Nhà tù Phú Quốc được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

16:53 28/03/2015
Tối 27/3, tại huyện đảo Phú Quốc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định số 2408/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ xếp hạng 14 Di tích Quốc gia đặc biệt, trong đó có Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc.

Nhà tù Phú Quốc được thực dân Pháp xây dựng năm 1953, tại thị trấn An Thới, lúc này có tên gọi là Nhà lao Cây Dừa, diện tích khoảng 40 ha.

Đồng chí Vũ Văn Ninh – Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ trao bằng Di tích quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử Nhà tù  Phú Quốc cho lãnh đạo tỉnh Kiên Giang 

Trong chiến tranh Đông Dương có khoảng 14.000 chiến sĩ cộng sản Việt Nam bị Pháp giam giữ đưa về đây. Khoảng 200 người đã vượt ngục thành công và 99 hi sinh do bị tra tấn, bệnh tật…

Trong khuôn viên Di tích Nhà tù Phú Quốc.

Sau 1954 chính quyền Mỹ - Ngụy tiếp tục sử dụng và mở rộng Nhà tù Phú Quốc để giam giữ các chiến sĩ cộng sản. Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng Hòa với tổng cộng 40.000 tù nhân, kể cả tù chính trị, qua nhiều thời kỳ.

Một số hình thức tra tấn vô cùng dã man được tái hiện tại Di tích Nhà tù Phú Quốc.

Nhà tù Phú Quốc cũng là nhà tù khét tiếng về các hình thức tra tấn vô cùng dã man đối với tù binh, như: Đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ rồi đâm vào da thịt, đục răng, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống…

Chính do các hình thức tra tấn dã man này mà từ tháng 6/1967 đến 3/1973, có hơn 4.000 người đã hi sinh và hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế ở trại tù này. 

Việc công nhận Di tích Nhà tù Phú Quốc là Di tích đặc biệt cấp quốc gia là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân, tri ân sâu sắc đối với hơn 4.000 liệt sĩ anh hùng kiên trung, bất khuất đã anh dũng hy sinh tại Nhà tù Phú Quốc, giữ vững khí tiết người Cộng sản, đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì lý tưởng của Đảng và hạnh phúc của nhân dân.

Thái Bình

Bụi đã lắng xuống ở Dnipro sau đòn tập kích gây sửng sốt của Nga bằng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik. Thiệt hại hữu hình mà nó gây ra có thể không lớn, nhưng việc một loại vũ khí khác biệt như Oreshnik tham gia chiến đấu thực tế ngay trên lục địa châu Âu là lời cảnh báo của Moscow về những "lằn ranh đỏ" và có thể sẽ tác động đến cấu trúc an ninh khu vực trong nhiều thập niên tới.

Chiều 11/12, Học viện CSND đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư (PGS) ngành Khoa học An ninh năm 2024. Trung tướng, GS. TS Trần Minh Hưởng, Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Khoa học An ninh, Giám đốc Học viện CSND chủ trì buổi lễ.

Chiều 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Vũng Tàu đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Thị Bảy (SN 1976, trú phường 7, TP Vũng Tàu) về tội “Hành hạ người khác”. Quyết định khởi tố, bắt tạm giam đã được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn.

Bị can Nguyễn Thanh Bình (cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang) bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Sai phạm của bị can Bình thể hiện qua việc tạo điều kiện cho Công ty Trung Hậu 68 được cấp phép khảo sát, thăm dò mỏ cát theo hình thức chỉ định không thông qua đấu giá; chỉ đạo cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho doanh nghiệp không đúng với chủ trương, mục tiêu ban đầu của dự án...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文