Bế mạc và trao giải Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XIV

07:17 28/06/2020
Qua 3 ngày làm việc khẩn trương và nghiêm túc, đầy trách nhiệm, Hội đồng Chung khảo đã lựa chọn để trao 25 giải Vàng, 65 giải Bạc, 80 giải Đồng, 55 bằng khen và 6 giải dành cho người dẫn chương trình xuất sắc nhất.

Tối 27/6, tại Nhà Văn hóa Lao động Công đoàn tỉnh Đồng Tháp, diễn ra lễ bế mạc và trao giải Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XIV.

Đến dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan; lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương; những người làm báo phát thanh đến từ 62 Đài PT-TH cả nước; 16 đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam; Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và Cục Truyền thông Công an nhân dân, một số chuyên gia báo chí, truyền thông trong nước và quốc tế.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và ông Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam trao giải cho các tác giả, có tác phẩm đạt giải Vàng, thể loại Phát thanh trực tiếp.

Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XIV, có 231 tác phẩm vào vòng Chung khảo. Nhiều tác phẩm mang tính phát hiện, được thể hiện bài bản, sáng tạo và giá trị chuyên môn cao, tạo hiệu ứng xã hội tốt. 

Các tác phẩm có chất lượng vượt trội so với kỳ liên hoan trước, các phóng viên, biên tập viên đã kết hợp âm thanh, tiếng động, âm nhạc, cách thể hiện sinh động, sử dụng internet để phát thanh gần hơn với công chúng, tạo sức cuốn hút, hấp dẫn theo đúng chủ đề của kỳ liên hoan là “Phát thanh Đổi mới và Đa dạng”.

Ban Giám khảo lựa chọn những tác phẩm xuất sắc để trao giải thưởng cao nhất ở 6 thể loại.

Ban Giám khảo lựa chọn những tác phẩm xuất sắc để trao giải thưởng cao nhất ở 6 thể loại: Phóng sự; Phỏng vấn; Chương trình phát thanh chuyên đề/talk show; Chương trình phát thanh trực tiếp; Chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc và Câu chuyện truyền thanh. 

Qua 3 ngày làm việc khẩn trương và nghiêm túc, đầy trách nhiệm, Hội đồng Chung khảo đã lựa chọn để trao 25 giải Vàng, 65 giải Bạc, 80 giải Đồng, 55 bằng khen và 6 giải dành cho người dẫn chương trình xuất sắc nhất.

Cục truyền thông Công an nhân dân có 3 tác phẩm đoạt giải Bạc và giải Đồng. Ở thể loại Phỏng vấn, tác phẩm Câu chuyện truyền thanh với tác phẩm Giấc mơ của mẹ (tác giả Lê Thanh Tăng, Ban Biên tập Phát thanh CAND), giải Bạc. 

Tác phẩm Sự thật đằng sau tín ngưỡng bất hợp pháp Dương Văn Mình (nhóm tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa, Trần Lê Dung, Phạm Ngọc Lâm, Lê Thanh Tăng, Ban Biên tập Phát thanh CAND) và tác phẩm Trẻ lai ở Đồng bằng Sông Cửu Long – Vẫn còn những nỗi lo (thể loại Thể loại Phát thanh trực tiếp của nhóm tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa, Vương Đoàn Dũng, Nguyễn Đình Tú, Cục Truyền thông CAND), đoạt giải Đồng. 

Tác phẩm Tiền ảo, đa cấp - Ponzi và những chiếc "thòng lọng" vô hình (thể loại phỏng vấn của tác giả Trần Lê Dung, Ban Biên tập Phát CAND),  được tặng bằng khen. 

Tại lễ bế mạc, ông Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam - Trưởng Ban chỉ đạo LHPT toàn quốc lần thứ XIV đã trao cờ đăng cai cho ông Nguyễn Trọng Trí, Phó giám đốc Thường trực Đài Tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh, đơn vị đăng cai tổ chức LHPT toàn quốc lần thứ XV năm 2022.

Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XIV năm 2020, thành công ở nhiều phương diện, cả về chất lượng các tác phảm, cả về quy mô tổ chức. Đây là kỳ liên hoan để lại nhiều cảm xúc, ấn tượng tốt đẹp với những người làm phát thanh trên cả nước bởi sự chuẩn bị chu đáo, đầy trách nhiệm và sự thân thiện, mến khách của mảnh đất sen hồng Đồng Tháp.

Danh sách 25 giải Vàng

Thể loại Câu chuyện truyền thanh có 3 tác phẩm: Hồi sinh (nhóm tác giả Ngọc Toàn, Lê Nga, Phương Hằng, Trần Linh, Tiến Quân, Nhật Anh, Đài PT-TH Thanh Hóa); Bà mẹ điên (nhóm tác giả Đỗ Thanh Tửu, Nguyễn Thủy Nguyên, Hứa Thế Quang, Trần Thanh Hường, Đài PT-TH Yên Bái) và Giai điệu thức tỉnh (nhóm tác giả Lê Nghiêm, Cao Ngọc, Lê Ngọc Long, Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) - Đài TNVN).

Thể loại Phóng sự có 3 tác phẩm: Đất khóc (nhóm tác giả Văn Lợi, Thanh Trường, Đài PT-TH Đồng Tháp); Quả bóng trách nhiệm (nhóm tác giả Lan Phương, Trường Chung, Thanh Giang, Nguyễn Giang, Đài PT-TH Hải Phòng) và Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm (nhóm tác giả Trịnh Đình Thiệu, Nguyễn Thành Long, Lê Vinh Thông, CQTT khu vực miền Trung - Đài TNVN)

Thể loại Chuyên đề/Talkshow có 4 tác phẩm: Giữ “Kho báu” giữa đại ngàn (nhóm tác giả Long Phi, Sỹ Toàn, Thùy Dương, Xuân Thịnh, Đài PT-TH Quảng Nam); Lời giải ruộng hoang (nhóm tác giả Vũ Văn Mạnh, Hồng Tươi, Thu Trang, Vũ Hà, Cao Biền, Ngọc Huệ, Thu Phương, Đài PT-TH Thái Bình); Cuộc chiến với COVID-19: Những tấm gương quả cảm (nhóm tác giả Lê Thị Hằng, Vũ Tài Dũng, Chu Thúy Ngà, Lê Thị Thu, Nguyễn Thị Mỹ Hà, Ngô Thị Bích Thuận, Trần Việt Cường, Ban Thời sự (VOV1) - Đài TNVN) và Muốn nghe tiếng chảy dòng sông Tô (nhóm tác giả Nguyễn Kim Trung, Nguyễn Hồng Quyên, Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Trần Anh Thu, Ban Văn hóa - Xã hội (VOV2) - Đài TNVN).

Thể loại Phỏng vấn có 4 tác phẩm: Như cây sa mu giữa đại ngàn (nhóm tác giả Phạm Hồng Phú, Nguyễn Thị Tâm, Đài PT-TH Lào Cai); Tôi là một nông dân (nhóm tác giả Hoàng Văn Triều, Nguyễn Thị Lượng, Đài PT-TH Thanh Hóa); Ông Phước (nhóm tác giả Minh Thảo, Quang Thống, Đài PT-TH Khánh Hòa) và Buổi chiều đặc biệt ở Nghĩa trang Trường Sơn (nhóm tác giả Lâm Hạnh, Nguyễn Loan, Minh Trí, Ngọc Tú, Đài PT-TH Quảng Trị).

Thể loại Phát thanh tiếng dân tộc có 3 tác phẩm: Câu chuyện hồi hương (nhóm tác giả Vương Thị Kim Hồng, Sơn Kosol, Đặng Văn Quý, Sơn SuaSaĐây, Đài PT-TH Cần Thơ); Người Mông cõng chữ về Bản (nhóm tác giả Hoa Mơ, Ngọc Dũng, Minh Tâm, Bá Rê, Y Sềnh, Đài PT-TH Nghệ An) và tác phẩm Đưa Then xuống phố (nhóm tác giả Nông Diệp, Thế Vân, Hoàng Cường, Hoàng Hiền, CQTT khu vực Đông Bắc - Đài TNVN).

Thể loại Chương trình phát thanh trực tiếp có 8 tác phẩm: Cần tăng cường bảo vệ nguồn nước ngầm ở ĐBSCL (nhóm tác giả Mạc Kỉnh Hào – Đỗ Hoàng Ngọc Diễm - Vương Thị Kim Hồng – Phạm Hồng Linh – Lê Trọng Nhường, Đài PT-TH Cần Thơ); Ngoài kia gió đang thổi (nhóm tác giả Mạnh Thường, Trọng Hưởng, Hồng Lê, Kim Cương, Đài PT - TH Đồng Tháp); Giải pháp nào cho nạn phá thai chui? (nhóm tác giả Lam Ngọc, Phương Thúy, Đỗ Hồng, Phú Cường, Đài PT-TH Hải Phòng); Những mảnh ghép cuộc đời (nhóm tác giả Minh Lê, Trần Nhật, Nội Hà, Phương Thúy, Cao Trang, Thu Hằng, Đài PT-TH Phú Thọ); Lời con muốn nói (nhóm tác giả Nguyễn Thị Phú Khánh, Lê Nguyên, Long Biển, Anh Thảo, Đài PT-TH Tây Ninh); Nhịp sống Sài Gòn (nhóm tác giả Đặng Thị Hoàng Oanh, Mai Thị Anh Đào, Nguyễn Quốc Tuấn, Phạm Ngọc Triều, Hà Thị Diễm, Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh); Theo dòng thời sự (nhóm tác giả Lê Thị Hằng, Hoàng Văn Ân, Uông Thị Thu Huyền, Chu Hải Quân, Nông Thanh Huyền, Vũ Hoàng Liên, Ban Thời sự - Đài TNVN) và Chuyện "Tây" ở "ta" thời COVID-19 (nhóm tác giả Vũ Nhật Quỳnh, Đặng Mai Phương, Lê Phương Khanh, Cee Jay, Ban Đối ngoại Đài TNVN).


Như Anh

Ngày 18/4, Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo về đặc xá của Bộ Công an đã có buổi kiểm tra về công tác đặc xá năm 2025 của Công an TP Hồ Chí Minh và các Trại giam Thủ Đức, Phú Hòa, An Phước, Xuân Lộc, Xuyên Mộc và Long Hòa. Tham dự buổi kiểm tra có lãnh đạo một số Cục nghiệp vụ của Bộ Công an, lãnh đạo Công an TP Hồ Chí Minh, Ban Giám thị 6 trại giam…

Lực lượng chức năng thu giữ gần 7,2 nghìn thành phẩm sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật; khoảng 20 nghìn tem nhãn các loại; gần 1 nghìn chai nhựa; 300 kg nguyên liệu gồm nắp nhựa, màng siu, thùng nhựa chứa dung dịch chất lỏng cùng nhiều máy móc, dụng cụ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả.

Các đối tượng trong vụ án còn liều lĩnh phát hành hợp quy “khống” cho các thang máy, thiết bị sàn nâng người của các công trình xây dựng chung cư cao tầng phục vụ dân sinh. Việc làm trên của các đối tượng là hành vi cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động, người sử dụng thiết bị máy móc và người dân.

Dù có trụ sở sản xuất tại Hà Nội, nhưng sữa bột giả đã tung ra khắp các tỉnh, thành khi "hệ sinh thái" của Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group (Công ty Hacofood Group) và Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma (Công ty Rance Pharma) mở các chi nhánh ở nhiều địa phương. Tại Hòa Bình, các công ty này đã đăng ký công bố hàng trăm sản phẩm. Sữa giả không chỉ thuê người nổi tiếng quảng cáo, mà còn được đưa vào cơ sở y tế bán cho người bệnh.

PV Báo CAND băng theo lối mòn đã hằn dấu vết chân người, len giữa những thân cây còn vương nhựa mủ bị cứa bởi rìu, nghe mùi đất mới trộn lẫn với mùi xăng dầu hắt lên từ hốc đá. Rừng Vĩnh Ô, nằm ở Tây Vĩnh Linh (Quảng Trị), nơi từng là vành đai phòng hộ của cả một vùng đầu nguồn, giờ thở dốc dưới những mái lán phủ bạt xanh, những hầm hố khoan sâu vào lòng đất như vết thương không bao giờ lành miệng.

Theo đề xuất, giai đoạn 2016 - 2030 xét đến năm 2035, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ có 46 dự án năng lượng được đưa vào quy hoạch để xây dựng, bổ sung khoảng 14.500MW vào nguồn điện quốc gia. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm kể từ khi dự án điện mặt trời đầu tiên được chấp thuận đầu tư, đến nay trên địa bàn mới chỉ có 2 dự án hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại, số còn lại vẫn đang nằm trên giấy.

Vườn Cau Đỏ (nay thuộc Quận 12, TP Hồ Chí Minh) trước đây là vùng chiến khu. 50 năm sau ngày giải phóng, từ vùng ven thuộc Hóc Môn, giờ nơi này đã trở thành đô thị khang trang, hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm qua (17/4), ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đã có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ như: Yên Châu (Sơn La) 38,4 độ, Tương Dương (Nghệ An) 37,4 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 37,5 độ, Sơn Hòa (Phú Yên) 37,4 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất, phổ biến 55-60%.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.