Bán độ và bất mãn là hai cái tội như nhau

10:41 17/01/2008
Văn Quyến mắc tội bán độ, còn 3 cầu thủ Trần Trung Kiên, Nguyễn Bảo Quân, Lê Tuấn Tú là những người bỏ ĐT vì bất mãn với BHL... Trong vụ việc này, ông Nguyễn Hải Hường, Trưởng Tiểu ban Kỷ luật nói rằng tội của 3 cầu thủ này có mức độ ngang bằng với tội của Văn Quyến. Chẳng nhẽ "bán độ" và "bất mãn với BHL" là 2 cái tội ngang bằng nhau?

Trần Trung Kiên, Nguyễn Bảo Quân, Lê Tuấn Tú, ba cầu thủ futsal của đội trà Dimalh đã làm đơn gửi lên Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hoàng Anh Tuấn, bày tỏ sự bất mãn của mình về một bản án mà VFF giáng lên đầu họ. Sự thật của câu chuyện này gì?

Từ một quyết định gây tranh cãi

Trước thềm SEA Games 24, dư luận đã xôn xao quanh chuyện các cầu thủ của đội trà Dimalh rời khỏi ĐTQG vì bất mãn với một quyết định của HLV phó của ĐT là cựu danh thủ Nguyễn Hồng Sơn.

Chẳng là Nguyễn Hồng Sơn đã loại một cầu thủ của đội trà Dilmah để lấy một cầu thủ của Thể Công, có tên là Quốc Trung vào ĐT. Điều đặc biệt là Quốc Trung chưa từng đá một trận futsal chính thức nào, vì thế các cầu thủ trà Dimalh đã rất bức xúc, và kết quả là đồng loạt rời khỏi ĐT như đã nói.

Ngay ở thời điểm đó, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đã lên án hành động rời khỏi ĐT của các cầu thủ này và hẹn sau SEA Games sẽ giải quyết. Và sau SEA Games thì án được ban xuống: Các cầu thủ Trần Trung Kiên, Nguyễn Bảo Quân, Lê Tuấn Tú bị phạt 10 triệu đồng và cấm thi đấu một năm.

Ngay sau khi nhận được quyết định này, các thành viên của đội trà Dimalh đã phản ứng dữ dội. Lý do là: "Chúng tôi bỏ ĐT vì ĐT có tiêu cực. Nói thẳng ra là HLV phó Nguyễn Hồng Sơn đã loại một cầu thủ đá tốt ra để đưa một cầu thủ thân quen của mình vào. Như vậy, hành động của chúng tôi có thể coi là tố cáo tiêu cực. Mà đã tố cáo tiêu cực thì sao lại bị xử lý như thế này?".

Trong lá đơn gửi lên Bộ trưởng Hoàng Anh Tuấn, các cầu thủ đã nói rõ bức xúc này. Và cho đến chiều ngày hôm qua thì họ vẫn chưa nhận được hồi âm của Bộ trưởng.

Đến những bất cập của ông Trưởng Tiểu ban Kỷ luật

Ở đây, chúng tôi không bình luận gì về những quyết định kỷ luật mà VFF, cụ thể là ông Nguyễn Hải Hường, Trưởng Tiểu ban Kỷ luật đã công bố. Nhưng chúng tôi xin nêu ra hai câu hỏi, vì nó thể hiện sự bất cập ở bộ phận "hành pháp" của VFF.

Thứ nhất, ngay sau khi VFF công bố quyết định kỷ luật 3 cầu thủ nói trên, một bộ phận dư luận thắc mắc: "Các cầu thủ bị kỷ luật, chẳng nhẽ, BHL lại vô can?". Thế là ông Hường lập tức nói rằng: "BHL ĐT cũng sẽ bị xem xét trách nhiệm, và không loại trừ khả năng sẽ phải chịu một hình thức kỷ luật nhất định".

Dễ thấy là trong câu chuyện này chỉ có thể xảy ra 2 trường hợp: Hoặc là các cầu thủ futsal sai, hoặc là BHL ĐT sai. Khi đã xử các cầu thủ futsal cũng có nghĩa là VFF khẳng định họ sai. Thế thì vì sao họ lại tiếp tục xử BHL? Có thể nói rằng, cách xử lý ở đây mang nặng hơi hướng "nghe ngóng, vỗ về" dư luận, chứ không thực sự chạm tới bản chất của vấn đề.

Thứ hai, ông Nguyễn Hải Hường nói rằng tội của 3 cầu thủ nói trên có mức độ ngang bằng với tội của Văn Quyến. Cần phải nói lại rằng, Văn Quyến mắc tội bán độ, còn 3 cầu thủ nói trên là những người bỏ ĐT vì bất mãn với BHL. Chẳng nhẽ "bán độ" và "bất mãn với BHL" là 2 cái tội ngang bằng nhau?

Như đã nói, chúng tôi không bình luận tới phán quyết của VFF với các cầu thủ futsal. Nhưng rõ ràng là từ cách xử lý đến những "tuyên ngôn xử lý" của ông Trưởng Tiểu ban Kỷ luật cho người ta thấy rất nhiều bất cập.

"Hành pháp" một cách bất cập như thế, liệu có khiến người ta tâm phục khẩu phục hay không?

Diệp Xưa

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文