Chuyện người nhạc sỹ đoạt giải Nhì sáng tác ca khúc về ATGT

21:50 26/01/2013
Có một người nhạc sỹ xuất thân từ một gia đình nhà Nho, trưởng thành trong binh nghiệp, nhưng sống cả cuộc đời với âm nhạc. Dù là những ca khúc trữ tình về miền quê Nghệ Tĩnh yêu dấu, những kỷ niệm chiến trường, hay về người chiến sỹ Công an trong thời bình thì đều để lại những dấu ấn riêng trong lòng công chúng. Bạn bè trìu mến gọi ông là nhạc sỹ thành Vinh – Lê Hàm.

Nhạc sỹ của những ca khúc trữ tình quê hương

Nhạc sỹ Lê Hàm, SN 1934, tại một làng nhỏ thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà Nho nghèo. Có mẹ làm ruộng nhưng biết ngâm Kiều và hát dân ca nên tuổi thơ của ông đã thấm đẫm những làn điệu ví dặm nổi tiếng của xứ Nghệ, niềm say mê với âm nhạc cứ thế lớn dần theo năm tháng.

13 tuổi, cậu bé Lê Hàm vào thiếu sinh quân, rồi gia nhập Sư đoàn 320, chiến đấu ở đồng bằng Bắc Bộ. Thời gian này người lính trẻ đã có những sáng tác đầu tay, được đồng đội truyền tai nhau hát và biểu diễn trong các liên hoan văn nghệ như “Tiếng hát trên thao trường”. “Theo bước Đảng tiền phong”, “Người chiến sỹ bộc phá”… Năm 1955 Lê Hàm về công tác ở Ty Văn hóa tỉnh Hà Tĩnh, rồi được vào học hệ chính quy khoa Sáng tác của Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội). Tốt nghiệp ngôi trường âm nhạc danh tiếng này là một bài thi gồm một hợp xướng 6 chương “Ca ngợi Tổ quốc Việt Nam” được biểu diễn tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.

Ra trường, tình nguyện vào công tác ở đặc khu giới tuyến Vĩnh Linh nhưng đến năm 1963 Lê Hàm trở lại mảnh đất Hà Tĩnh thân yêu, nơi có dòng sông La trữ tình đã gắn bó với ông từ thời thiếu sinh quân. Mảnh đất nguồn cội đã giúp ông có cảm hứng viết một loạt bài hát trữ tình quê hương giản dị và sâu nặng nghĩa tình, tiêu biểu như “Hà Tĩnh quê hương ta” (1965), “Gái sông La” (1968), “Vinh, thành phố bình minh” (1982), “Làng Sen thơm ngát hương” (1987)…

Đã từng có bài hát được tuyển vào sách giáo khoa môn hát nhạc, được nhận các giải thưởng của Hội Âm nhạc Việt Nam… nhưng có lẽ điều làm nên tên tuổi Lê Hàm trong những năm tháng cuối thế kỷ 20 vẫn là bài hát “Vinh, thành phố bình minh”. Cơ duyên để người nhạc sỹ ấy sáng tác ra bài hát được nhiều người yêu mến ấy cũng thật tình cờ. Vào một đêm trăng sáng đang trên đường đạp xe từ Hà Tĩnh ra Vinh, ông gặp một cô gái TNXP ngỏ lời xin đi nhờ xe. Cô hỏi, “Anh đi về mô, có phải là về thành Vinh quê em không…”. Xuất phát từ lời ngỏ ấy, những câu từ, giai điệu hết sức thân thương, trìu mến cứ thế tuôn trào: “Anh đón em về thành Vinh quê em. Nghe gió biển ru, dòng Lam êm đềm. Người người thân quen, sống vui trong tình thương…”.

Ngoài việc sáng tác, ông còn là “nhà sưu tầm” của hàng trăm làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh khác nhau, tạo nên vốn âm nhạc quý báu lưu truyền cho đời sau. Riêng công trình “Âm nhạc dân gian xứ Nghệ” đã được trao giải Nhì của Hội Âm nhạc Việt Nam năm 1999 và được giới nghiên cứu âm nhạc cả nước đánh giá cao.

Chưa bao giờ thôi yêu quý lực lượng CSGT

Trong lúc lên nhận giải, Lê Hàm nhận được tin nhắn của một người bạn thắc mắc, “sao anh không có bài hát nào ca ngợi CSGT, bởi đó là chìa khóa của an toàn giao thông?”. Nhưng kỳ thực thì ông đã từng sáng tác 2 bài hát ca ngợi lực lượng này. Một bài có tên “Người đi trong đêm vắng”, in trong tập ca khúc về đề tài an ninh, cách đây khoảng 7 – 8 năm. Bài thứ hai là “Tiếng đàn người chiến sỹ Công an”. Đối với ông, tình cảm dành cho lực lượng CSGT không bao giờ mất đi, mà như ông đùa vui là dù nhiều lúc bị CSGT phạt do đi sai đường.

Nhạc sỹ Lê Hàm tâm sự: “Khi chúng ta ngồi bình yên trong ngôi nhà của mình thì ngoài đường phố cho đến đường sông, đường thủy, đường sắt… các chiến sỹ CSGT đang phải lăn lộn vất vả, thậm chí đánh đổi, hy sinh cả mạng sống của mình. Đất nước không thể bình yên trên những tuyến đường nếu không có các anh, những người tạo nên bình yên bằng những hành động hết sức lặng thầm”. Bởi thế mà mỗi câu từ của bài hát như tan ra, hòa quyện, đồng cảm, thấu hiểu với công việc và nhiệm vụ của những chiến sỹ CSGT: “…Chiều dài những con đường in bước tuần tra của chúng tôi, vòng quay lăn bánh con tàu là bao đêm dài không ngủ, lênh đênh trên biển cả hay lướt sóng trên dòng sông. Có chúng tôi những người Cảnh sát giao thông…”.

“Bình yên trên những tuyến đường” được sáng tác trong vòng 1 tháng nhưng được ấp ủ, “thai nghén” hơn 1 năm trời. Lê Hàm tâm sự, chứng kiến việc CSGT tận tụy, vất vả, rồi nhiều lần bị các đối tượng vi phạm luật giao thông đâm xe, bị hất lên nắp ca pô đi cả chục cây số… khiến ông rất thương. Chính tình cảm chân thành đã thôi thúc ông viết lên bài hát, vừa để chia sẻ với khó khăn của lực lượng CSGT vừa giúp đông đảo công chúng hiểu được công việc của họ. Nhất là mỗi lần bài hát được ngân lên… Lời viết rất gọn mà khái quát được tất cả các lực lượng của CSGT, câu từ giàu ý nghĩa mà mộc mạc, dễ nghe, dễ thuộc.

Nhiều người sau khi nghe “Bình yên trên những tuyến đường” cứ thắc mắc với Lê Hàm là sao ông 80 tuổi rồi mà viết trẻ thế, duyên thế. Phải tiếp xúc với ông thì mọi người mới hiểu. Ở tuổi bát thập vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn, phơi phới tươi vui tâm hồn nghệ sỹ và điều quan trọng nhất là nhạc sỹ cảm thông, yêu mến anh em CSGT, điều đó đã làm nên một tác phẩm có giá trị.

“Bình yên trên những tuyến đường” của Lê Hàm là bài hát đạt giải Nhì (không có giải Nhất) Cuộc thi sáng tác ca khúc về an toàn giao thông năm 2012, do Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia tổ chức. Ngẫu hứng tham gia và đến lúc nhận được thư mời dự lễ trao giải vẫn chưa biết được giải gì, không ngờ khi ra đến Hà Nội, ngồi vào ghế hội trường thì cả hai cha con nhạc sỹ Lê Hàm mới vỡ òa hạnh phúc. Nghệ An được 2 giải thì hai cha con giữ cả hai. Người con trai – nhạc sỹ Lê Hồng Kỳ phổ nhạc bài “Cho hạnh phúc muôn đời” cũng đã đạt giải khuyến khích.

Quỳnh Vinh

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt ưebsite, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Sau nhiều tháng trời nắng như đổ lửa, trong ngày 3 và 4/5, tại một số quận huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, do mưa nhỏ, lượng nước ít kèm theo dông lốc nên đã xảy ra một số sự cố…

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

Những suất quà chứa đựng nhiều tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Báo CAND và nhà hảo tâm, với mong muốn đồng hành cùng các em học sinh và giáo viên trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; qua đó cùng chung tay, góp sức nâng bước các em đến trường.

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Chính trị nội bộ của đảng Cộng hòa Mỹ lại trở nên bất ổn do nghị sĩ Marjorie Taylor Greene quyết tâm phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi ông này thuyết phục Hạ viện thông qua gói viện trợ quân sự cho nước ngoài, trong đó có Ukraine.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Lê Phương Nam đã lừa của các bị hại xin vào làm việc tại các Chi cục Kiểm ngư với giá 200-250 triệu đồng/suất; xin chuyển công tác trong lực lượng Công an có giá từ 200 - 450 triệu đồng/suất; xin vào học tại Trường Trung cấp Cảnh sát có giá từ 450-700 triệu đồng/suất…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文