Xây dựng tiềm lực công nghiệp quốc phòng, an ninh tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng

17:46 11/09/2023

Chiều 11/9, Trung tướng Lê Tấn Tới, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) của Quốc hội đã chủ trì Phiên họp Thường trực Uỷ ban mở rộng để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Tham dự phiên họp có các đồng chí trong Thường trực UBQPAN; đại diện các Uỷ ban của Quốc hội, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương...

Chủ nhiệm UBQPAN Lê Tấn Tới cho biết, thực hiện Nghị quyết số 89 ngày 2/6/2023 của Quốc hội khoá XV về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Chính phủ đã có Tờ trình số 428 ngày 3/9/2023 về Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Hồ sơ dự án luật đã được chuẩn bị tương đối đầy đủ, kỹ lưỡng.

Chủ nhiệm UBQPAN Lê Tấn Tới phát biểu tại phiên họp.

Với tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, phát huy dân chủ, cùng đồng hành với UBQPAN và Ban soạn thảo, Chủ nhiệm UBQPAN Lê Tấn Tới mong nhận được nhiều ý kiến sâu sắc, trí tuệ, thẳng thắn, cởi mở của các đại biểu, đại diện các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, qua đó, giúp UBQPAN hoàn thiện báo cáo thẩm tra trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Theo Tờ trình do Thiếu tướng Phạm Thanh Khiết, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng trình bày, từ thực tiễn các cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới những năm gần đây, dự báo chiến tranh trong tương lai và yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới đã đặt ra yêu cầu, đòi hỏi phải xây dựng tiềm lực công nghiệp quốc phòng, an ninh tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng; thực hiện động viên công nghiệp rộng khắp để chủ động ngăn ngừa từ sớm, từ xa, đẩy lùi và sẵn sàng đối phó thắng lợi trong mọi tình huống, đủ nội lực đánh bại mọi hình thức chiến tranh xâm lược, bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Thiếu tướng Phạm Thanh Khiết thay mặt Cơ quan soạn thảo trình bày tờ trình.

Mục đích xây dựng luật nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trước mắt và lâu dài, bao gồm cả đảm bảo cơ chế, chính sách đặc thù cho những lĩnh vực đặc biệt của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh. Phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp trong đảm bảo vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân...

Bố cục dự thảo luật gồm 7 chương, 73 điều, bảo đảm phù hợp, thống nhất với Hiến pháp 2013, Luật Quốc phòng 2018, Luật CAND 2018 và các văn bản pháp luật liên quan.

Thiếu tướng Trần Đức Thuận trình bày báo cáo thẩm tra.

Qua thẩm tra, Thiếu tướng Trần Đức Thuận, Uỷ viên Thường trực UBQPAN cho biết, Thường trực UBQPAN nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp như Tờ trình của Chính phủ; khắc phục những hạn chế, bất cập sau 15 năm thực hiện Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng (năm 2008), 20 năm thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp (năm 2003) và thực tiễn phát triển công nghiệp an ninh từ Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, bảo đảm an ninh quốc gia, phòng thủ và bảo vệ Tổ quốc thời bình và thời chiến.

Chủ nhiệm UBQPAN Lê Tấn Tới với các đại biểu tham dự phiên họp.

Thường trực UBQPAN đề nghị, Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát, đánh giá, phân tích đầy đủ hơn các căn cứ về chính trị, pháp lý, thực tiễn, đặt công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trong tổng thể nền công nghiệp quốc gia và cả nền kinh tế, trước yêu cầu xây dựng và tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh của đất nước để có sự phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, làm rõ thêm về sự cần thiết ban hành luật...

Dưới sự điều hành của Chủ nhiệm UBQPAN Lê Tấn Tới, các đại biểu đã thảo luận, phân tích làm rõ sự cần thiết, phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật; về quy hoạch xây đựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; về bảo đảm nguồn lực cho công nghiệp quốc phòng, an ninh; về nguyên tắc tổ chức, hoạt động công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh; về chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp, mô hình động viên viên công nghiệp, mở rộng đối tượng...

Quỳnh Vinh

Ngày 11/5, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư khen Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an tỉnh Phú Yên về thành tích đấu tranh chuyên án, triệt phá đường dây thu thập, sử dụng thông tin cá nhân để mở và bán tài khoản ngân hàng trái phép.

Đối với các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang được Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp tục điều tra, làm rõ.

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam (Ban Giao thông), 1,3 triệu m3 cát tạp chất được nạo vét dọc khu vực sông Cổ Cò từ TP Hội An, thị xã Điện Bàn ra TP Đà Nẵng đã nhiều lần tổ chức đấu giá nhưng không có đơn vị nào tham gia do giá khởi điểm cao, khối lượng cát đấu giá lớn.

Ngày 11/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Lò Minh Phương (SN1991, trú tại tổ 2, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La), nguyên nhân viên ngân hàng trên địa bàn TP Sơn La về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viên thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 11/5, Phòng CSHS phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng và các đơn vị chức năng đã triệt phá nhóm đối tượng có hành vi Lừa đảo trên không gian mạng với thủ đoạn giả danh sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Thái Nguyên.

Liên quan đến thông tin Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam Hoàng Đình Tùng và vợ Trần Thị Hồng Nga về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, chiều 11/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết đang tiếp tục điều tra, xác minh mở rộng các đối tượng môi giới trong đường dây này và xác minh, làm rõ thêm nhiều người đã được tổ chức cho xuất cảnh hoặc đã đăng ký, nộp tiền cho cặp vợ chồng này.

Cắt khóa, dập lửa, cứu người, cứu hàng hóa...một cách nhanh gọn lẹ của 22 "Tổ liên gia an toàn PCCC" trong Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức cho thấy người dân đã bắt đầu ý thức được việc PCCC, cứu nạn cứu hộ, có thêm nhiều kinh nghiệm và các Tổ liên gia an toàn PCCC phát huy được hiệu quả...

Hai đối tượng gồm Đào Văn Nhật Tùng (SN 1985) và Lê Văn Minh (SN 1984, cùng trú tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Bị phát hiện đang khai thác cát trái phép, Tùng và Minh đã điều khiển tàu tháo chạy rồi dùng ống xịt áp suất lớn phun nước về phía phương tiện của lực lượng chức năng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文