Thành cổ Luy Lâu: Khai quật chậm chạp, bảo tồn gặp khó

14:26 03/01/2015
TS Hoàng Hiểu Phấn cũng đề nghị: “Với một di tích thuộc loại khá hiếm ở Đông Nam Á như thành cổ Luy Lâu, việc bảo tồn cần được chú trọng hơn nữa. Trong khi đó, hoạt động nghiên cứu, khai quật lại khá chậm chạp. Tôi rất mong muốn cơ quan, chính quyền Việt Nam quan tâm hơn đến việc nghiên cứu, khai quật đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về di tích này”.

Thành Luy Lâu được coi là di tích thành cổ có quy mô to lớn và bề thế nhất so với những di tích thành lũy thời Bắc thuộc hiện còn ở miền Bắc nước ta. Tính đến thời điểm này, di tích thành cổ Luy Lâu vẫn còn nhiều bí ẩn lịch sử. Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc dự án hợp tác nghiên cứu khảo cổ học Việt-Nhật giai đoạn 2014-2019 tại khu di tích thành cổ Luy Lâu đã bước đầu đưa ra kết quả về phạm vi, niên đại cũng như cấu trúc di tích này, đặc biệt là khu vực thành Nội. Nhưng, khi chờ đợi các nhà khảo cổ làm sáng tỏ diện mạo khu di tích Luy Lâu đã bị che mờ qua hàng nghìn năm lịch sử, khẳng định giá trị văn hóa của trị sở quận Giao Chỉ giai đoạn đầu Công nguyên thì công tác bảo tồn khu vực di tích này cần được triển khai cụ thể, mạnh tay hơn nữa.

Trong thời gian thực hiện dự án hợp tác nghiên cứu khảo cổ học, đoàn nghiên cứu thuộc Trường Đại học Đông Á (Nhật Bản) và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đã bước đầu xác định vị trí và phạm vi thành Nội di tích Luy Lâu lệch về phía Đông và phía Nam (chứ không phải là lệch phía Tây gần đền Sĩ Nhiếp như trước đây), khẳng định thành cổ Luy Lâu ở vị trí xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, bên hữu ngạn dòng sông Dâu cổ. Thành cổ Luy Lâu gồm tường thành và hào thành bao quanh. Kết cấu chỉnh thể của thành cổ lấy phía Bắc làm hướng chính cho việc xây đắp, rất giống với ý tưởng xây dựng các khu đô thành và đô thị quận (huyện) ở Trường An, Lạc Dương thời Hán.

Nói về cảnh quan đô thị của trị sở Luy Lâu tại Giao Chỉ, Tiến sĩ Hoàng Hiểu Phấn, Trường Đại học Đông Á, Nhật Bản, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu cho biết: Nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm ảnh vệ tinh và tìm hiểu điều kiện tự nhiên ở khu vực này. Qua các hình ảnh vệ tinh cho thấy: vị trí xây thành gần với một dòng sông cổ là sông Dâu (nay không còn tồn tại nữa). Sông Dâu cổ là một nhánh của sông Hồng, xung quanh đó là vùng đồng bằng rộng lớn, ở giữa phân thành nhánh sông nhỏ, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Điều đó cũng góp phần trả lời cho câu hỏi vì sao người xưa lại chọn khu vực này để xây dựng thành cổ.

Một trong những kết quả đáng lưu ý là nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một số lượng lớn gạch ngói cùng với các hiện vật đúc đồng, cho thấy có hoạt động sản xuất chế tạo đồ kim loại tại khu vực Luy Lâu. Đoàn nghiên cứu đã thu được khoảng hơn 50 mảnh khuôn trống bằng đất nung, gồm cả khuôn ngoài và khuôn trong, thuộc các bộ phận khác nhau như mặt, tang, lưng và chân. Các mảnh khuôn ngoài thường có những vòng hoa văn điển hình của trống Đông Sơn như: vòng tròn tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm, văn bông lúa… Điều này chứng minh cho tính bản địa của trống Đông Sơn cũng như góp phần giúp chúng ta hình dung rõ hơn về quy trình đúc trống đồng của ông cha ta thời xưa.

Người dân xây dựng nhà ở lấn chiếm khu di tích.

Tiến sĩ Hoàng Hiểu Phấn khẳng định: “Ở khu di tích thành cổ Luy Lâu có sự tích hợp giữa văn hóa Hán - tức văn hóa ngoại lai với văn hóa bản địa - là văn hóa Đông Sơn khoảng trước thế kỉ thứ 4 sau Công nguyên. Như chúng ta đã biết, thế kỉ thứ 4 là thời kì nhà Hán suy vong nhưng văn hóa Đông Sơn vẫn tồn tại, phát triển cùng di tích này”.

Tuy nhiên, với tính chất di tích quan trọng như vậy, nhưng trong nhiều năm gần đây, khu thành cổ Luy Lâu đã bị con người xâm hại, ảnh hưởng rất nhiều. Anh Trương Đắc Chiến, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: Trước đây, người dân làm lò gạch rất nhiều xung quanh khu di tích này. Hiện nay việc xâm hại nhiều nhất là xây mộ, đặc biệt là việc dùng máy xúc để phục vụ việc đào ao thả cá.

Anh cho biết: “Mỗi lớp đất đối với ngành khảo cổ học là một trang sách, đọc xong thì không còn trang sách đó nữa. Do vậy, đối với các nhà chuyên môn thì phải nghiên cứu một cách có hệ thống, bài bản và thận trọng. Bên cạnh đó, khi khai quật Luy Lâu mới thấy rõ mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Đối với các nhà quản lý thì không thể nói rằng người dân không được đào ao, không được xây mộ mà phải có định hướng cho họ”.

Còn đối với nhiều du khách, khi đặt chân đến khu vực di tích này, nhiều người phải hỏi mới biết được con đường dẫn vào khu thành cổ. Bởi đường đi vào bị cây bụi mọc chắn hết cả lối đi. Bà Nguyễn Thị Hạt, một người dân làng Lũng Khê cho biết: “Dân sống ở sườn thành lấn chiếm chứ không phải tập thể lấn chiếm khu di tích. Ngày xưa khu vực này rộng nhưng người ta cứ lãng quên đi, không ai quản lý thì dân sống gần đấy cứ lấn chiếm thôi”.

Còn ông Nguyễn Duy Khoa, một người dân sống gần khu vực thành cổ lại kể cho chúng tôi nghe về chuyện người dân trồng cây trên bờ thành để chống xói mòn nhưng đã vô tình làm ảnh hưởng đến không gian di tích: “Hiện nay địa phương giao thôn sở tại - thôn Lũng trực tiếp quản lý ở thành cổ Luy Lâu. Thường thường có nhiều khách đến khu này hỏi thăm thành cổ Luy Lâu nhưng đường vào cũng không có. Rất nhiều người muốn quan tâm đến nhưng thực tế vào trong thành cũng không có cái gì cả”.

Thông tin từ các nhà khảo cổ cũng cho biết: Một phần khu mộ gạch dự kiến sẽ được khai quật trên quy mô lớn trong năm 2015 nhưng chưa được công nhận thuộc khu di tích. Trong khi đó, khu vực này đang được chuẩn bị bàn giao phục vụ mục đích phát triển khu công nghiệp. Do vậy, anh Trương Đắc Chiến cho rằng, nếu không kịp thời ngăn chặn thì khu mộ gạch này có nguy cơ bị san bằng để xây dựng nhà xưởng.

TS Hoàng Hiểu Phấn cũng đề nghị: “Với một di tích thuộc loại khá hiếm ở Đông Nam Á như thành cổ Luy Lâu, việc bảo tồn cần được chú trọng hơn nữa. Trong khi đó, hoạt động nghiên cứu, khai quật lại khá chậm chạp. Tôi rất mong muốn cơ quan, chính quyền Việt Nam quan tâm hơn đến việc nghiên cứu, khai quật đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về di tích này”.

Bảo Trân

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Quán triệt chủ trương chính quy hóa lực lượng Công an xã, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an đã tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp với phương châm “trên dưới đồng lòng” triển khai bài bản, khoa học việc bố trí con người, trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng cấp Công an thứ tư đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua đó, đã có rất nhiều sự đổi thay tích cực về an ninh trật tự, vun đắp nghĩa tình quân dân và sự trưởng thành từ chính những chiến sĩ Công an bám cơ sở.

Quá trình thi công móng cột xảy ra sạt lở làm nhiều người thương vong, mở đường công vụ trái phép trên đất rừng phòng hộ, tự ý chặt hạ cây gỗ rừng tự nhiên và tại nhiều vị trí móng cột vẫn còn vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB)... là những tồn tại, vướng mắc liên quan đến quá trình thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh.

Chiều 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Chung (SN 1978, Trưởng phòng Quản lý nhân sự Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hoàng Kim Giáp) để điều tra về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tống đạt các Quyết định và bắt tạm giam đối với Đặng Tùng Lâm (SN 1989, HKTT tại Tổ 10, phường Quyết Thắng, TP Sơn La; nơi ở: đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tối 20/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Tam Kỳ vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Huỳnh Hồng Danh (SN 1993, trú xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”; Nguyễn Tiện (SN 1996, trú xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và Tô Văn Thanh (SN 1987, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文