Cấm hát nhép: Chuyện khó có hồi kết

12:08 18/07/2011
Cấm hát nhép liệu có là "điệp vụ bất khả thi", vì còn được "bảo kê" ở nhiều phía, thậm chí cả các đài truyền hình, trong những chương trình phát sóng trực tiếp.

Nóng mặt với các xì căng đan hát nhép của một vài ca sỹ thị trường bị lật tẩy thời gian qua đã khiến Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đang xem xét để có thể đưa điều khoản cấm nghệ sỹ hành nghề nếu phát hiện hát nhép vào Dự thảo Nghị định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật để chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, cấm hát nhép liệu có là "điệp vụ bất khả thi", vì còn được "bảo kê" ở nhiều phía, thậm chí cả các đài truyền hình, trong những chương trình phát sóng trực tiếp.

Đã có chế tài, nhưng quá nhẹ

Sự kiện "cá sấu chúa" Quỳnh Nga giữa một "sô" diễn ở Hà Nội, do nhảy múa quá nhiệt tình, nên micro văng ra xa, nhưng tiếng hát vẫn tiếp tục vang lên lảnh lót đã thành trò cười râm ran mãi của dư luận. Một lần nữa, công chúng dấy lên làn sóng phản ứng với hiện tượng hát nhép, vốn từ lâu đã bị xem như hành vi lừa đảo người hâm mộ.

Không chỉ Quỳnh Nga, rất nhiều ca sỹ đã và đang hát nhép. Nghị định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật được ban hành các năm trước đều "nghiêm cấm dùng các phương tiện kỹ thuật để thay thế giọng hát thật" và đưa ra mức chế tài xử phạt bằng tiền (cao nhất 6 triệu đồng) nhưng chưa hề dẹp được vấn nạn này.

NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam thừa nhận: "Từ trước tới nay hát nhép chưa thể bị đẩy lùi triệt để vì hình thức xử phạt còn nhẹ, không đủ mạnh khiến các ca sỹ thoải mái mỗi khi có ý định đem đĩa ghi sẵn lên sân khấu. Quan trọng hơn, hát nhép lại được một vài bầu sô chương trình và đôi khi cả người hâm mộ châm chước, bỏ qua, mà không nghiêm khắc giảm cát sê hoặc cắt hợp đồng biểu diễn"...

Chính sự dễ dãi của nhà tổ chức và khán giả vô tình tạo thêm cơ hội, hùa theo sự thiếu nghiêm túc trong nghề của một số ca sỹ. Do nội lực yếu, giọng hát còn nhiều khiếm khuyết, do muốn giữ sức nên một số ca sỹ đã dùng đĩa thu âm sẵn để trình diễn trực tiếp trên sân khấu, tận dụng kỹ thuật phòng thu nhằm lấp bớt đi thiếu hụt trong giọng hát của mình.

Thí sinh chương trình "Sao mai điểm hẹn" của VTV, dù truyền hình trực tiếp cũng không được hát nhép.

Ngược lại, các nghệ sỹ đích thực, đủ tài năng đều cương quyết nói "không" với hát nhép.

Diva Mỹ Linh, sau tai nạn hát sai lời một ca khúc nổi tiếng của Trịnh Công Sơn trong Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng đã công khai xin lỗi người hâm mộ. Khi được hỏi tại sao không hát nhép tại "sô" diễn giữa không gian quảng trường, lại truyền hình trực tiếp, Mỹ Linh đã khảng khái trả lời: "Tôi không quen hát nhép. Hầu như không bao giờ tôi hát nhép, trừ những trường hợp rất, rất hy hữu. Ngay cả khi truyền hình trực tiếp, đơn vị tổ chức thường đề nghị hát nhép nhằm tránh sai sót, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tôi cũng từ chối".    

Truyền hình cũng "bảo kê" hát nhép

Hát nhép hay lip-synch, theo thạc sỹ âm nhạc Nguyễn Bách, thực chất là "một kỹ thuật làm cho chuyển động của môi khớp với âm thanh của giọng được phát ra từ một nguồn âm khác, thường được sử dụng trong các buổi trình diễn khi sản xuất phim, video và các chương trình truyền hình".

Tuy nhiên, khi biểu diễn "sống" (live), hát nhép lại bị coi là thiếu trung thực, mặc dù trên thế giới, cũng có nhiều nghệ sỹ đẳng cấp từng hát lip-synch trong  live show. Ở Việt Nam, trong các live show có truyền hình trực tiếp, nhất là ở sân khấu ngoài trời, các Đài Truyền hình với lý do phòng ngừa sự cố, tránh rủi ro kỹ thuật đã mặc nhiên chấp nhận ca sỹ hát nhép. 

Lần này, cho dù Cục Nghệ thuật biểu diễn có kiên quyết mạnh tay xử lý hát nhép bằng giải pháp triệt để nhất: cấm hành nghề, thì trong Thông tư hướng dẫn thi hành được ban kèm sau đó, chắc chắn phải có những điều khoản chi tiết, quy định cặn kẽ cho từng trường hợp.

Bởi nếu nói cấm là cấm, nhưng khi đi vào đời sống, không được chấp hành nghiêm thì chứng tỏ, Nghị định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật một lần nữa lại bị những người làm nghệ thuật thiếu tôn trọng. Còn nếu quá máy móc, sẽ làm khó cho nhiều chương trình biểu diễn lớn, nhất là các chương trình có tính chính trị mực thước, quy mô mỗi khi được phát sóng trực tiếp tới quảng đại quần chúng.

Điều cần kíp hơn, chính công chúng, những người hâm mộ nhiệt thành và vô tư của đời sống ca nhạc, nên tỏ thái độ rõ ràng hơn, kể cả tẩy chay các ca sỹ đã vô cớ hát nhép

Khánh Bằng

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文