Giao chức năng quản lý nhà nước về đào tạo, cấp bằng, giấy phép lái xe cho Bộ Công an là phù hợp

08:39 19/02/2022

Đó là nhận định của GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và GS.TS Nguyễn Minh Đức, đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh khi bàn đến vấn đề đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới.

Bảo đảm chính xác, khách quan, thống nhất

Theo thống kê, từ năm 2009 đến tháng 12/2021, toàn quốc đã xảy ra 361.636 vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ, làm chết 113.897 người, bị thương 356.149 người, chiếm hơn 97% số vụ, số người chết, người bị thương trong tổng số vụ tai nạn của các loại hình giao thông, gây thiệt hại rất lớn về tài sản. Đáng chú ý, nguyên nhân do lỗi chủ quan của người tham gia giao thông chiếm gần 90% tổng số nguyên nhân các vụ TNGT, trong đó có nguyên nhân thiếu kỹ năng cơ bản phải được đào tạo để xử lý tình huống; có trên 50% các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe kinh doanh vận tải, trong đó nhiều vụ TNGT thảm khốc làm chết, bị thương nhiều người, nguyên nhân do lái xe ngủ gật, sử dụng chất ma tuý, rượu bia… Cùng đó, các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông đường bộ diễn biến hết sức phức tạp, đã phát hiện  xử lý gần 40.000 vụ vi phạm pháp luật hình sự trên tuyến giao thông.

Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều nhưng theo phân tích của GS.TS Trần Ngọc Đường, chủ yếu liên quan tới người điều khiển phương tiện giao thông và tham gia giao thông, trong đó có liên quan tới hoạt động đào tạo, sát hạch và cấp GPLX cơ giới đường bộ. GS.TS Trần Ngọc Đường cũng chỉ rõ 3 vấn đề nảy sinh bất cập từ thực tiễn về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX hiện nay là quản lý nhà nước đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chưa tập trung, thống nhất và bị chia cắt; Quản lý người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là hai đối tượng quản lý có quan hệ chặt chẽ với nhau không tách rời nhau nhưng lại bị chia cắt, tách rời nhau để giao cho nhiều cơ quan quản lý.

Vấn đề bất cập cuối cùng là việc quản lý người điều khiển phương tiện giao thông thực chất là nhằm bảo vệ các quyền con người, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, TTATXH diễn ra trong môi trường giao thông nhưng lại không được giao trách nhiệm chính cho Bộ quản lý chuyên ngành về bảo vệ TTATXH đảm nhiệm.

Để đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch cấp GPLX cơ giới đường bộ, đáp ứng yêu cầu chính trị, pháp luật và thực tiễn, theo nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chức năng quản lý nhà nước về đào tạo, cấp bằng, GPLX cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ GTVT đang thực hiện nên giao cho Bộ Công an là phù hợp. Bởi vì, hiện nay Bộ Công an đang được giao nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia. Trong đó công tác bảo đảm trật tự an ninh, an toàn giao thông qua chức năng quản lý nhà nước về đào tạo, cấp bằng GPLX.

Ngoài ra, hiện cơ sở dữ liệu về GPLX được kết nối với cơ sở dữ liệu về xử phạt vi phạm hành chính, TNGT, đăng ký phương tiện là cơ sở để quản lý người lái xe, áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm hành chính, bảo đảm chính xác, khách quan, thống nhất, không bỏ lọt người vi phạm và xem xét tình tiết tăng nặng đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm trên toàn quốc…

Việc chuyển nội dung quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX về Bộ Công an là đúng với yêu cầu thực tế.

Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh, trật tự

Đồng quan điểm trên, GS.TS Nguyễn Minh Đức, đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra những luận điểm chặt chẽ cho rằng, việc chuyển giao chức năng quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho Bộ Công an là nhằm đáp ứng yêu cầu thống nhất quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, hạn chế tiêu cực trong quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Theo GS.TS Ngyễn Minh Đức, xem xét về tính lịch sử, từ năm 1995 trở về trước, nhiệm vụ quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX được giao cho ngành Công an chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, do sự chuyển biến về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, Đảng ta có chủ trương chuyển bớt một số nội dung quản lý nhà nước từ lực lượng vũ trang, trong đó có Bộ Công an sang các cơ quan quản lý dân sự, nên từ tháng 8/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 cụ thể hoá quan điểm của Đảng giao Bộ GTVT chịu trách nhiệm quản lý công tác này.

Việc chuyển giao khi đó được thực hiện dựa vào quan điểm Bộ Công an tập trung vào bảo vệ an ninh chính trị, TTATXH, phòng, chống tội phạm, việc quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX là quản lý hành chính  nhà nước thông thường nên không cần thiết giao cơ quan Công an thực hiện.

Từ khi được giao thực hiện nhiệm vụ này, Bộ GTVT đã tiến hành cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ, xã hội hoá nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe. Tuy nhiên, hoạt động đánh giá, cấp GPLX, quản lý sau cấp chỉ đơn thuần là hành chính, chưa gắn với việc giám sát, đánh giá ý thức chấp hành giao thông của người được cấp GPLX do Bộ GTVT không có chức năng quản lý nhà nước về ANTT. Trong khi đó, do sự phát triển quá nóng về lĩnh vực giao thông đường bộ; tình trạng vi phạm pháp luật về TTATGT vẫn là một vấn đề xã hội nhức nhối…

Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập quốc tế, việc tạo điều kiện mở cửa đường biên giới phục vụ giao thương, đi lại làm việc giữa các quốc gia trong khối ASEAN, việc quản lý con người, phương tiện đi lại phải đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh, phòng, chống các đối tượng từ nước ngoài lợi dụng chính sách quản lý cởi mở, và các sơ hở trong công tác quản lý để làm giả giấy tờ, lợi dụng để phá hoại an ninh quốc gia, hoạt động khủng bố. Yêu cầu đó đòi hỏi các hoạt động quản lý hiện tại luôn phải gắn với nhiệm vụ bảo đảm ANTT, trong đó lực lượng Công an là lực lượng có chức năng chính trong việc này.

Từ những vấn đề nêu trên, GS.TS Nguyễn Minh Đức đánh giá, nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh, trật tự thời gian tới là hết sức nặng nề. Rõ ràng, nhiều nội dung có liên quan đến ANTT mà hiện nay đang giao cho một số bộ, ngành quản lý cần được tính toán ưu tiêu chuyển giao về một đầu mối chịu trách nhiệm  chính là Bộ Công an. "Xuất phát từ vấn đề trên, đề nghị chuyển nội dung quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX về Bộ Công an quy định trong dự thảo Luật trật tự an toàn giao thông là cơ bản có căn cứ đúng với yêu cầu thực tế bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm TTATXH hiện nay", đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh một lần nữa.

Đ.Nhật

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố, đồng thời, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Tập đoàn Cao su Việt Nam và các đơn vị, cá nhân có liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.

Ngày 29/5, thông tin từ UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thời gian qua Thường trực Tỉnh ủy và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, các lực lượng chức năng đã phát hiện và giao Công an tỉnh tổ chức điều tra, xử lý 6 vụ việc vi phạm trong công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Nói đến cây phượng vĩ, ai cũng biết hoa màu đỏ thắm. Hay ở Đà Lạt có thêm hoa phượng tím. Bất ngờ, ở Sóc Trăng xuất hiện một cây phượng cho hoa màu vàng, khiến nhiều người kinh ngạc, thích thú.

Từ thông tin về một vụ trộm cắp xe máy ở khu nhà trọ cao tầng, lực lượng CSHS - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã quyết liệt truy tìm thủ phạm. Và rồi khi đã có đối tượng trong tay, chính những mâu thuẫn, vòng vo, bất minh trong lời khai của đối tượng, đã dẫn các điều tra viên đi tới một phán đoán khác nữa.

Mỹ đã xây dựng một bến tàu trị giá 320 triệu USD để viện trợ cho người dân Gaza. Nhưng, chỉ số lượng nhỏ hàng cứu trợ đến được với những người cần cứu giúp. Nỗ lực của Mỹ nhằm đưa viện trợ vào Gaza thông qua một bến tàu nổi ở Địa Trung Hải đã có khởi đầu chậm chạp và đối mặt với nhiều thách thức hậu cần. Điều này đã cản trở những nỗ lực rộng lớn hơn nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng nhân đạo ở vùng đất bị bao vây của người Palestine.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 34/2024 quy định về phương pháp xác định chỉ tiêu dân số với nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp và một số công trình có lưu trú khác. Một số điểm đáng chú ý là căn hộ 25 – 45m2 tính 1 người ở, căn hộ 45 – 70m2 tính 2 người ở, diện tích 70 – 100m2 tính 3 người ở…

Trong 5 tháng đầu năm 2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 11,55 triệu lượt, tăng 14 %; tổng thu từ khách du lịch đạt 45.856 tỷ đồng, tăng 23 % so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến, 6 tháng đầu năm, Hà Nội đón trên 14 triệu lượt khách, tăng 13,7%, thu 45.107 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Trên tinh thần bám sát vào sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cục CSHS, Công an TP Hà Nội và các cục nghiệp vụ đã phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng trong làm sạch dữ liệu khách hàng vay, tạo môi trường “sạch”, thông thoáng cho những người dân thật sự cần nguồn vốn để đầu tư kinh doanh, sản xuất, tránh không để họ bị lôi kéo, mắc bẫy hay sa chân vào vũng lầy “tín dụng đen”.

Nắng nóng gay gắt tiếp tục duy trì ở Bắc Bộ và Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-38 độ C. Thời tiết nắng nóng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các bệnh viêm hô hấp ở trẻ; đột quỵ, huyết áp ở người lớn tuổi. 

Tối 28/5, tại Nhà hát Hồ Gươm, Bộ Công an đã tổ chức gặp mặt, biểu dương các cháu là con liệt sĩ, con đỡ đầu, con nuôi Công an xã, con CBCS đạt các giải quốc gia, quốc tế năm học 2023-2024. Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động của “Trại hè yêu thương” năm 2024 do Bộ Công an tổ chức.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文