau khi nhậm chức ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút nước này khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.