Kỷ niệm 69 năm thành lập nước (2/9/1945-2/9/2014):

“ Ba Đình nắng”- Một tư liệu lịch sử bằng âm nhạc

19:00 30/08/2014
Tất thảy mọi người Việt Nam, không ai không ghi nhớ một ngày trọng đại trong lịch sử dân tộc: 2/9/1945. Đó là ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Những ai có dịp chứng kiến giờ phút thiêng liêng của lịch sử sẽ không thể quên bối cảnh quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 hôm đó. Một biển người và cờ đỏ sao vàng đứng chật quảng trường, rừng cờ tung bay phấp phới trước gió mùa thu. Biển người rạng rỡ hân hoan, náo nức hồi hộp chờ đợi giây phút vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra đất nước.

Sự kiện lịch sử này đã được tái hiện trong văn, thơ, hội họa, phim tài liệu, nhưng trong âm nhạc thì đó là bài hát Ba Đình nắng của 2 tác giả: nhà thơ Vũ Hoàng Địch và nhạc sĩ Bùi Công Kỳ.

Sinh thời, có lần Bùi Công Kỳ kể về sự ra đời của bài hát: “Chứng kiến không khí ngày hôm đó – 2/9/1945 - tôi không kìm nén được xúc động. Ai mà không sống trong ngày ấy thì khó có thể hiểu được tâm trạng của tôi cũng như bao người dân Việt. Tôi tự nhủ mình phải viết một bài hát về sự kiện lớn lao này. Về kỹ thuật viết bài hát thì tôi không đến nỗi lúng túng vì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã từng sáng tác bài Hồn Việt Nam. Nhưng rồi bận nhiều công việc và cũng loay hoay mãi vẫn không biết bắt đầu như thế nào, sẽ khai thác những ý tứ gì. Sau đó phải tới gần 2 năm, đến 1947, tôi đọc được bài thơ Ba Đình nắng của Vũ Hoàng Địch. Thế là tôi nảy ý nghĩ sẽ phổ bài thơ thành bài hát. Tôi thấy Vũ Hoàng Địch đã nói được rất nhiều điều sâu sắc trong bài thơ. Chỉ cần lựa chọn được một ngôn ngữ âm nhạc phù hợp để chuyển tải là sẽ thành công”.

Người nghe đã rất ấn tượng và bị cuốn hút mạnh ở ngay 2 câu mở đầu bài hát trong đó tiết nhạc đầu tiên là một tiếng reo vui đồng thời biểu hiện hình tượng lá cờ đỏ sao vàng của dân tộc đang phấp phới bay trên kỳ đài:“Gió vút lên! Ngọn cờ trên kỳ đài phấp phới. Gió vút lên! Đây bao nguồn sống mới dạt dào”.

Tiết nhạc “gió vút lên” được tác giả viết ngay ở âm khu cao và tiếng vút được hát luyến 4 nốt khiến người nghe tưởng tượng ra tiếng gió mùa thu, đồng thời hình dung lá cờ bay phấp phới, rất kiêu hãnh trên kỳ đài đặt ở vị trí cao so với mặt bằng quảng trường Ba Đình lúc ấy. Có thể nói chủ đề bài thơ của Vũ Hoàng Địch xuyên suốt toàn bộ tác phẩm dồn ở câu thứ 2: Đây bao nguồn sống mới dạt dào. Vâng, từ ngày 19/8 rồi sau đó là ngày 2/9/1945, đất nước ta có một nguồn sống mới thật dạt dào. Đó là toàn thể dân tộc đã đứng lên giải phóng mình thoát khỏi xiềng xích nô lệ, giành độc lập tự do. Chủ đề xuyên suốt đó luôn được tái hiện qua hình tượng lá cờ đỏ sao vàng hiện ra trong bài thơ thành bài hát: “Tôi về đây lắng nghe bao tiếng gọi của mùa thu Cách mạng vàng sao. Tôi về đây trong nắng nhớ thu nào. Sao vàng mọc, muôn sao vàng tung cánh”. Sang đoạn sau của bài hát, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng lại được tô đậm thêm. Có cảm giác như sắc đỏ của quốc kì đã nhuộm thắm cả một không gian rộng lớn, rực rỡ cả thủ đô: “Ba mươi sáu phố phường hôm ấy là những nhánh sông đỏ bóng cờ. Chói lọi sao vàng hoa vĩ đại. Năm cánh xòe trên năm cửa ô”. Năm cánh sao mà xòe trên năm cửa ô thì quả là một tưởng tượng ngoạn mục. Chỉ có người dân của một đất nước vừa thoát khỏi tròng nô lệ, được nghển cổ thở hít bầu không khí tự do mới có thể có được cảm xúc như thế và mới liên tưởng được như thế. Trong câu nhạc trên, Bùi Công Kỳ đã xử lý tiếng cánh ở nốt fa thăng là nốt cao nhất bài (các nốt son chỉ hát lướt), lại quy định ngân tự do. Nếu người hát cảm nhận được cảm xúc và ý đồ của nhạc sĩ sẽ tạo được hình tượng bề thế của một không gian cao, rộng, bao la, kỳ vĩ của 5 cửa ô.

Cách mạng Việt Nam, nền độc lập của Việt Nam luôn gắn liền với vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra vào ngày 2/9/1945 cũng gắn liền với hình ảnh của Người. Bởi vậy, các tác giả bài hát đã viết về Người thật sinh động. Bài hát này không nằm trong số những bài hát viết về Bác Hồ, nhưng hình ảnh Người hiện ra sinh động, thiêng liêng không khác những bài hát hay nhất nói đến Người trong kho tàng ca khúc Cách mạng Việt Nam. Đó là một đoạn nhạc được nhạc sĩ  thay đổi tiết tấu, từ dàn trải trước đó, thành nhanh hơn, vui hoạt, náo nhiệt, diễn tả cảm xúc, tâm trạng của quốc dân đồng bào khi nhìn thấy Bác trên kỳ đài: “Hoan hô! Ta đón cha về, đón trong nắng vàng tươi ngày độc lập. A ha! Có tiếng người reo. Sao vàng vừa mọc. Cha hiện lên giọng nói hẹn thành công”. Ai có mặt tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 đều nhớ mãi một câu nói của Hồ Chủ Tịch – câu nói bình dị mà vô cùng thân thương, làm ấm áp cõi lòng muôn dân. Trước khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Người hỏi mọi người: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?” Số là Bác quê ở Nghệ An, Người sợ bà con ở Hà Nội không quen nghe giọng xứ Nghệ, sẽ không rõ. Và ngay sau đó là hai tiếng “Có ạ!” vang lên dưới quảng trường như sấm dậy. Chi tiết ấy đã được Vũ Hoàng Địch đưa vào bài thơ và Bùi Công Kỳ phổ thành câu hát rất mềm mại, hát mà như nói, thủ thỉ ân tình: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?”.

Ba Đình nắng chỉ có một đoạn nói về Bác, nhưng hình ảnh Người hiện ra rất đậm nét, đã làm nên giá trị của ca khúc lịch sử này: “Bộ ka ki đã bạc với gió sương. Người hiện thân sức mạnh của hòa bình. Nắng Ba Đình đây tia sáng anh linh. Còn ghi lại trên cỏ hoa đang nở. Chiều nay về lòng ta vẫn nhớ. Tiếng Cha già xen lẫn tiếng hoan hô”.

Trong kho tàng ca khúc Cách mạng Việt Nam, Ba Đình nắng có giá trị lịch sử đặc biệt. Ca khúc này như một hồi ký về sự kiện trọng đại có một không hai của dân tộc. Giá trị của tác phẩm ở những chi tiết sinh động, chân thực, ở tính hoành tráng, mang tính chất sử thi anh hùng ca. Giai điệu ca khúc mới mẻ, hiện đại. Tuy nhiên, bài hát không dễ thể hiện. Trong những người từng hát bài này, nghệ sĩ Trần Khánh là thành công nhất. Giọng ông âm vang, ấm áp, hào sảng, có âm vực rất rộng (tới 2 quãng 8), xuống trầm vẫn rõ lời, lên cao vẫn sáng, không gắt, chói. Trần Khánh đã qua đời nhưng những ca khúc do ông hát vẫn sống mãi trong trái tim nhiều thế hệ công chúng, trong đó người ta không thể quên Ba Đình nắng.

Hôm nay, nghe lại bài hát Ba Đình nắng, mặc dù thời gian trôi qua đã rất nhiều năm, đã hơn 2 phần ba thế kỷ, nhưng lòng ta vẫn nguyên vẹn cảm xúc về ngày lịch sử trọng đại nhất của dân tộc, tưởng như vừa mới diễn ra. Có lẽ cũng nên biết đôi điều về người nhạc sĩ đã phổ bài thơ thành bài hát. Bùi Công Kỳ sinh ngày 19/11/1919 tại Nam Định, mất năm 1985, hưởng thọ 66 tuổi. Trước Cách Mạng tháng 8, ông sáng tác bài hát đầu tay: Hồn Việt Nam. Từ năm 1946, ông làm công tác văn hóa ở Ty Thông tin Phú Thọ. Ông nhập ngũ năm 1949, lúc 30 tuổi và làm trưởng đoàn văn công sư đoàn 316, rồi sau đó chuyển sang trưởng đoàn văn công Tổng cục hậu cần. Sau hòa bình lập lại (1954), Bùi Công Kỳ chuyển ngành về làm chuyên viên rồi trưởng ban văn nghệ đài phát thanh TVNV. Đến năm 1972, chuyển sang làm trưởng ban văn nghệ Đài THVN.

Có lẽ rất ít người biết Bùi Công Kỳ là đồng tác giả bài Giọt mưa thu  nổi tiếng cùng với Đặng Thế Phong. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông có một số ca khúc được người nghe biết đến: Nông dân biết ơn  cụ Hồ, Bài ca biên giới, Tây Bắc hát mừng chiến thắng…Sau hòa bình (1954) do bận công tác quản lý liên tục nên ông đã không tiếp tục sáng tác ca khúc. Ông còn là người am hiểu nhiều lĩnh vực biểu diễn như chèo, sân khấu truyền thanh, là tác giả cuốn Nghệ thuật ngâm thơ rất công phu, được giới nghệ sĩ ngâm thơ trân trọng.

Ba Đình nắng của Bùi Công Kỳ và Võ Hoàng Địch đã sống mãi với thời gian như một chứng tích lịch sử bằng âm thanh, mãi mãi còn in đậm trong tâm khảm bao người

Thôn Ca

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文