Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua các tác phẩm nghệ thuật
Phần lớn tác phẩm trưng bày trong triển lãm là của các tác giả trẻ. Các nghệ sỹ đã sử dụng nhiều loại chất liệu khác nhau, dưới nhiều hình thức như hội họa, đồ họa, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng… để tái hiện chân dung cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp được khắc họa lại theo bức ảnh về Đại tướng do Đại tá - nhà báo Trần Hồng, nhà báo Nguyễn Đình Toán thực hiện; trong tranh sơn dầu “Trận chiến đồi A1” của họa sỹ Mai Duy Minh, tranh sơn dầu chân dung Đại tướng khổ lớn của họa sỹ Đặng Xuân Hùng, tranh chân dung Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp bằng chất liệu sơn mài của họa sỹ Nguyễn Văn Tuân, tranh chân dung của họa sĩ Bùi Anh Tuấn, tranh cổ động của họa sĩ Hà Huy Lê,…
Mặc dù không phải là một nghệ sỹ chuyên nghiệp nhưng bà Ngô Thị Thục đã tạo nên một bức chân dung cố Đại tướng từ sáu vạn que diêm.
Tác phẩm chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghép từ sáu vạn que diêm của tác giả Ngô Thị Thục. |
Điểm nhấn đặc biệt của triển lãm lần này là bộ vật phẩm gồm sáu hiện vật (tượng trưng cho 60 năm): Tượng chân dung Đại tướng bằng đồng mạ vàng; huy hiệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp; huy hiệu kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; tác phẩm “Tự hào Việt Nam” được thực hiện từ vỏ đạn pháo 105mm; tác phẩm chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồng tấm mạ vàng và ấn phẩm “Những anh hùng trên đồi A1” của Thiếu tướng - nhà văn Nguyễn Chu Phác.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhạc sĩ Văn Cao tại nhà nhạc sĩ Văn Cao, mồng 5 Tết Nhâm Thân (1992) của nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán. |
Triển lãm là một phần của dự án “Danh tướng Việt Nam” do Hội quán Di sản và Circle Group tổ chức dưới sự chỉ đạo và phối hợp của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Liên hiệp UNESCO Hà Nội