Đột phá từ thể chế, tạo tiền đề cho cải cách hành chính

07:35 17/03/2025

Vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu sửa đổi Điều lệ Đảng, quy định thi hành Điều lệ Đảng cũng liên quan việc nghiên cứu không tổ chức cấp huyện. Việc nghiên cứu không tổ chức cấp huyện là cần thiết trong hiện nay và phù hợp với xu thế của các nước phát triển cũng như xung quanh chúng ta. Đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân ủng hộ chủ trương này của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về quy trình sửa đổi Hiến pháp, cơ quan có thẩm quyền đề nghị sửa đổi Hiến pháp, Luật sư Hà Huy Từ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật cho người nghèo và Phát triển cộng đồng (Hội Luật gia Việt Nam) cho biết: Điều 120 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Đột phá từ thể chế, tạo tiền đề cho cải cách hành chính -0
Ảnh minh hoạ.

Luật sư Hà Huy Từ cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất. Mỗi câu, mỗi chữ của Hiến pháp ảnh hưởng sâu rộng đến thể chế, chính sách, đến "quốc kế, dân sinh", quyền con người, quyền công dân và những vấn đề trọng đại khác của quốc gia, của dân tộc.

Trong kỷ nguyên mới hiện nay, đặc biệt là trong cuộc cách mạng về cải cách, tinh giản, sắp xếp bộ máy từ Trung ương tới địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng quản lý nhà nước thì yêu cầu sửa đổi Hiến pháp là cực kỳ cần thiết và cấp bách. Đây là yêu cầu xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng ta và từ thực tiễn sinh động, mang tính lịch sử, được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân mong đợi.

"Tôi tin rằng việc sửa đổi Hiến pháp cũng sẽ là một cột mốc, một dấu ấn rất quan trọng, mang tính đột phá trong công tác lập pháp của Quốc hội", Luật sư Hà Huy Từ nhấn mạnh.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương), Bản Hiến pháp của nước ta hiện nay là Hiến pháp năm 2013, được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013. Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời và phát triển, nước ta đã trải qua 5 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và nay là Hiến pháp năm 2013.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của quốc gia, có vai trò định hướng cho toàn bộ hệ thống pháp luật và cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước. Việc sửa đổi Hiến pháp để tinh giản bộ máy nhà nước không chỉ là sự điều chỉnh về mặt tổ chức, mà còn là một bước đột phá từ thể chế, tạo tiền đề cho những thay đổi sâu sắc trong cách thức quản lý và điều hành đất nước trong tình hình mới.

Một trong những mục tiêu quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp là phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tạo động lực cho sự phát triển đất nước. Bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu quả sẽ giúp tập trung nguồn lực cho các nhiệm vụ trọng tâm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, việc sửa đổi Hiến pháp cũng cần hướng tới việc đẩy lùi tình trạng trì trệ, thiếu trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công chức. Điều này đòi hỏi phải xây dựng cơ chế đánh giá, giám sát hiệu quả, đồng thời tạo động lực để cán bộ, công chức nâng cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ nhân dân.

Theo các chuyên gia, việc sửa đổi Hiến pháp để tinh giản bộ máy nhà nước là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đồng thuận cao từ các cấp, các ngành, cũng như sự quyết tâm chính trị mạnh mẽ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Sửa đổi Hiến pháp không chỉ là việc thay đổi các điều khoản, mà còn là sự thay đổi tư duy quản lý nhà nước. Chúng ta cần một tầm nhìn chiến lược để xây dựng một bộ máy nhà nước thực sự vì dân, hiệu quả và minh bạch.

Việc sửa đổi Hiến pháp để tinh giản bộ máy nhà nước là một yêu cầu cấp thiết, nhằm tạo đột phá trong cải cách hành chính, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị. Để thực hiện thành công, cần sự đồng thuận, quyết tâm chính trị cao, cũng như sự tham gia tích cực của toàn xã hội. Chỉ khi xây dựng được một bộ máy nhà nước gọn nhẹ, hiệu quả, chúng ta mới có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…

Đỗ Bình

Chiều 30/4, đoàn công tác do Trung tá Lê Thanh Bình, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên Thiếu tá Hoàng Văn Huấn, cán bộ Phòng CSGT đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh do bị thương khi làm nhiệm vụ.

Sau 57 năm thất lạc, ông Chu Nghiêm (SN 1941, trú tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) và con gái Chu Thị Tuyết Mai , SN 1967, trú tại tỉnh Bắc Giang, đã tìm được nhau nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sự giúp đỡ tận tình của CBCS Công an phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). Sau khi thất lạc, chị Mai đã được một gia đình nhận nuôi và đặt tên là Nguyễn Thị Thủy.

Vượt hơn ngàn cây số, những cựu chiến binh từ các tỉnh phía Bắc mang theo trái tim nồng thắm đến TP Hồ Chí Minh trong dịp Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2025.

Trong khí thế hào hùng của những ngày tháng 4 lịch sử, những người bạn quốc tế, cũng là những chuyên gia nghiên cứu lịch sử chính trị, đã dành nhiều lời ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam - gọi đây là biểu tượng của chính nghĩa và tình đoàn kết quốc tế.

Đó là những tâm trạng vui, buồn lẫn lộn của nhiều phạm nhân đang thi hành án tại Trại giam Quyết Tiến (Bộ Công an) có thành tích cải tạo tốt đang được đề nghị đặc xá và đủ điều kiện đang được đề nghị Tha tù trước thời hạn đã được phóng viên Báo CAND ghi lại trong những ngày gần đây.

Chiều 30/4, Phòng CSGT Công an tỉnh Điện Biên cho biết, vào khoảng 2h sáng cùng ngày, trên tuyến QL279 đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa hai xe ô tô khiến 1 người tử vong. Tài xế gây tai nạn vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,230 mg/L khí thở.

Dòng người cứ tăng dần, mỗi phút trôi qua lại có rất nhiều phần vỉa hè đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa được mọi người "xí phần” làm chỗ chờ xem diễu binh vào ngày 30/4.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.