Hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển công nghiệp an ninh

“Tháo” khó khăn về pháp lý, tạo động lực cho phát triển công nghiệp an ninh (bài cuối)

06:45 02/10/2023

Mặc dù công nghiệp  an ninh (CNAN) đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo sát sao việc xây dựng và phát triển cũng như yêu cầu từ thực tiễn khách quan song do thiếu nguồn lực và đặc biệt là chưa có văn bản luật chuyên ngành có hiệu lực pháp lý đủ mạnh để thể chế hóa nên đến nay việc phát triển CNAN còn gặp rất nhiều khó khăn, tồn tại và hạn chế.

Nhiều khó khăn, tồn tại

Hiện nay, chức năng quản lý nhà nước về CNAN chưa phát huy tối đa hiệu lực trong phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tham mưu cho Đảng, nhà nước về xây dựng và phát triển CNAN. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển CNAN trong tổng thể công nghiệp quốc gia, của từng địa phương chưa được coi trọng đúng mức; CNAN chưa có tính lưỡng dụng cao để kết hợp an ninh với kinh tế, kinh tế với an ninh. Việc lập các quy hoạch, kế hoạch phát triển CNAN có bước đổi mới, nhưng tính thực tiễn, hiệu quả còn chưa cao. Chưa gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu thiết kế với sản xuất, sửa chữa và với vận hành sử dụng. Bên cạnh đó, sự thu hút các thành phần kinh tế dân sinh tham gia sản xuất mặt hàng về CNAN còn nhiều hạn chế. Cơ chế ưu tiên sử dụng các sản phẩm do CNAN sản xuất chưa được hoàn thiện.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức phiên họp thường trực ủy ban mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên quốc phòng.

Các nội dung trọng yếu của CNAN như đào tạo, gìn giữ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; huy động tiềm lực và đa dạng hóa nguồn lực đầu tư nâng cao tiềm lực cho CNAN; khoa học công nghệ và sản xuất sản phẩm an ninh công nghệ cao chưa được xây dựng cơ chế đặc thù và luật hóa cơ chế, chính sách. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu thiết kế, chế tạo, nghiên cứu sản xuất các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị, vật tư kỹ thuật nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu. Chưa có nhiều nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, nhất là lĩnh vực thiết kế chế tạo, sản xuất các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị, vật tư kỹ thuật nghiệp vụ. Cơ chế, chính sách về khoa học công nghệ, cơ chế quản lý, điều hành các chương trình, dự án khoa học công nghệ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị, vật tư kỹ thuật nghiệp vụ mới còn bất cập, chồng chéo, chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản và đơn vị chủ trì. Việc áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học công nghệ trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị, vật tư kỹ thuật nghiệp vụ mới còn bất cập.

Nguồn lực về nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa của ngành CNAN còn hạn chế, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu trang bị sử dụng và nhiều thiết bị, công cụ cần trang bị cho lực lượng CAND nhưng các công ty trong nước không sản xuất được. Do đó, để đáp ứng yêu cầu công tác, một số thiết bị nghiệp vụ phải nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến một số bất cập như: các thiết bị nhập khẩu thường có giá thành cao; việc sửa chữa, nâng cấp gặp khó khăn do không có sẵn vật tư, linh kiện thay thế, phải phụ thuộc công nghệ, thiết bị, chuyên gia của nước ngoài; yếu tố bảo mật hạn chế; tính chủ động nghiên cứu, sản xuất chưa cao.

 Kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư cho CNAN còn hạn hẹp, dẫn tới quy mô các cơ sở CNAN nhỏ, lẻ, chưa đồng bộ. Khả năng tự chủ tài chính của một số cơ sở nghiên cứu, sản xuất còn thấp; tính hỗ trợ, liên kết, hợp tác sản xuất chưa cao; dây chuyền máy móc của các doanh nghiệp trong CNAN đã dần lạc hậu theo thời gian khai thác, vận hành, sản xuất. Nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ còn thấp dẫn tới sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ chưa cao, kéo theo tỷ lệ cung ứng sản phẩm CNAN thấp. Về quy hoạch, nguồn vốn, đất phục vụ cho phát triển CNAN còn một số vướng mắc, bất cập, chưa quy định mang tính đặc thù cho phát triển CNAN nói riêng, CNQP, an ninh nói chung theo tinh thần tại các nghị quyết của Đảng về phát triển CNQP, an ninh…

Văn bản pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp an ninh

Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật về CNAN chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển CNAN trong tình hình mới. Cơ sở pháp lý chung điều chỉnh lĩnh vực CNQP, CNAN và ĐVCN cao nhất là Hiến pháp 2013 (Điều 14, Điều 68), Luật Quốc phòng 2018, Luật CAND và các luật chuyên ngành khác. Cơ sở pháp lý trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực CNAN là Nghị định số 63/2020/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Như vậy, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào tầm luật điều chỉnh trực tiếp về CNQP, CNAN và ĐVCN để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, nhất là luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển CNQP, CNAN; đồng thời, để thống nhất với các luật ban hành trong thời gian qua quy định về vấn đề này.

Một số quy định về CNAN còn có nội dung chưa thống nhất và hiện nay không còn phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành; thiếu hành lang pháp lý cho doanh nghiệp CNAN tham gia nghiên cứu, thiết kế, sản xuất sản phẩm công nghệ cao đạt hiệu quả (Các quy định về cơ chế để hợp tác với các tổ chức khoa học công nghệ, viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp; cơ chế thành lập và sử dụng quỹ đầu tư cho đổi mới sáng tạo; hướng dẫn đăng ký và chế tài bảo hộ sáng chế mật; quy định về cơ chế đặc thù trong mua sắm vật tư, linh kiện, thiết bị, máy móc phục vụ cho các nhiệm vụ CNAN; quy định để định giá các sản phẩm CNAN công nghệ cao).

Chính vì vậy, việc xây dựng dự án Luật CNQP, AN và ĐVCN là một nhiệm vụ chính trị, pháp lý đặc biệt quan trọng của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng nhằm hoàn thiện một bước cơ sở pháp lý cho việc phát triển CNAN theo hướng toàn diện, đồng bộ, hiện đại, đặc thù.

Để bảo đảm thể chế đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển CNQP, an ninh nói chung và CNAN nói riêng, dự án Luật CNQP, an ninh và ĐVCN sẽ được xây dựng trên nền tảng các chính sách về CNAN (tương đồng với các chính sách về CNQP), cụ thể như sau:

Một là, phát triển CNAN theo hướng lưỡng dụng, huy động sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động CNAN.

Hai là, hoàn thiện, đổi mới hệ thống tổ chức CNAN.

Ba là, thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển CNAN.

Bốn là, huy động nguồn lực cho CNAN.

Nguyễn Hương

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ biểu dương Đảng uỷ Cục CSGT đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, đã lãnh đạo Đảng bộ hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cục đề ra.

Nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, ngày 8/1, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper có buổi gặp gỡ sinh viên, giảng viên và lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU). 

Sau 1 tuần Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực với việc tăng nặng xử phạt nhiều hành vi vi phạm giao thông đã tạo ra được bộ mặt mới về giao thông với việc ý thức của người nâng cao rõ rệt, tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược, đi trên vỉa hè… giảm mạnh.

Ra đường với cái đầu “nóng”, khi xảy ra va chạm giao thông, nhiều người không cần biết đúng sai, nhẹ thì chửi bới, nặng thì lao vào ẩu đả, hung hăng xuống tay đánh đập dã man người khác. Chỉ một phút côn đồ mà vướng vòng lao lý, để lại vết nhơ cả cuộc đời…

Nhiều tài xế xe máy ở Hà Nội đi vào đường Vành đai 2 trên cao (tuyến đường dành cho ô tô di chuyển với tốc độ tối đa 80km/h), đã đưa ra nhiều lý do như "không chú ý biển báo", "đi nhầm đường"... để biện minh cho hành vi vi phạm. Với hành vi vi phạm nêu trên, ngoài việc bị xử phạt hành chính thì tài xế còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Sau hai ngày TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm, chiều 8/1, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Bình thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội và đề nghị hình phạt đối với các bị cáo.

Ngày 8/1, Đảng bộ Phòng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Công an tỉnh Khánh Hòa tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đơn vị được Tỉnh ủy và Đảng bộ Công an tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo tổ chức đại hội điểm, nhiệm kỳ 2025-2030. 

Đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng này đã thành lập trên 80 công ty nhưng không tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh thực tế nào mà chỉ để thực hiện hành vi bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng khống trị giá hơn 10 nghìn tỷ đồng…

Thứ trưởng Phạm Thế Tùng yêu cầu, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ cần tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết về Chiến lược phát triển lực lượng kỹ thuật nghiệp vụ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045, bảo đảm mục tiêu đưa lực lượng Kỹ thuật nghiệp vụ tiến thẳng lên hiện đại vào năm 2025…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文