Chiếu phim miễn phí kỷ niệm 90 năm thành lập trường Điện ảnh Quốc gia Liên bang Nga

19:02 03/03/2009
Bắt đầu từ 6/3, Tuần lễ phim kỷ niệm 90 năm thành lập trường Đại học điện ảnh Quốc gia Liên bang Nga VGIK sẽ được tổ chức. Sẽ có trên 20 phim của Nga và 12 phim truyện Việt Nam được trình chiếu, đều do các cựu sinh viên nổi tiếng của Trường VGIK đạo diễn.

Ông Lê Ngọc Minh, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, chủ trì cuộc họp báo cho biết: VGIK là ngôi trường điện ảnh lớn của Nga, hiện có trên 200.000 bộ phim kinh điển của Nga và thế giới nhưng mỗi tuần lại được bổ sung một phim mới nên là một kho tư liệu khổng lồ về điện ảnh.

Trường đã đào tạo nhiều nghệ sĩ điện ảnh nổi tiếng của thế giới như A. Tarkovsky - một trong 20 đạo diễn lừng danh thế giới và A.Gordon, N.Mikhaikov, R.Khamdamov, A.Kott v.v...  Đây cũng là nơi đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam thành danh như Nguyễn Thụ, Bùi Đình Hạc, Nguyễn Mạnh Lân, Nguyễn Khắc Lợi, Bành Châu, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Trần Luân Kim, Vương Đức vv...

Nhân dịp ngôi trường 90 tuổi, với sự tri ân quá khứ, Bộ VH, TT&DL sẽ tổ chức chiếu miễn phí nhiều bộ phim do cựu sinh viên Đại học VGIK là người Nga và người Việt Nam và học trò của sinh viên trường VGIK đạo diễn, tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia.

Cũng theo ông Lê Ngọc Minh thì trong dịp này, GS. Malyshev Vladimir - Hiệu trưởng Trường VGIK sẽ sang thăm Việt Nam và mang theo nhiều bộ phim của đạo diễn A. Tarkovsky để trình chiếu, như "Ngày hôm nay sẽ không có sự sa thải", "Xe lu và vĩ cầm" v.v...

Ngoài ra, còn có các bộ phim của các cựu sinh viên VGIK nổi tiếng như "Một ngày bình yên cuối chiến tranh" của N. Mikhaikov, "Trái tim tôi ở trên núi" của R. Khamdamov, "Người thợ ảnh" của A.Kott, "Vị hôn phu" của E. Klimov) v.v...

Trong tuần phim đặc biệt này, 12 bộ phim truyện của Việt Nam do các cựu sinh viên VGIK đạo diễn đã từng được công chúng biết tới cũng sẽ được phục vụ khán giả: "Giải hạn" (đạo diễn Vũ Xuân Hưng), "Hà Nội 12 ngày đêm" (Bùi Đình Hạc), "Thị trấn yên tĩnh" (Lê Đức Tiến), "Tết này ai đến xông nhà" (Trần Lực), "Rừng đen" (Vương Đức) v.v...

Bên cạnh đó là nhiều bộ phim của các sinh viên Trường Đại học Điện ảnh Việt Nam là học trò của các cựu sinh viên VGIK cũng được trình chiếu: "Đoản khúc" (Đặng Cao Cường), "Đi về nơi hoang dã" (Phạm Hồng Thanh), "Nghệ thuật tội lỗi" của Phạm Minh Hoàng v.v...

Thanh Hằng

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文