Chống khai thác IUU, quản lý đội tàu là yếu tố rất quan trọng

20:48 20/04/2023

Ngày 20/4, Đoàn công tác do ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia IUU (chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) dẫn đầu đã đi kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại tỉnh Bình Định.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, toàn tỉnh hiện có 5.706 tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên được cấp đăng ký tàu cá theo quy định, trong đó, vùng ven bờ có 1.481 chiếc, vùng lộng 938 chiếc, vùng khơi 3.287 chiếc.

Đến nay, toàn tỉnh toàn tỉnh đã cấp phép được 4.872 hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản. Hiện nay có 375 tàu cá thường xuyên hoạt động ở các tỉnh phía Nam, hàng năm không về địa phương; 72 tàu cá bán ngoài tỉnh nhưng chủ tàu chưa làm thủ tục sang tên; có 8 tàu cá, chủ tàu có thường trú ở ngoài tỉnh hàng năm không về địa phương.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm việc với tỉnh Bình Định về công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Bình Định còn phải cố gắng thêm trong công tác truyền thông, quản lý giám sát đội tàu, truy xuất nguồn gốc, xử lý vi phạm.

Các lực lượng chức năng tỉnh Bình Định đang thực hiện đợt cao điểm “180 ngày” ra quân giải quyết dứt điểm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn tỉnh, tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra vào bến để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm IUU. Chi cục Thủy sản cũng đã phối hợp với lực lượng Biên phòng và Cảnh sát đường thủy tổ chức các chuyến tuần tra, kiểm tra trên biển.

Mặc dù UBND tỉnh đã chỉ đạo rất quyết liệt; các ngành, các cấp, chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, cũng như các quy định, hình thức xử lý vi phạm của một số nước, nhưng tình trạng tàu cá bị bắt giữ vẫn chưa chấm dứt hẳn. Từ ngày 25/12/2022 đến nay có 3 tàu bị nước ngoài bắt giữ...

Sau buổi kiểm tra, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao quyết tâm của tỉnh Bình Định trong việc gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC). Tuy nhiên, thời gian đến tỉnh Bình Định còn phải cố gắng thêm trong công tác truyền thông, quản lý giám sát đội tàu, truy xuất nguồn gốc, xử lý vi phạm. “Quản lý đội tàu là một yếu tố rất quan trọng vì còn vi phạm. Tàu mua bán đến ngày nào phải kết thúc. Tàu cá sang các tỉnh khác phải xử lý thế nào chứ không thể nói chung chung. Riêng quản đội tàu phải có công cụ, sắp tới bổ sung một số công cụ rồi. Tổng cục Thủy sản tổ chức một đoàn công tác làm việc với tỉnh rà soát hồ sơ, xem xét tất cả các khâu”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện số 265/CĐ-TTg về việc tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản; chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)...

Công điện nêu rõ, công tác phòng, chống khai thác IUU tuy đạt được một số kết quả tích cực nhưng chưa chuyển biến rõ rệt. Do đó, đối với việc gỡ thẻ vàng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả kế hoạch hành động đã được ban hành. Chủ động, quyết liệt trong hành động để hoàn thành việc khắc phục tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của EC, chuẩn bị chu đáo nội dung và điều kiện để làm việc với đoàn thanh tra của EC lần thứ 4 (từ ngày 25/5 đến 31/5).

Kiên quyết thực hiện các biện pháp mạnh để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, cụ thể: Các Bộ, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo, xử lý nghiêm, kịp thời tổ chức, cá nhân cố tình thực hiện hành vi khai thác trái phép.

Cũng tại công điện, Thủ tướng Chính phủ phê bình các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang tiếp tục để xảy ra tình trạng tàu cá của địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài từ đầu năm 2023 đến nay. Và yêu cầu các tỉnh tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/5 tới.

Diễm Phúc

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang Florida Pam Bondi, 59 tuổi, làm Tổng chưởng lý Mỹ, nhanh chóng thay thế cựu ứng cử viên Matt Gaetz sau khi ông này rút lui.

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文