Đặc biệt coi trọng và đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên một tầm cao mới

08:20 04/11/2021

Quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hội nghị Trung ương 4, Đảng ta xác định đặc biệt coi trọng và đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên tầm cao mới, gắn liền với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực hiện những mục tiêu chiến lược đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.

Quyết tâm xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Trong ba kỳ đại hội liên tiếp, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đến nay, Nghị quyết Trung ương 4 mỗi nhiệm kỳ, Đảng ta đều lựa chọn nội dung về xây dựng, chỉnh đốn Đảng để bàn và quyết định những định hướng chiến lược cho cả nhiệm kỳ. Điều đó cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với nhiệm vụ then chốt này, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục kế thừa, phát huy tinh thần ấy, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, Hội nghị Trung ương 4 khóa này, Đảng ta có tổng kết, đánh giá và kết luận cần đặc biệt coi trọng, đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên một tầm cao mới, thể hiện sự tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện một cách ráo riết, quyết liệt, có hiệu quả của Đảng về công tác này.

Đánh giá kết quả thực hiện các Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, khoá XII và các quyết định, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Đảng ta chỉ rõ: Trong thời gian qua, đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, được toàn Đảng, toàn dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Trong đó, công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức bộ máy của Đảng, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng… được Đảng ta đặc biệt chú trọng, triển khai thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt được những kết quả rõ rệt.

Thời gian qua, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cụ thể, thể chế hóa tư tưởng, quan điểm về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, quy định về xây dựng Đảng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành 184 nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, kế hoạch, hướng dẫn… về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Điển hình Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017, về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chấp, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương… cho thấy Đảng ta quyết tâm thể chế hóa, tạo cơ chế, quy định, hành lang, chính sách để tổ chức thực hiện trong thực tiễn.

Thực tiễn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đến Đại hội XIII, các cấp ủy đã kiểm tra 264.091 tổ chức Đảng và gần 1.2 triệu đảng viên; Ủy ban Kiểm tra các cấp đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 15.920 tổ chức đảng và gần 50 nghìn đảng viên. Qua kiểm tra, cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật 1.329 tổ chức Đảng và gần 70 nghìn đảng viên; Ủy ban Kiểm tra các cấp thi hành kỷ luật 17.610 đảng viên. Riêng Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 169 đảng viên, trong đó có 53 đồng chí là cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Đặc biệt đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả, tạo được bước tiến mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí. Cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.209 cán bộ, đảng viên có liên quan đến tham nhũng; trong đó có 113 cán bộ diện Trung ương quản lý cả đương chức và đã nghỉ hưu; trong đó có 3 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, 7 Ủy viên Trung ương Đảng, 16 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 1 bộ trưởng và 4 nguyên bộ trưởng, 22 thứ trưởng và nguyên thứ trưởng, 12 bí thư và nguyên bí thư tỉnh ủy, thành ủy, 3 phó bí thư và nguyên phó bí thư tỉnh ủy, 15 chủ tịch và nguyên chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, 26 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Những kết quả đó thể hiện sự quyết tâm Đảng và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được kết quả toàn diện, tạo được niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Những thành tựu đó, Đảng ta đánh giá: “Đấu tranh ngăn chặn, đầu lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực… kỷ luật, xử lý nghiêm những tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên vi phạm, không có vùng cấp, không có ngoại lệ. Kết quả công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng đã góp phần rất quan trọng để đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay, tạo tiền đề vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới”(1) .

Tuy nhiên, nhắc tới những con số trên, đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh: “Chúng ta rất đau lòng. Chúng ta rất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình, không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí của mình mà rất khổ tâm, đau xót. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật, kỷ luật vài người để cứu muôn người”(2). Từ những con số trên cũng cho thấy, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách căn bản, thậm chí có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Chính vì vậy, Kết luận Nghị quyết Trung ương 4, khóa XIII vừa qua, Trung ương nhận thấy việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 vẫn còn hạn chế, khuyết điểm: Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức chưa đầy đủ tính chất, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tự phê bình và phê bình, công tác kiểm tra, giám sát của nhiều tổ chức Đảng còn hạn chế. Cơ chế kiểm soát quyền lực và chế tài xử lý vi phạm ở nhiều lĩnh vực chưa có hoặc có nhưng chưa cụ thể, hiệu quả thực thi thấp. Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên chưa hiệu quả; chưa phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Sự tin tưởng, kỳ vọng của nhân dân

Bước vào giai đoạn phát triển mới, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Quán triệt và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Trung ương 4, Đảng ta xác định: Bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn đang hiện hữu, có mặt còn gay gắt hơn; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,“tự diễn biến”,“tự chuyển hoá” còn diễn biến phức tạp. Vì vậy, đòi hỏi phải đặc biệt coi trọng và đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên tầm cao mới, gắn liền với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Ban Chấp hành Trung ương quyết định đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện“tự diễn biến”,“tự chuyển hoá”.

Điểm mới trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa XIII lần này là mở rộng đối tượng, phạm vi, Đảng ta gắn liền đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng với xây dựng hệ thống chính trị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”,“tự chuyển hoá”; kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa “xây” và “chống”, xây là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, chống là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên. Tạo bước phát triển mới của Đảng về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, thực sự là đạo đức, là văn minh, ngày càng gắn bó mật thiết với nhân dân, ngày càng được nhân dân tin tưởng; đủ uy tín và năng lực lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Năm nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được Đảng chú trọng thực hiện là giải pháp căn cơ, theo đó: (1) Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình. (2) Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. (3) Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách. (4) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm. (5) Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; thực sự dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Để thực hiện những giải pháp này, Tổng Bí thư chỉ đạo: “nhận thức của chúng ta phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng và sự thống nhất cao từ Trung ương đến cơ sở, sẽ thúc đẩy những giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn nữa, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương lần này”.

Cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng, đồng tình ủng hộ, kỳ vọng quyết tâm chính trị cao của Đảng đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên tầm cao mới, gắn liền với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đồng thời tin tưởng bản thân mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người có chức, có quyền nhận rõ trách nhiệm, bổn phận, giá trị tự trọng bản thân, tự ý thức, tu dưỡng, rèn luyện. Từ đó đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

TS Lê Thế Cương - (Học viện Chính trị CAND)

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文