Thêm góc nhìn trước đề xuất 350.000 tỷ đồng “chấn hưng văn hóa”

07:27 06/11/2023

Nhân đọc chuyên đề “Chấn hưng văn hóa” ngày 27/10 vừa qua trên Báo CAND, dưới góc nhìn cá nhân, tôi đồng tình với quan điểm “Sự vô tận của văn hóa nên cần phải có bộ đo lường và ai là người chịu trách nhiệm” của tác giả Đức Hoàng; đồng thời cũng ủng hộ “chấn hưng văn hóa phải xuất phát từ giáo dục” trong bài “Chấn hưng văn hóa từ đâu?” của tác giả Hà Quang Minh. Tuy nhiên, người viết cũng xin góp thêm một góc nhìn để làm rõ thêm vấn đề: Tại sao lại cần phải chấn hưng văn hóa và tại sao chấn hưng văn hóa phải song trùng với sự nghiệp giáo dục?

Vẫn “nóng” đề xuất 350.000 tỷ đồng

Dư luận đang chưa “nguôi” về câu chuyện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đề xuất Chính phủ chi 350.000 tỷ đồng cho mục tiêu “chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn 2025-2035”, thì đề xuất 350.000 tỷ đồng cho mục tiêu chấn hưng văn hóa lại “nóng” lên khi trong phiên thảo luận tổ tại Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết: “Đề xuất 350.000 tỷ đồng chấn hưng văn hóa là dùng cho các địa phương trong 11 năm, không phải lấy cho Bộ VH-TT&DL. Số tiền này được tổng hợp từ nhu cầu chính đáng của các địa phương, đã được cân nhắc, tính toán và sẽ lượng hóa cụ thể theo ngân sách từng giai đoạn”.

Ảnh minh hoạ

Lý do mà Bộ VH-TT&DL đưa ra đó là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định văn hóa là trụ cột, nền tảng phát triển xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước.

Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc tháng 11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tư tưởng “văn hóa còn thì dân tộc còn”. Tiếp theo là căn cứ vào Kết luận số 42 về kinh tế - xã hội năm 2022-2023 của Trung ương cũng yêu cầu triển khai Chương trình quốc gia về phát triển văn hóa. Năm 2022, Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Theo đề xuất, đến năm 2030 có 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ ba loại hình thiết chế văn hóa như trung tâm văn hóa hoặc trung tâm văn hóa nghệ thuật, bảo tàng, thư viện. Cấp huyện và cấp xã có trung tâm văn hóa thể thao, 95% di tích quốc gia đặc biệt và 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo. Có ít nhất 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi được thụ hưởng, tham gia các hoạt động văn hóa.

Đến năm 2035, 100% thư viện bảo đảm điều kiện hoạt động, 100% công chức, viên chức lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, văn nghệ sĩ thuộc đơn vị công lập được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, có năm trường đại học trọng điểm và hai viện nghiên cứu được tập trung đầu tư trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu trọng điểm quốc gia trong các lĩnh vực âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, văn hóa ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. Dĩ nhiên, đề xuất này đang nhận được những ý kiến trái chiều từ dư luận, cũng như giới chuyên gia.

Cẩn trọng việc lạm dụng đầu tư “phần xác” mà thiếu “phần hồn”

Chúng ta sẽ thấy hợp lý khi nếu xét riêng về văn hóa truyền thống, chúng ta có trên 400 di sản văn hóa phi vật thể và hàng nghìn di tích văn hóa lịch sử được công nhận ở cấp thế giới, quốc gia và tỉnh. Và để duy trì, phát huy các giá trị văn hóa, các thiết chế văn hóa cũng rất cần thiết. Có điều, đúng như đại biểu Phạm Văn Hòa nói: “Thời gian qua, có thể nói rằng, thiết chế văn hóa cơ sở của chúng ta đang thực hiện còn hình thức. Bộ VH-TT&DL cần định hình lại thiết chế văn hóa. Không làm cẩn thận sẽ rất hình thức và gây tốn kém, lãng phí”. Và dưới góc nhìn cá nhân, người viết xin phép được diễn giải thêm vấn đề “tại sao chấn hưng văn hóa lại phải song trùng với sự nghiệp giáo dục?”.

Tôi nghĩ rằng, để lại “nhà cao cửa rộng”, khối tài sản kếch xù cho con cháu không bằng bồi dưỡng cho con cháu về hệ tư tưởng, truyền thống hiếu học của gia tộc, nề nếp gia phong, đạo đức, trí tuệ, dũng mãnh, tinh thần tự lực tự cường, tự trọng bản thân, tự tôn văn hóa dân tộc.

Nói vậy bởi từ cổ chí kim, tất cả các triều đại hưng vượng đều là do công lao gây dựng bằng hệ tư tưởng, đạo đức, trí tuệ, dũng mãnh, tinh thần tự lực tự cường, tự tôn văn hóa dân tộc, yêu nước thương dân của các vị vua đầu triều. Và cuối cùng cũng đều suy vong bởi các ông vua cuối triều vì chỉ biết lo hưởng thụ trong cung vàng điện ngọc, đánh mất hệ tư tưởng, mất truyền thống tốt đẹp của cha ông, mất đạo đức - trí tuệ - dũng mãnh, mất tinh thần tự lực tự cường, mất tính tự tôn văn hóa dân tộc, mất lòng dân.

Cũng vậy, văn hóa là một phạm trù rất lớn, rất phức tạp và rất khó khăn. Cho nên việc đầu tư số tiền 350.000 tỷ đồng để chấn hưng văn hóa, trong đó phải tạo ra nhiều thiết chế văn hóa như trung tâm văn hóa, trung tâm văn hóa nghệ thuật, bảo tàng, thư viện... nếu không cẩn trọng thì đó chỉ là đầu tư cho “phần xác”, mà văn hóa là cái “phần hồn”, nhất là tiếng nói và chữ viết. Nói cách khác, những cái gọi là thiết chế kia chỉ là trống rỗng, vô hồn. Bởi vì, văn hóa nằm ở trong tâm tính mỗi con người, lưu truyền ở mọi dạng thức khác nhau thông qua hoạt động của con người. Do đó, những thiết chế kia sẽ không bằng việc tạo ra môi trường sáng tạo văn hóa thông thoáng, trào lưu sáng tạo văn hóa sôi động trong lành mạnh, kế thừa và phát triển được hệ tư tưởng, truyền thống tốt đẹp của cha ông.

Tức là, chấn hưng văn hóa là chấn hưng hệ tư tưởng, truyền thống hiếu học của gia tộc, nề nếp gia phong, đạo đức, trí tuệ, dũng mãnh, tinh thần tự lực tự cường, tự trọng bản thân, tự tôn văn hóa dân tộc trong mỗi con người. Và việc chấn hưng văn hóa phải song trùng cùng với sự nghiệp giáo dục.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trong một hội thảo từng nhìn nhận: “Giáo dục là một thiết chế văn hóa, thậm chí có thể coi là một thiết chế lớn nhất, là một lĩnh vực của văn hóa và bản thân giáo dục cũng chính là văn hóa. Giáo dục và đào tạo là con đường để tạo dựng các giá trị văn hóa, bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa, sáng tạo văn hóa và từ đó điều chỉnh, phát triển văn hóa”.

Có thể nói, bản chất cội nguồn ngàn đời của dân tộc không thể nào mất đi, nhưng hiện hữu nỗi lo là có sự đứt gãy, lu mờ trong giai đoạn nhất định. Do vậy, vai trò của giáo dục càng quan trọng. Giáo dục phải nuôi dưỡng từ nền tảng của “nếp nhà”, từ ứng xử nhân ái, nghĩa tình ở xung quanh cộng đồng nhỏ, ra đến tâm thế chung của toàn xã hội, đất nước. Rồi được chăm bồi, phát triển trong giáo dục lành mạnh. Một khi giáo dục con người có sức mạnh nội sinh thì con người sẽ vững vàng, có được “bộ lọc” khi đón nhận, tiếp thu “cái mới” một cách bình tĩnh, chắt lọc tinh hoa. Gốc rễ của văn hóa phải song trùng từ giáo dục là thế. Còn nếu chỉ đổ tiền hàng trăm nghìn tỷ cho những công trình, dự án gắn mắc chấn hưng văn hóa thì rất khó kiểm soát, tạo điều kiện cho tham nhũng và làm lãng phí tiền của nhân dân.             

Sông Hàn

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文