Những thách thức và “chìa khóa” thực hiện hiệu quả Đề án 06 tại Hà Nội

15:07 06/03/2023

Từ việc nhận diện được những nguy cơ chậm, muộn khi thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06, UBND TP Hà Nội đã chủ động đề ra các giải pháp thực hiện hiệu quả trong năm 2023. Những phần việc cụ thể và thời gian hoàn thành được công bố, yêu cầu các sở, ngành, chính quyền các cấp thực hiện nghiêm, hiệu quả.

Đánh giá kỹ những tồn tại, vướng mắc

Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, trong thời gian qua, chính quyền các cấp đã nhận thức nghiêm túc, sâu sắc, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các biện pháp, giải pháp để huy động sự vào cuộc, thực hiện của các cấp, các ngành, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 06 TP đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng tiến độ. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và nhân lực cơ bản đáp ứng việc triển khai thực hiện tốt đề án.

Tại cuộc họp ngày 28/2, bên cạnh những kết quả đã đạt được, UBND TP Hà Nội cũng khẳng định, còn nhiều hạn chế, khó khăn và điều đó đã tiềm ẩn những nguy cơ gây chậm, muộn khi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Đề án 06. Sự thẳng thắn, trách nhiệm của người đứng đầu UBND TP Hà Nội được xem là rất quan trọng, bởi có như vậy các sở, ngành, địa phương mới nhận diện được tồn tại, xác định cụ thể nhiệm vụ mà đơn vị mình cần phải giải quyết.

Lực lượng Công an Thủ đô tăng cường hướng dẫn người dân tạo và sử dụng tài khoản định danh điện tử.

Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, việc đưa vào vận hành chính thức hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của TP bị chậm tiến độ triển khai so với kế hoạch, điều này đã ảnh hướng tới việc triển khai một số nhiệm vụ như số hóa, tích hợp dịch vụ công trực tuyến, đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính và một số nhiệm vụ khác.

Quá trình thực hiện số hóa tại bộ phận một cửa của các sở, ngành và bộ phận một cửa của UBND cấp huyện đang bị chậm so với lộ trình đề ra. Một trong những nguyên nhân đó là, chưa có tính năng số hóa của hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố và hướng dẫn chi tiết về quy định đối với lưu trữ hồ sơ điện tử của Bộ Nội vụ và các đơn vị liên quan. Việc ban hành hướng dẫn và thống nhất danh mục mã số hồ sơ, thành phần hồ sơ số hóa chưa được các bộ chủ quản hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện.

Công tác thực hiện thuê doanh nghiệp bưu chính công ích đảm nhận một số nội dung nhiệm vụ tại bộ phận một cửa theo quy định tại Nghị định 107/2021/NĐ-CP chưa triển khai được do chưa có thông tư hướng dẫn về định mức, mức chi hoặc thuê cho việc thực hiện nội dung này; năng lực của doanh nghiệp bưu chính công ích đáp ứng yêu cầu còn hạn chế (chưa đảm bảo khả năng đáp ứng việc thực hiện toàn bộ nội dung tại bộ phận một cửa các cấp).

Báo cáo trước Tổ công tác thực hiện Đề án 06 của Chính phủ vào chiều 28/2, UBND TP Hà Nội thẳng thắn chỉ ra, việc triển khai một số dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 còn nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc đối với cả cán bộ công chức và người dân. Hiện, thành phố đã triển khai 25/25 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu theo Đề án 06, tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện còn một số khó khăn, vướng mắc dẫn đến tỷ lệ thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên một số lĩnh vực còn hạn chế.

Công tác cấp CCCD, định danh điện tử còn một số bất cập, khó khăn về mặt kỹ thuật khi thu thập hồ sơ làm CCCD, định danh điện tử, khi người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng VNEID. Về kết nối, chia sẻ các cơ sở dữ liệu, qua triển khai các dịch vụ công trực tuyến cho thấy, việc xây dựng và chia sẻ các cơ sở dữ liệu như: chứng sinh điện tử/báo tử điện tử/khám sức khỏe điện tử/bảo hiểm xã hội/người có công/trẻ em…còn hạn chế và chưa được chú trọng triển khai để tận dụng và hỗ trợ việc giải quyết các dịch vụ công trực tuyến theo đúng lộ trình.

Việc kết nối các hệ thống chuyên ngành, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành với địa phương còn nhiều khó khăn, chưa thực sự thông suốt (hạ tầng, công nghệ đặc biệt đối với các hệ thống xây dựng đã lâu, chưa kịp thời cập nhật, điều chỉnh theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành). Quá trình liên kết và cung cấp, trao đổi thông tin giữa các hệ thống còn gặp tình trạng chậm, chưa kịp thời; đồng bộ trạng thái dữ liệu giữa các phần mềm (Tư pháp – Công an – Bảo hiểm với phần mềm liên thông và cổng dịch vụ công trong 2 nhóm dịch vụ công liên thông) chậm, lỗi ảnh hưởng tới thời gian giải quyết thủ tục hành chính và chưa hoàn chỉnh các tính năng.

Rõ trách nhiệm, những phần việc phải hoàn thành

Thông tin với PV, Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an cho biết: Những nhiệm vụ, lộ trình , thực hiện các phần việc của bộ, ngành, địa phương đều rất rõ ràng và Hà Nội cũng nằm trong số đó.

Cũng theo đại diện Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Chỉ thị 05/CT-TTg của Chính phủ đã khẳng định Đề án 06 đã mang lại những kết quả tích cực bước đầu, làm tiền đề cho việc triển khai các nhiệm vụ các năm tiếp theo. Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và biểu dương tinh thần tích cực vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương trong triển khai Đề án 06 trong thời gian qua, tiêu biểu có TP Hà Nội. Bên cạnh những kết quả đạt được, Chính phủ cũng chỉ ra thực trạng một số tồn tại, hạn chế là “điểm nghẽn” làm chậm tiến độ triển khai Đề án.

Cụ thể như, hệ thống các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, chưa thực hiện số hóa, kết nối, chia sẻ, liên thông, khai thác dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Chưa có cách làm phù hợp, chưa thực sự lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm nên dịch vụ công thiết kế chưa thuận lợi. Trình độ, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết công việc trên môi trường số của cán bộ, công chức chưa thuần thục. Chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế, chưa thuận lợi cho người dùng, số người thực hiện bằng hình thức trực tiếp còn chiếm tỷ lệ cao (trên 70%).

Dữ liệu của các bộ, sở, ngành cần sớm số hóa, liên thông, kết nối để phục vụ nhân dân khi thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.

Việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, người dân phải cung cấp thông tin và đi lại nhiều lần. Công tác chỉ đạo, điều hành còn theo phương thức truyền thống, chưa đổi mới sáng tạo, xử lý trên môi trường mạng còn chưa tốt. Công tác đảm bảo an ninh, an toàn chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng…Những tồn tại, hạn chế này không chỉ riêng ở Hà Nội mà còn là câu chuyện chung của hầu hết các tỉnh, thành phố, bộ, ngành.

Đối với UBND TP Hà Nội, để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên, TP Hà Nội đặt ra 7 giải pháp và kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành 5 nhóm vấn đề gồm: ban hành các văn bản hướng dẫn; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành; thực hiện các dịch vụ công trực tuyến; công tác cấp căn cước công dân, định danh điện tử và làm sạch dữ liệu dân cư; huy động nguồn lực.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 06 với quyết tâm chính trị cao, xuyên suốt từ cấp Thành phố tới cơ sở; tích cực, chủ động triển khai 20 nhiệm vụ của địa phương trong năm 2023 đảm bảo thiết thực, hiệu quả, góp phần hoàn thành sớm nhiệm vụ xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, thực hiện có hiệu quả Đề án 06 với tinh thần năm 2023 là “Năm dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”.

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội cũng nhìn nhận, phải xác định việc triển khai thực hiện Đề án 06 tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân, sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; dễ làm trước, khó làm sau, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo phương châm dữ liệu phải “đúng, đủ, sạch, sống”, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.

Nâng cao hiệu quả, chất lượng cung cấp và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện. Đẩy mạnh các tiện ích phục vụ phát triển công dân số, tăng cường nghiên cứu ứng dụng dữ liệu dân cư, CCCD gắn chip, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Quá trình triển khai phải thực hiện một cách bài bản, đúng quy định, thực chất, hiệu quả, tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí, đặc biệt là tránh hình thức; đảm bảo mục tiêu phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phù hợp với yêu cầu thực tế, đặc thù, đặc điểm tại địa phương.

Công an TP Hà Nội cùng với Văn phòng UBND TP, các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn, trách nhiệm phối hợp các cơ quan, đơn vị được giao, chủ trì thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06 theo hướng dẫn từng giai đoạn, thời gian hoàn thành cụ thể, không được chậm, muộn.

Hoàng Phong

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文