Chúng ta như những miếng mỡ muối được phết thêm bơ
Và bài thơ đầu tiên tôi đã viết là về Stalin và tôi đã cho đăng bản tụng ca đó khi còn là một cậu bé. Người biên tập viên đã reo lên trong bài xã luận rằng ở miền núi sẽ không có ai là không học thuộc lòng bài thơ đó. Thời đó đã làm lễ hội mừng chuyến thăm của Stalin tới thật hoành tráng: ông ấy đến để tuyên bố chế độ tự trị của nước cộng hòa!
Nhờ trường ca viết về sự kiện ấy: chuyến thăm của Stalin, chế độ tự trị, việc khai sinh của nước cộng hòa, ngày mà mỗi một người dân tự coi là sinh nhật của mình (tôi đã viết rất chân thành), tôi khi ấy đã được nhận giải thưởng Stalin. Thời đó, mọi việc của dân tộc tôi đều gắn bó với tên tuổi Stalin. Lịch sử đã thay đổi quá nhanh: giờ đây ngày quốc khánh của nước Cộng hòa
Tôi sống ở bản, tôi đi học ở trường phổ thông và người ta đã giấu giếm tôi một phần nào đó của lịch sử, một mảng nào đó của nó. Người ta đã giấu giếm một số nhà thơ này và tôn vinh một số nhà thơ khác.Tôi khi đó cũng không được đọc hết các bài thơ ngay cả của Mayakovsky. Tôi đã không biết hết Esenin, Blok.
Tôi được giáo dục trên những vần thơ của Zharov, Bezymiansky, Victor Gusiev. Cuộc sống đã là một nhà hát khổng lồ và những gì diễn ra ở sau cánh gà, tôi đã không được biết. Tôi chỉ ngây thơ tin tất cả mọi điều…
Người ta hay hỏi tôi: Ảnh hưởng của cha tôi đến tôi có mạnh không? Biết trả lời thế nào? Tôi cho rằng cha tôi, Gamzat Tsadasa là một nhà thơ vĩ đại nhưng khi tôi trở thành người làm thơ thì tôi đã tự lập; không chịu ảnh hưởng của ông, tôi đã lao mình vào thơ một cách nghiêm túc. Năm 1945, sau chiến tranh, tôi lên Moskva, thi vào trường đại học dạy viết văn.
Tôi tới đó từ một nước cộng hòa đa ngôn ngữ. Ở quê tôi người ta cho rằng (tôi không nhận đây là sáng tác của mình đâu, đây là dân quê tôi vẫn nói): ai mắng mỏ hàng xóm thì kẻ đấy là ngốc nghếch, ngu xuẩn ở nhà mình; ai mắng mỏ dân tộc khác thì kẻ đó là ngốc nghếch, ngu xuẩn của dân tộc mình. Kính trên, lịch thiệp với phụ nữ, hiếu khách - đó là truyền thống từ lâu của người miền núi. Tuổi thơ của tôi - đó là ngôi nhà của cha tôi, luôn mở rộng cửa đón khách.
Tới thăm cha tôi là Nikolai Tikhonov, thi sĩ điển trai Vladimir Lugovskoi. Tôi mới chỉ có 11 tuổi khi lần đầu tiên đọc thơ cho họ nghe. Còn họ đọc thơ của họ cho cha tôi nghe. Chính họ là những người đã giới thiệu cha tôi với cả thế giới. Họ cũng đã tốn nhiều công với tôi, rất nhiều. Cũng chính họ sau đó đã cưu mang tôi ở Moskva. Tôi khi đó còn chưa biết cả những điều sơ đẳng nhất: ai là "dân nhọ", còn ai là "người kinh kỳ"... Đơn giản là tôi đã không nghĩ tới chuyện này.
Tại Nhà hát Lớn Moskva được nhìn thấy Ulanova (nữ nghệ sĩ balet nổi tiếng của Liên Xô - PNL), đó là cả một sự kiện. Tại Nhà hát Kịch Hàn lâm Moskva nhìn thấy Tarasova (Ngôi sao kịch nói nổi tiếng của Liên Xô - PNL), đó cũng là cả một sự kiện.
Gặp Pasternak, đó là một phát kiến. Nghe Erenburg nói, lại thêm một phát kiến. Các cuộc mít tinh, các cuộc thảo luận, các cuộc phê bình, đó cũng là những phát kiến. Tôi đã tham gia vào một cuộc họp và tại đó, người ta phê phán một ai đó. Cạnh tôi là những nhà văn nổi tiếng khác và cũng lên tiếng vạch trần, phê phán.
Tôi viết kể với cha mình mọi sự nhìn thấy ở đó. Cha tôi gọi tôi về
Tôi không nói rằng, khi đó tôi rất tuân theo lời cha tôi nhưng tôi đã cố gắng không ứng xử bồng bột trong những công việc như thế nữa. Khi đó đã có rất nhiều cuộc mít tinh. Về Pasternak, về Tvardovsky, về chủ nghĩa thế giới…
Tôi cho rằng, bất cứ nền văn hóa nào cũng xứng đáng để ta nghiêng mình trước nó. Trong suốt một thời gian quá dài ở nước ra đã cho rằng, cách giải quyết vấn đề dân tộc tốt nhất là im lặng, không nói gì về nó. Mọi sự đã được duy trì như thể vấn đề này từ lâu đã được loại ra khỏi chương trình hàng ngày. Chúng ta đã quá muốn tô son vẽ phấn cho mình trong mắt của chính mình!
Vấn đề cha và con vẫn đang tồn tại ở khắp thế giới. Còn chúng ta lại làm như thể nó đã được ổn thỏa và triệt để rồi. Như thể mọi chuyện của chúng ta đều sòng phẳng, trôi chảy. Chúng ta đã "đà điểu" đến mức bây giờ sửa chữa sai lầm là một việc cực kỳ khó khăn…
Hiện nay đang diễn ra công cuộc perestroika. Ngoái lại đàng sau để tiến lên phía trước. Khác đi thì không thể. Tuy nhiên, khát vọng của mình không phải là việc trình diễn mà phải chứng minh. Và trong bất cứ một sự khởi đầu tốt đẹp nào đôi khi cũng vẫn có cái chưa hay. Hiện nay đang diễn ra cái mà tôi gọi là một chiều: gào thét, nói suông, công phá. Mượn danh công khai để to tiếng lung tung. Nhưng chân lý chỉ ở trong những cuộc tranh luận nghiêm túc, trong sự so sánh những góc nhìn khác nhau…
Chúng ta có ba người thầy: thiên nhiên, năm tháng và sự vĩ đại của nghìn năm. Về rất nhiều điều trong những việc mà chúng ta đang phải trải qua, Lênin từng cảnh báo trước: như về tính ngạo mạn cộng sản chẳng hạn. Ở trong tôi người cộng sản luôn đồng nghĩa với sự trong sáng của các quan điểm. Nhưng giữa những người cộng sản cũng có không ít những phần tử ngẫu nhiên đấy chứ. Những đảng viên phòng giấy!
Tôi từng tham gia, từng là đại biểu của 7 kỳ Đại hội Đảng. Tôi đặc biệt ghi nhớ Đại hội lần thứ XXII và Đại hội lần thứ XXVII. Vì tại những kỳ Đại hội này đã nói tới phẩm giá con người, về lương tâm, về sự thật, về các quan hệ giữa con người với con người.
Tôi đã tham gia tất cả các kỳ Đại hội nhà văn, bắt đầu từ lần thứ hai. Đại hội lần thứ hai và lần cuối cùng, lần thứ tám, đặc biệt in dấu ấn đậm vì theo thiển ý của tôi, đó là những kỳ Đại hội thú vị nhất.
Tôi không có ý định giảm thiểu ý nghĩa của những kỳ Đại hội khác, nhưng những kỳ Đại hội đó quan trọng vì chuyện gì đó chứ tại đấy đã có rất ít những bài phát biểu mang tính phê bình, mà chủ yếu là vang lên những tràng vỗ tay, những sự phô trương, những sự nhất trí không thật lòng.
Không có ở những kỳ Đại hội như thế những lời lẽ sáng rạng, sắc sảo của Valentin Ovechkin, Aleksandr Tvardovsky, Mikhail Sholokhov. Tôi vẫn nhớ tất cả những bài phát biểu của Aleksandr Fadeyev vang lên đầy cảm xúc, đầy tự trọng, đầy nhiệt huyết…
Tôi không thích sự phù hoa của một số nhà văn, đã không còn trẻ nữa, hiện đang cư xử một cách thiếu khiêm nhường. Họ cho rằng, cải tổ nhờ họ mà diễn ra. Phải, đã bắt đầu giờ chơi của Pasternak. Nhưng không phải là điều bí mật chuyện chính một số nhà văn "không còn trẻ" đó đã bỏ phiếu đồng ý khai trừ Pasternak ra khỏi Hội Nhà văn Liên Xô.
Không ai trong số những người đang khua chuông gõ mõ hiện nay cho nhà thơ vĩ đại đó đứng ra bảo vệ ông trong thời điểm cũ. Mà chính họ khi đó cũng đã biết tất cả các bài thơ, các tác phẩm của ông, họ cũng đã biết rằng ông đã tặng cho nước Nga những bản dịch tuyệt vời thơ của Shakespeare, Goethe, Baratashvili. Tại sao khi đó họ im như hến?
Hiện giờ người ta cũng nói và viết nhiều về Tvardovsky. Họ cứ nhai nhải bảo, cần phải mở Viện Bảo tàng Tvardovsky… v.v và v.v… Nhưng hỡi những người thân mến, hãy tới xem mộ của nhà thơ thế nào. Hãy xem ngôi mộ Tvardovsky đang bị hoang phế nhường bao!...
Những năm cuối đời của Tvardovsky, tôi có may mắn được kết thân gần gụi với nhà thơ. Tôi không thích khoe ra tư liệu nhưng tôi còn giữ những bức thư mà ông gửi cho tôi, ông đã thường đến khách sạn thăm tôi, tôi hay tới nhà ông. Điều gì khiến cá nhân tôi bị ông lôi cuốn? Một kiến thức tuyệt vời toàn bộ nền thơ Âu châu, thơ phương Đông, thơ của Hafiz, một niềm đam mê thơ Trung Hoa. Ông đã rất khiêm nhường. Trong cả các bài báo lẫn trong các việc làm, trong các câu chuyện. Ông là người độc lập, độc đáo. Không bao giờ cố gắng để lấy lòng ai đó.
Tôi giờ vẫn nhớ tới quầy bar lừng danh của trường đại học dạy viết văn. Tôi đã thường xuyên tới đó. Tvardovsky cũng hay tới đó. Tôi không thể nào quên những cuộc trò chuyện chân tình với ông. Thực sự mà nói, thơ tôi thì ông không bao giờ khen, nhưng ông vẫn cho đăng "
Khi đó, tờ "Nước Nga Văn học" mà tôi cũng là thành viên Ban Biên tập, có đăng một bài báo tồi tệ về "Thế giới mới" và về Tvardovsky. Ông nói với tôi: "Tôi đã viết lời phản đối rồi, và anh nếu muốn thì có thể chọn lựa giữa tôi và Nước Nga Văn học".
Ông đã coi tôi là một người bạn, nhưng tôi không thể gọi ông là bạn của tôi. Đối với tôi, ông là một con người quá tầm cỡ. Ông vì sao đấy không thích đi các nước cộng hòa nhưng đã hay cùng vợ đến chơi với tôi…
Tôi nhớ, có lần tôi hái hoa tặng vợ ông và ông nói: "Mình rất yêu cỏ". Tôi không bao giờ nhìn thấy ông ghi chép cái gì vào sổ. Chuyện gì ông cũng cố ghi nhớ vào đầu. Thật hay vì trong kho lưu trữ của tôi còn giữ rất nhiều ảnh về việc Tvardovsky ở
Ông đã viết thư trả lời tôi. Lá thư rất nghiêm khắc, Tvardovsky đã phê bình tôi nặng nề. Tôi không hề giận ông dù tôi cho rằng Tvardovsky đã không hẳn nói gì cũng đúng. Thật uổng công nếu coi Tvardovsky là người hoàn mỹ. Không có ai là người hoàn mỹ cả. Nhưng tôi kính trọng ông như kính trọng rất ít người. Đó là một nhà văn vĩ đại. Nhưng ông cũng có những sơ sảy. Có thể, trong việc gì đó ông đã không chân thành. Thời đó là một thời khác. Nói chung rồi lịch sử sẽ sắp đặt mọi việc vào chỗ của mình.
Lá thư của Tvardovsky, tôi muốn quay lại câu chuyện này, làm tôi ngạc nhiên. Ông trách tôi vì tôi lấy chủ đề từ cuộc sống ở thế giới bên kia, vì dường như là tôi đã vay mượn của ai đó các thủ pháp nghệ thuật. Có thể, ý ông nói bóng gió là tôi bắt chước ông. Nhưng nếu lập luận như thế thì Tvardovsky trong trường ca của mình "Tiorkin ở thế giới bên kia" cũng không phải là mới mẻ. Trước ông đã có bao nhiêu người viết về địa ngục và thiên đường…
Rồi sau đó, tôi đã hiểu ra sự thể vì đâu và tại sao Tvardovsky lại nổi cáu với tôi. Ông cảm thấy bị xúc phạm vì tôi đã đọc trường ca của mình cho một nhân vật nào đó khác. Có người nói lại chuyện đó với ông. Phải, ông đã đọc, nhưng đó là quyền của tôi chứ. Nhân vật ấy là Tổng Biên tập Báo Izvestia lúc đó, Aleksey Adzhubey (con rể của Nikita Khrusov, người mà Tvardovsky không ưa - PNL). Ông đã không cho in trường ca của tôi. Và bản trường ca đó đã nằm trong ngăn kéo 25 năm liền.
Tvardovsky gọi ông là bạn của tôi nhưng thực ra ông đã là thầy tôi. Nhưng ông không khi nào nhấn mạnh điều đó. Ông không khoa trương sự đỡ đần, dạy dỗ của mình. Thơ của ông đứng về phía những người yếu, những người bình thường. Còn chúng ta lại hay đứng về phía những người mạnh.
Dẫu rằng điều đó trái với tự nhiên, trái với bản chất văn học, chúng ta như những miếng mỡ muối được phết thêm bơ. Tôi đã luôn luôn cảm thấy xúc động trước việc kết bạn với nhau của Fadeyev, Fedin, Svetlov, Smeliakov.
Tất cả những người này hay gặp nhau ở Nhà văn học Trung tâm (SDL, nơi bán những đồ nhậu giá ưu đãi cho các hội viên Hội Nhà văn Xôviết - PNL) bên cạnh chén trà hay ly rượu, và ngồi rất lâu thân mật trò chuyện cùng nhau. Tvardovsky có lần đã nói với tôi: "Đừng tới SDL. Nếu muốn uống rượu thì hãy đến chỗ khác!".
(Phạm Nguyên Lão chuyển ngữ từ bản tiếng Nga)