Bế mạc và trao giải Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XIV

07:17 28/06/2020
Qua 3 ngày làm việc khẩn trương và nghiêm túc, đầy trách nhiệm, Hội đồng Chung khảo đã lựa chọn để trao 25 giải Vàng, 65 giải Bạc, 80 giải Đồng, 55 bằng khen và 6 giải dành cho người dẫn chương trình xuất sắc nhất.

Tối 27/6, tại Nhà Văn hóa Lao động Công đoàn tỉnh Đồng Tháp, diễn ra lễ bế mạc và trao giải Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XIV.

Đến dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan; lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương; những người làm báo phát thanh đến từ 62 Đài PT-TH cả nước; 16 đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam; Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và Cục Truyền thông Công an nhân dân, một số chuyên gia báo chí, truyền thông trong nước và quốc tế.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và ông Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam trao giải cho các tác giả, có tác phẩm đạt giải Vàng, thể loại Phát thanh trực tiếp.

Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XIV, có 231 tác phẩm vào vòng Chung khảo. Nhiều tác phẩm mang tính phát hiện, được thể hiện bài bản, sáng tạo và giá trị chuyên môn cao, tạo hiệu ứng xã hội tốt. 

Các tác phẩm có chất lượng vượt trội so với kỳ liên hoan trước, các phóng viên, biên tập viên đã kết hợp âm thanh, tiếng động, âm nhạc, cách thể hiện sinh động, sử dụng internet để phát thanh gần hơn với công chúng, tạo sức cuốn hút, hấp dẫn theo đúng chủ đề của kỳ liên hoan là “Phát thanh Đổi mới và Đa dạng”.

Ban Giám khảo lựa chọn những tác phẩm xuất sắc để trao giải thưởng cao nhất ở 6 thể loại.

Ban Giám khảo lựa chọn những tác phẩm xuất sắc để trao giải thưởng cao nhất ở 6 thể loại: Phóng sự; Phỏng vấn; Chương trình phát thanh chuyên đề/talk show; Chương trình phát thanh trực tiếp; Chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc và Câu chuyện truyền thanh. 

Qua 3 ngày làm việc khẩn trương và nghiêm túc, đầy trách nhiệm, Hội đồng Chung khảo đã lựa chọn để trao 25 giải Vàng, 65 giải Bạc, 80 giải Đồng, 55 bằng khen và 6 giải dành cho người dẫn chương trình xuất sắc nhất.

Cục truyền thông Công an nhân dân có 3 tác phẩm đoạt giải Bạc và giải Đồng. Ở thể loại Phỏng vấn, tác phẩm Câu chuyện truyền thanh với tác phẩm Giấc mơ của mẹ (tác giả Lê Thanh Tăng, Ban Biên tập Phát thanh CAND), giải Bạc. 

Tác phẩm Sự thật đằng sau tín ngưỡng bất hợp pháp Dương Văn Mình (nhóm tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa, Trần Lê Dung, Phạm Ngọc Lâm, Lê Thanh Tăng, Ban Biên tập Phát thanh CAND) và tác phẩm Trẻ lai ở Đồng bằng Sông Cửu Long – Vẫn còn những nỗi lo (thể loại Thể loại Phát thanh trực tiếp của nhóm tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa, Vương Đoàn Dũng, Nguyễn Đình Tú, Cục Truyền thông CAND), đoạt giải Đồng. 

Tác phẩm Tiền ảo, đa cấp - Ponzi và những chiếc "thòng lọng" vô hình (thể loại phỏng vấn của tác giả Trần Lê Dung, Ban Biên tập Phát CAND),  được tặng bằng khen. 

Tại lễ bế mạc, ông Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam - Trưởng Ban chỉ đạo LHPT toàn quốc lần thứ XIV đã trao cờ đăng cai cho ông Nguyễn Trọng Trí, Phó giám đốc Thường trực Đài Tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh, đơn vị đăng cai tổ chức LHPT toàn quốc lần thứ XV năm 2022.

Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XIV năm 2020, thành công ở nhiều phương diện, cả về chất lượng các tác phảm, cả về quy mô tổ chức. Đây là kỳ liên hoan để lại nhiều cảm xúc, ấn tượng tốt đẹp với những người làm phát thanh trên cả nước bởi sự chuẩn bị chu đáo, đầy trách nhiệm và sự thân thiện, mến khách của mảnh đất sen hồng Đồng Tháp.

Danh sách 25 giải Vàng

Thể loại Câu chuyện truyền thanh có 3 tác phẩm: Hồi sinh (nhóm tác giả Ngọc Toàn, Lê Nga, Phương Hằng, Trần Linh, Tiến Quân, Nhật Anh, Đài PT-TH Thanh Hóa); Bà mẹ điên (nhóm tác giả Đỗ Thanh Tửu, Nguyễn Thủy Nguyên, Hứa Thế Quang, Trần Thanh Hường, Đài PT-TH Yên Bái) và Giai điệu thức tỉnh (nhóm tác giả Lê Nghiêm, Cao Ngọc, Lê Ngọc Long, Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) - Đài TNVN).

Thể loại Phóng sự có 3 tác phẩm: Đất khóc (nhóm tác giả Văn Lợi, Thanh Trường, Đài PT-TH Đồng Tháp); Quả bóng trách nhiệm (nhóm tác giả Lan Phương, Trường Chung, Thanh Giang, Nguyễn Giang, Đài PT-TH Hải Phòng) và Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm (nhóm tác giả Trịnh Đình Thiệu, Nguyễn Thành Long, Lê Vinh Thông, CQTT khu vực miền Trung - Đài TNVN)

Thể loại Chuyên đề/Talkshow có 4 tác phẩm: Giữ “Kho báu” giữa đại ngàn (nhóm tác giả Long Phi, Sỹ Toàn, Thùy Dương, Xuân Thịnh, Đài PT-TH Quảng Nam); Lời giải ruộng hoang (nhóm tác giả Vũ Văn Mạnh, Hồng Tươi, Thu Trang, Vũ Hà, Cao Biền, Ngọc Huệ, Thu Phương, Đài PT-TH Thái Bình); Cuộc chiến với COVID-19: Những tấm gương quả cảm (nhóm tác giả Lê Thị Hằng, Vũ Tài Dũng, Chu Thúy Ngà, Lê Thị Thu, Nguyễn Thị Mỹ Hà, Ngô Thị Bích Thuận, Trần Việt Cường, Ban Thời sự (VOV1) - Đài TNVN) và Muốn nghe tiếng chảy dòng sông Tô (nhóm tác giả Nguyễn Kim Trung, Nguyễn Hồng Quyên, Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Trần Anh Thu, Ban Văn hóa - Xã hội (VOV2) - Đài TNVN).

Thể loại Phỏng vấn có 4 tác phẩm: Như cây sa mu giữa đại ngàn (nhóm tác giả Phạm Hồng Phú, Nguyễn Thị Tâm, Đài PT-TH Lào Cai); Tôi là một nông dân (nhóm tác giả Hoàng Văn Triều, Nguyễn Thị Lượng, Đài PT-TH Thanh Hóa); Ông Phước (nhóm tác giả Minh Thảo, Quang Thống, Đài PT-TH Khánh Hòa) và Buổi chiều đặc biệt ở Nghĩa trang Trường Sơn (nhóm tác giả Lâm Hạnh, Nguyễn Loan, Minh Trí, Ngọc Tú, Đài PT-TH Quảng Trị).

Thể loại Phát thanh tiếng dân tộc có 3 tác phẩm: Câu chuyện hồi hương (nhóm tác giả Vương Thị Kim Hồng, Sơn Kosol, Đặng Văn Quý, Sơn SuaSaĐây, Đài PT-TH Cần Thơ); Người Mông cõng chữ về Bản (nhóm tác giả Hoa Mơ, Ngọc Dũng, Minh Tâm, Bá Rê, Y Sềnh, Đài PT-TH Nghệ An) và tác phẩm Đưa Then xuống phố (nhóm tác giả Nông Diệp, Thế Vân, Hoàng Cường, Hoàng Hiền, CQTT khu vực Đông Bắc - Đài TNVN).

Thể loại Chương trình phát thanh trực tiếp có 8 tác phẩm: Cần tăng cường bảo vệ nguồn nước ngầm ở ĐBSCL (nhóm tác giả Mạc Kỉnh Hào – Đỗ Hoàng Ngọc Diễm - Vương Thị Kim Hồng – Phạm Hồng Linh – Lê Trọng Nhường, Đài PT-TH Cần Thơ); Ngoài kia gió đang thổi (nhóm tác giả Mạnh Thường, Trọng Hưởng, Hồng Lê, Kim Cương, Đài PT - TH Đồng Tháp); Giải pháp nào cho nạn phá thai chui? (nhóm tác giả Lam Ngọc, Phương Thúy, Đỗ Hồng, Phú Cường, Đài PT-TH Hải Phòng); Những mảnh ghép cuộc đời (nhóm tác giả Minh Lê, Trần Nhật, Nội Hà, Phương Thúy, Cao Trang, Thu Hằng, Đài PT-TH Phú Thọ); Lời con muốn nói (nhóm tác giả Nguyễn Thị Phú Khánh, Lê Nguyên, Long Biển, Anh Thảo, Đài PT-TH Tây Ninh); Nhịp sống Sài Gòn (nhóm tác giả Đặng Thị Hoàng Oanh, Mai Thị Anh Đào, Nguyễn Quốc Tuấn, Phạm Ngọc Triều, Hà Thị Diễm, Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh); Theo dòng thời sự (nhóm tác giả Lê Thị Hằng, Hoàng Văn Ân, Uông Thị Thu Huyền, Chu Hải Quân, Nông Thanh Huyền, Vũ Hoàng Liên, Ban Thời sự - Đài TNVN) và Chuyện "Tây" ở "ta" thời COVID-19 (nhóm tác giả Vũ Nhật Quỳnh, Đặng Mai Phương, Lê Phương Khanh, Cee Jay, Ban Đối ngoại Đài TNVN).


Như Anh

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文