Nhiều ý kiến đồng tình xây dựng Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ

12:59 10/02/2022

Ngày 10/2, tại Học Viện Cảnh sát, Bộ Công an đã tổ chức Hội thảo khoa học hoàn thiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông  đường bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn. Tại Hội thảo, các ý kiến đều cho rằng cần thiết phải xây dựng và phát hành Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Tham dự Hội thảo có các đồng chí TS Đỗ Đức Hồng Hà-Phó Chủ nhiệm Uỷ ban tư pháp Quốc Hội; Đại tá Vũ Huy Khánh, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng và an ninh Quốc Hội; Đồng chí Trần Văn Thân, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo vệ pháp luật (Viện Kinh tế Luật pháp)-Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Cùng đại diện các bộ, ban ngành trung ương, địa phương; đại diện đại sứ quán Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam…

Tách Luật sẽ góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người

Chủ trì điều phối hội thảo, Thiếu tướng Trần Minh Hưởng- Giám đốc Học viện CSND cho biết, trật tự an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng nhằm bảo đảm cho trật tự, giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn, giảm thiểu tối đa thiệt hạ về người và tài sản.

Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là bộ phận quan trọng của trật tự, an toàn công cộng, được xem là bộ mặt của xã hội. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nói chung và trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng là yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của mỗi quốc gia và là điều kiện cần thiết để bảo đảm phát trển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

Trong những năm qua, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, có nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, quyết liệt tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó lực lượng Công an nhân dân nói chung, cảnh sát giao thông nói riêng làm nòng cốt, trực tiếp tham gia và đã đạt được những kết quả quan trọng.

Các đại biểu tham dự hội thảo khoa học sáng 10/2.

Thống kê cho thấy, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 64 triệu xe mô tô, 5 triệu xe ô tô. Trong khi lượng phương tiện giao thông đường bộ tăng cao, hạ tầng giao thông chưa phát triển, ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn chưa nghiêm nên tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ diễn ra phức tạp. Trung bình mỗi năm TNGT đã cướp đi sinh mạng của gần 10.000 người. Đáng báo động TNGT Việt Nam ở mức độ cao so với thế giới.

Cùng đó là tình trạng ùn tắc giao thông luôn thường trực, phức tạp. Bênh cạnh đó, các tuyến giao thông cũng chính là các kênh hoạt động của tội phạm hình sự. Trực trạng này là mối đe doạ  không nhỏ tới tình hình an ninh, trật tự trên các tuyến giao thông đường bộ. Nguyên nhân của tình hình trên có nhiều, song đáng quan tâm là do thể chế, chính sách, nhất là Luật giao thông đường bộ năm 2008 còn nhiều bất cập, hạn chế, thiếu cụ thể, không quy định rõ đơn vị chịu trách nhiệm chính và chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra .

Để khắc phục những lỗ hổng này, cần thiết phải xây dựng và ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ tách biệt với Luật đường bộ, nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Tạo ra bước chuyển biến cơ bản, bền vững trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, thiết lập và duy trì trật tư, an toàn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, giải quyết được những nguyên nhân cơ bản , sâu xa của thực trạng tai nạn giao thông, ùn tắc, bảo đảm an toàn về tính mạng,sức khoẻ cho người tham gia giao thông, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013; giảm ùn tắc giao thông gắn với bảo vệ môi trường; xây dựng văn hoá giao thông văn minh, tiệm cận với các quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Nhiều ý kiến đồng tình 

Tham dự hội thảo, ông Đỗ Đức Hồng Hà- Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội nhìn nhận: Việc xây dựng Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng về ba đột phá chiến lược, hiện thực hoá tư duy đổi mới, tạo ra bước chuyển biến cơ bản, bền vững trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo đảm an toàn về tính mạng sức khoẻ cho người tham gia giao thông, góp phần đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giảm ùn tắc giao thông gắn với bảo vệ môi trường...

Tuy nhiên, vị này cũng chỉ rõ, để bảo bảo tính minh bạch, khả thi của Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ cần làm rõ một số khái niệm, định nghĩa mới; bổ sung nhiều hành vi bị nghiêm cấm là những hành vi nguy hiểm, có nguy cơ cao gây ra tai nạn giao thông , ùn tắc hoặc gây mất an ninh, trật tự như điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong cơ thể có chất ma tuý hoặc các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng; dùng tay sử dụng điện thoại di động khi điều khiển phương tiện…

Tương tự, TS Trần Văn Tiến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc cũng đồng tình với việc tách luật. Vị này cho hay, Luật giao thông đường bộ năm 2008 qua gần 13 năm triển khai đã bộc lộ nhiều bất cập như quy tắc giao thông đường bộ còn thiếu và chưa sát thực tế; thiếu quy định để quản lý phương tiện giao thông, ràng buộc trách nhiệm pháp lý của chủ phương tiện; chưa quy định rõ trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của các bộ ngành, địa phương đối với từng nội dung cụ thể của công tác bảo đảm  trật tự an toàn giao thông. Do đó, việc xây dựng Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Cùng đó, Trung tướng Nguyễn Minh Đức - Phó Chủ nhiệm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và an ninh bày tỏ:  “Nếu cứ để Luật giao thông như hiện nay sẽ là bất ổn”. Vì vậy, để cho đất nước phát triển, doanh nghiệp phát triển thông thoáng, ùn tắc, tai nạn giảm thiểu thấp nhất, cần có luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Việc điều chỉnh đối với người thực thi pháp luật về ATGT chuẩn chỉ nhất, không trùng chéo. “Nhiệm vụ của người làm dự thảo là “bóc nạc ra nạc, mỡ ra mỡ” để tránh trùng nhau”, Trung tướng Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.

Là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ông Ngọ Duy Hiểu cũng nêu quan điểm: “ Với việc tách luật, tôi tán đồng và đánh giá cao tinh thần của hội thảo cũng như việc tiếp cận trật tự an toàn giao thông đường bộ là một bộ phận của an ninh Quốc gia”. Trong bối cảnh chúng ta đang phát triển, vấn đề an ninh con người đã được đề cao. Phải nói rằng đây là một vấn đề rất khó. Thực hiện điều này chứng tỏ Bộ Công an sẵn sàng lĩnh trách nhiệm là bộ phần nòng cốt để đảm bảo trật tự ATGT, ông Ngọ Duy Hiểu bày tỏ.

Dù hội thảo diễn ra trong một buổi sáng, song đã nhận được nhiều ý kiến tham luận có nội dung đóng góp đầy trách nhiệm và tâm huyết của các đại biểu. Nhìn tổng thể các tham luận đã làm rõ thực trạng áp dụng Luật giao thông đường bộ 2008. Sau 13 năm thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập. Một số nội dung về pháp luật chưa tương thích với thông lệ quốc tế,… Các ý kiến đều cho rằng cần thiết phải xây dựng và phát hành Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Việc ban hành Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ sẽ mang lại lợi ích lớn cho Nhà nước và người dân. Cụ thể, thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý rõ, cụ thể, đủ mạnh về cơ chế, chính sách trong đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông, vận tải đường bộ và phòng ngừa, làm giảm tai nạn giao thông, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, góp phần thúc đẩy, nâng tầm cả 2 lĩnh vực đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới; Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với lĩnh vực được phân công;  Phù hợp với quy luật phát triển và kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới; Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Phạm Huyền

Đêm 21/11 rạng sáng 22/11, các tổ công tác của Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai lực lượng tuần tra, xử lý xe quá tải lưu thông trên địa bàn đơn vị quản lý. Nhiều trường hợp vi phạm đã bị phát hiện xử lý, cánh tài xế “méo mặt” bởi mức phạt nặng.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang Florida Pam Bondi, 59 tuổi, làm Tổng chưởng lý Mỹ, nhanh chóng thay thế cựu ứng cử viên Matt Gaetz sau khi ông này rút lui.

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文