Các dự án giao thông 1.000 tỷ chậm tiến độ, đội vốn:

Đường sắt đô thị “đua nhau” lỗi hẹn (bài 1)

08:08 07/08/2022

Trong vài năm gần đây, nguồn vốn đầu tư cho giao thông cũng ngày một lớn hơn, ngành giao thông luôn được quan tâm và coi là trọng tâm của sự phát triển đất nước. Thế nhưng, trong quá trình thực hiện, vì những lý do này khác, nhiều dự án 1.000 tỷ bao năm vẫn rơi vào vòng luẩn quẩn của sự chậm trễ, đội vốn.

Trong vài năm gần đây, nguồn vốn đầu tư cho giao thông cũng ngày một lớn hơn. Ví như năm 2021, tổng vốn được giao cho Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) là 43.201 tỷ đồng, thì sang năm 2022, Bộ GTVT được giao kế hoạch vốn kỷ lục, với hơn 50.327 tỷ đồng. Điều này cho thấy, ngành giao thông luôn được quan tâm và coi là trọng tâm của sự phát triển đất nước. Thế nhưng, trong quá trình thực hiện, vì những lý do này khác, nhiều dự án 1.000 tỷ bao năm vẫn rơi vào vòng luẩn quẩn của sự chậm trễ, đội vốn. Sự mong chờ và kỳ vọng ca người dân vào một hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi, hiện đại dường như bị ...bỏ quên.

Dự án đường sắt trên cao Nhổn-Ga Hà Nội dự kiến điều chỉnh thời gian hoàn thành vào năm 2027.

Câu chuyện đường sắt đô thị chậm tiến độ, đội vốn dường như đã được các cơ quan chức năng và người dân nhắc đi nhắc lại hàng trăm, hàng nghìn lần trong nhiều cuộc họp từ bộ ngành đến diễn đàn Quốc hội. Mới đây, câu chuyện có vẻ đã vượt tầm quốc gia, khi các nhà tài trợ, đại diện Cơ quan phát triển Pháp (AFD); tham tán kinh tế, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Tổng cục Kho bạc Pháp (DGT) và Giám đốc Quốc gia Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã cùng ký  một bức thư gửi tới Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nhắc về sự chậm trễ trong mọi khâu thực hiện của tuyến metro số 3 Hà Nội (đoạn Nhổn- Ga Hà Nội)…

Bức thư “cảnh báo” về nguy cơ chậm trễ và tăng thêm chi phí

Mở đầu bức thư, đại diện các nhà tài trợ khẳng định: “Tuyến metro số 3 Hà Nội (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội) sẽ là cơ sở hạ tầng giao thông đô thị trọng điểm cho thành phố Hà Nội và người dân. Trong 15 năm qua, dự án này đã trải qua cả thành công và khó khăn. Chúng tôi, các nhà tài trợ của dự án gồm Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Tổng cục Kho bạc Pháp (DGT) và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB), luôn tận tâm hỗ trợ Việt Nam hoàn thành dự án quan trọng này vì lợi ích của Hà Nội và người dân”.

Nội dung bức thư cũng nêu rõ: “Chúng tôi mong muốn Thủ tướng nghiêm túc lưu ý đến nguy cơ chậm trễ và tăng thêm chi phí nếu một số vấn đề không được giải quyết một cách hiệu quả và nhanh chóng. Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, 6 tháng sau những cam kết được thực hiện với Tổng thống Macron trong chuyến thăm của Thủ tướng tới Paris vào tháng 11 năm ngoái, không có cam kết nào trong số đó đạt được tiến độ. Các cam kết được đưa ra bao gồm: Khai thác đoạn trên cao vào tháng 12 năm 2022, điều chỉnh chủ trương đầu tư (IP) kịp thời (hoặc cập nhật đề cương tài liệu dự án “PDO”) để hoàn thành toàn bộ tuyến, và  áp dụng các hướng dẫn của FIDIC như được xác định trong các hợp đồng dự án”.

Chưa dừng lại, với Dự án đường sắt Nhổn-Ga Hà Nội, các nhà tài trợ cũng  nhìn nhận: Trong những vấn đề quan trọng liên quan đến tình hình tại khu Đề-pô, khiến việc vận hành trước đoạn trên cao vào cuối năm 2022 dường như không còn khả thi. Trong 2 năm qua, HANCORP, nhà thầu phụ trách xây dựng Đề-pô (Gói thầu số 5) đã ngừng huy động với rất ít hoặc không có công nhân trên công trường do các vấn đề hợp đồng. Có vẻ như HANCORP không có khả năng hoặc không sẵn sàng phân bổ các nguồn lực cần thiết để hoàn thành hợp đồng đã kí kết. Nếu không hoàn thành việc xây dựng Đề-pô, các gói thầu về điện, thiết bị phòng điều khiển và hệ thống giám sát (Gói thầu số 6, 7, 8 và 9) không thể tiếp tục thực hiện được, điều này có thể khiến các nhà thầu này phải tạm dừng hoặc chấm dứt hợp đồng do công việc của họ bị chặn bởi sự chậm trễ này. “Chúng tôi lo ngại rằng thời gian kéo dài thêm cho các hợp đồng này sẽ gây ra những hậu quả tài chính ngoài phí cam kết tài chính hiện tại”, một phần bức thư nêu rõ.

Trước đó, theo báo cáo của Bộ GTVT, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Nhổn-Ga Hà Nội do UBND thành phố Hà Nội quyết định đầu tư và được động thổ từ năm 2008 với quy mô chiều dài tuyến là 12,5km (8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm), 8 nhà ga trên cao và 4 ga ngầm, 1 khu Depot. Đến nay, tiến độ dự án đạt 74,4%, trong đó đoạn trên cao đạt 95,1%, đoạn ngầm đạt 33%; dự kiến điều chỉnh tiến độ hoàn thành dự án đến tháng 12/2027.

Để tháo gỡ, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã kiến nghị UBND thành phố Hà Nội báo cáo Chính phủ xin điều chỉnh thời gian hoàn thành và bổ sung nguồn vốn cho dự án Nhổn - Ga Hà Nội. Cụ thể, MRB Hà Nội đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ giai đoạn 2009 - 2022 thành 2009 - 2029, trong đó đưa vào khai thác, vận hành đoạn trên cao trong năm 2022; vận hành toàn tuyến vào năm 2027 và hoàn thành bảo hành, quyết toán vào năm 2029.

MRB cũng đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án là 34.532 tỉ đồng, tăng khoảng 4.905,24 tỉ đồng (tương đương khoảng 202,81 triệu Euro). Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư được cho nguyên nhân do sự biến động của tỷ giá quy đổi (tiền Euro sang tiền đồng) khi thanh toán khối lượng thực hiện; do điều chỉnh thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật để phù hợp với thực tế thi công và phương án vận hành; do chậm trễ tiến độ dẫn đến phải gia hạn thời gian thực hiện; cập nhật các chi phí trong tổng mức đầu tư; bổ sung các phần việc còn thiếu… Theo MRB, đây là cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh, bố trí nguồn vốn bổ sung cho dự án, nhằm đạt mục tiêu đầu tư đề ra.

Dự án đường sắt đô thị ở phía Nam cũng “ì ạch” không kém

Không riêng gì các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, tại phía Nam, một loạt dự án đường sắt trên cao cũng gặp cảnh tương tự. Điểm mặt công trình có thể thấy, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh tuyến Bến Thành-Suối Tiên dài 19,7km (đi ngầm 2,6km; đi cao 17,1km) với 14 nhà ga (3 nhà ga ngầm, 11 nhà ga trên cao và 1 Depot). Công trình này có thời gian thực hiện dự án từ 2007-2021, tiến độ dự án đến nay đạt hơn 90%; dự kiến điều chỉnh thời gian hoàn thành thi công vào cuối quý 4/2023, chậm tiến độ 2 năm so với kế hoạch đề ra.

Cùng đó là Dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành-Tham Lương chiều dài 11,042km (đi ngầm dài 9,091km; đi cao dài 1,95km) với 10 nhà ga (9 nhà ga ngầm, 1 nhà ga trên cao); thời gian triển khai dự án từ 2011-2026. Đến nay, dự án đã hoàn thành công tác thi công gói thầu CP1 “Xây dựng tòa nhà văn phòng và các công trình phụ trợ tại Depot Tham Lương,” các gói thầu chính còn lại của dự án đang chuẩn bị triển khai lựa chọn nhà thầu.

Lý giải về việc các dự án này liên tục lùi tiến độ, ì ạch triển khai, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể từng thừa nhận, dự án có công nghệ phức tạp, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam; các đơn vị thực hiện chưa có kinh nghiệm thực tiễn; các gói thầu ngoài việc thực hiện tuân thủ theo pháp luật của Việt Nam còn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định phía nhà tài trợ, trong khi các yêu cầu ràng buộc theo Hiệp định vay đan xen khác nhau theo các nhà tài trợ nên khi triển khai gặp nhiều vướng mắc… Mặt khác, “Tư lệnh” ngành giao thông chỉ rõ, công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn; công tác giải quyết các đơn thư, khiếu nại của người dân trong quá trình thực hiện triển khai dự án chịu sự ảnh hưởng bởi chính sách của các nhà tài trợ.

Năng lực của các chủ đầu tư/Ban quản lý dự án trong việc quản lý các dự án có công nghệ phức tạp, đan xen nhiều nguồn vốn còn hạn chế; sự chỉ đạo, điều hành của địa phương còn lúng túng, chưa kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng. Do đó, tổng mức đầu tư dự án tăng, thời gian thực hiện dự án kéo dài dẫn đến phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh.

Đường 1.000 tỷ chậm tiến độ 6 năm chưa hẹn ngày hoàn thành

Được phê duyệt năm 2002 và khởi công năm 2014, đến nay, sau 8 năm tổ chức thi công, tuyến đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1 (Hà Nội) có tổng mức đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc giải phóng mặt bằng. Đoạn tuyến có chiều dài hơn 2km, mặt cắt ngang 40m nối từ khu vực Đầm Hồng, phường Khương Đình (quận Thanh Xuân) đến QL1A đoạn nút giao Giải Phóng - Kim Đồng thuộc phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai. Tuyến đường dự kiến đưa vào khai thác năm 2016, nhằm góp phần từng bước hoàn thiện và hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông, hệ thống vành đai theo quy hoạch, kết nối giao thông theo mạng nhằm giảm ùn tắc giao thông của khu vực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho Thủ đô. Tuy nhiên, đến nay, công trường dự án vẫn ngổn ngang máy móc, vật liệu thi công, chưa hẹn ngày hoàn thành.

Đặng Nhật

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文