Chống rêu phong hóa, làm sạch đẹp di tích Cố đô Huế

19:22 15/01/2013
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phối hợp với Trường Đại học Khoa học Huế xử lý tình trạng rêu, tảo bảo đảm an toàn sự đi lại cho du khách...

Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, một trong những thành tựu đạt được trong lĩnh vực cảnh quan, môi trường tại di tích Huế hiện nay là công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị cảnh quan môi trường, đây là một trong 3 nhiệm vụ quan trọng của công cuộc trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích Cố đô Huế.

Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn phục vụ tốt cho công tác di tích như: Xây dựng và phối hợp triển khai thực hiện dự án "Quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo cảnh quan khu vực vành đai xanh lăng Minh Mạng"; "Bảo tồn, phục hồi thích nghi vườn Thiệu Phương"; "Sưu tập, nhân giống và bảo tồn các giống cây di tích"; "Xử lý rác thải khu vực di tích Đại Nội bằng công nghệ vi sinh".

Đặc biệt, Trung tâm còn phối hợp với Trường Đại học Khoa học Huế tiếp tục nhân rộng kết quả đề tài: Xử lý môi trường nước bằng công nghệ vi sinh, giải pháp chống rêu, tảo bám trên nền gạch Bát tràng chống trơn trợt cho du khách tại các khu vực di tích.

Đặc trưng của Huế là mưa nhiều, độ ẩm không khí cao nên đã tạo điều kiện cho các loại rêu, tảo phát triển mạnh. Quần thể di tích Huế với bề dày lịch sử hàng trăm năm không nằm ngoài tác động tiêu cực này và đang đứng trước thực trạng bị rêu phong hóa các công trình kiến trúc cổ và các lối đi, ảnh hưởng trực tiếp đến khách du lịch và cảnh quan.

Để đối phó với tình trạng này, lâu nay, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế chỉ có biện pháp duy nhất là huy động các đoàn thể làm vệ sinh rêu, tảo nhưng cũng chỉ như muối bỏ bể vì diện tích di tích quá rộng, các phương pháp thủ công chỉ là giải pháp tạm thời...

Việc phối hợp với Trường Đại học Khoa học Huế xử lý môi trường nước bằng công nghệ vi sinh, tức là dùng các hoạt chất và quy trình loại bỏ rêu, tảo bằng công nghệ Nano trong điều kiện khí hậu mưa và ẩm thấp nhiều như ở Huế mà không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến các công trình của di tích đã được triển khai. Nhiều điểm tham quan như Thế Miếu, Đại Cung môn, các trục đường đi trong hệ thống di tích đã chống được trơn trượt, bảo đảm an toàn sự đi lại cho du khách...

H.K.

Trưa 29/4, lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy tại rừng tràm sản xuất Rọc Xây (ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) thuộc Sư đoàn 330 – Quân khu 9 quản lý, đồng thời tiếp tục tạo đường băng không cho lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文