Băn khoăn du lịch làng cổ Lộc Yên

09:45 15/02/2020
Làng cổ Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, là một trong những điển hình về văn hóa làng của vùng quê bán sơn địa Quảng Nam. Làng nằm giữa địa hình sông, suối, núi đá và ruộng đồng.


Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, ở Lộc Yên có thể tìm thấy được “hồn Việt” thông qua hình ảnh các ngôi nhà cổ với tư thế “hổ ngồi”, được bao bọc dưới tán vườn rừng, ruộng đồng và những ngõ đá tinh tường, kỹ xảo; giếng nước, những hàng chè tàu thẳng tắp, xanh mướt, cùng những cánh đồng bậc thang độc đáo.

Đặc biệt, đến nay, làng còn tồn tại hơn 20 căn nhà cổ, được chạm trổ hết sức sống động và tinh tế, có tuổi đời từ 100-150 năm là điểm nhấn đặc sắc. Cũng vì thế, năm 2019, làng cổ Lộc Yên được Bộ VH,TT&DL công nhận Di tích cấp Quốc gia.

Ngôi nhà cổ của ông Mão ở làng Lộc Yên.

Tháng Giêng, chúng tôi về làng cổ Lộc Yên và cảm nhận được vẻ đẹp thanh bình của làng quê vùng trung du xứ Quảng. Bên trong căn nhà cổ có tuổi đời hơn 150 năm, bà Nguyễn Thị Kim Sương (58 tuổi) chia sẻ, gia đình bà là thế hệ thứ 5 sinh sống trong ngôi nhà cổ này.

Ngôi nhà được làm từ gỗ mít theo dạng nhà truyền thống 3 gian, 2 chái, nằm giữa khu vườn rộng hơn 10.000m2, bạt ngàn màu xanh của bòn bon, vú sữa, chuối, nhãn lồng...

“Thời gian gần đây, du khách đến tham quan nhà tôi nhiều lắm, nhất là vào các ngày thứ bảy và chủ nhật. Đặc biệt, trong những ngày Tết Canh Tý vừa qua, trung bình mỗi ngày có vài trăm lượt khách đến tham quan căn nhà cổ”, bà Sương cho biết.

Tuy nhiên, theo bà Sương, du khách đến làng cổ, vào nhà cổ đa phần chỉ chụp hình lưu niệm rồi về, do đó những chủ nhân nhà cổ như bà thật sự chưa cảm thấy mặn mà khi đón khách, vì không có lợi ích gì thiết thực từ việc phát triển du lịch cả. Cách nhà bà Sương không xa là căn nhà cổ hàng trăm năm tuổi của ông Đồng Viết Mão (82 tuổi).

Trước nhà ông Mão có cội mai già, dù đã hết Tết, song vẫn còn trổ bông vàng rực cả khoảnh sân nên nhiều du khách đến đây rất thích thú. Cùng tâm tư như bà Sương, ông Mão nói rằng, trung bình mỗi ngày gia đình ông đón tiếp vài trăm du khách đến tham quan nhà cổ; nhưng khách đến tham quan, chụp hình lưu niệm rồi về.

“Có người trả cây mai trước nhà tôi mấy chục triệu rồi, nhưng tôi không bán. Tôi để lại cây mai tạo điểm nhấn cho ngôi nhà cổ, để du khách đến tham quan, chụp hình. Nhưng nói thiệt là thu nhập từ việc làm du lịch chỉ là con số không. Tôi sống nhờ vào tiền trợ cấp người cao tuổi và tiền bán các loại trái cây trong vườn thôi”, ông Mão chia sẻ…

Trao đổi với chúng tôi, ông Phùng Văn Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước, cho biết, trên địa bàn huyện có 4 di tích quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh, đặc biệt làng cổ Lộc Yên, quần thể di tích Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng, danh thắng Lò Thung… chỉ nằm trong bán kính 2km là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Chỉ tính trong 2 năm 2018-2019, có khoảng 20.000 lượt khách đến tham quan các điểm di tích, trong đó khách quốc tế khoảng 500 lượt, còn lại khách trong nước. Tuy nhiên, hoạt động du lịch vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác hiệu quả.

Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó “vùng lõi” du lịch là làng cổ Lộc Yên và vùng phụ cận, huyện Tiên Phước xác định xu hướng phát triển du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp nông thôn, lấy không gian làng cổ Lộc Yên làm điểm nhấn.

Đồng thời, kết hợp phát triển các sản phẩm phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách, như ẩm thực đặc trưng Tiên Phước, các sản phẩm đặc sản của địa phương gồm bòn bon, tiêu, chè, dó trầm, mít…

Hiện nay, huyện đã hợp đồng với đơn vị tư vấn thực hiện hỗ trợ người dân thiết kế, xây dựng 6 homestay, trong đó tại làng Lộc Yên 3; xã Tiên Châu 2 và thị trấn Tiên Kỳ 1 homestay. Dự kiến tháng 8-2020, các sản phẩm homestay này sẽ được hoàn thành và đưa vào hoạt động.

Cũng theo ông Huy, tháng 1-2020, UBND huyện Tiên Phước đã ký kết thỏa thuận với Tập đoàn Thiên Minh về hỗ trợ phát triển du lịch tại làng cổ Lộc Yên và vùng phụ cận. Theo thỏa thuận, tập đoàn này hỗ trợ xúc tiến đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch xanh, du lịch trải nghiệm gắn với hệ sinh thái và hoạt động sản xuất của người dân địa phương; phối hợp tổ chức khai thác các tour, tuyến du lịch tại làng cổ Lộc Yên và vùng phụ cận…

Riêng về vấn đề thu phí tham quan các di tích tại huyện Tiên Phước, huyện đã có công văn gửi Sở VH-TT&DL để xem xét trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh Quảng Nam cho phép thu phí, bán vé thí điểm tại làng cổ Lộc Yên.

Ngọc Thi

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文