Cô sinh viên sư phạm người Tày và “bộ sưu tập” giải thưởng

12:33 19/11/2013
Nông Thị Thúy là con út trong một gia đình người dân tộc Tày ở bản Viện, xã Đức Long, huyện Thạch An (Cao Bằng). Nhà nghèo, đông anh em, cuộc sống thuần nông chỉ có mảnh nương, vạt rừng làm thu nhập chính nhưng Thúy đã nỗ lực vươn lên để trở thành một học sinh xuất sắc, được trao nhiều giải thưởng và tuyển thẳng vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cô giáo tương lai Nông Thị Thúy (18 tuổi) là một tấm gương sáng về nghị lực và tinh thần hiếu học…

Có một câu chuyện xúc động mà sau này trở thành động lực để Thúy phấn đấu học giỏi hơn nữa đó là dịp em thi đậu vào trường chuyên trung học phổ thông cũng là lúc anh trai nhận được giấy báo đỗ đại học. Nhà nghèo quá nên Nông Văn Mút - anh trai Thúy đã nói dối bố mẹ và gia đình thi trượt để ở nhà đi kiếm việc làm lấy tiền phụ giúp bố mẹ nuôi cô em út. Sau này vào nhập học rồi Thúy mới biết chuyện. Em rất áy náy, thương anh và đặt ra quyết tâm học thật giỏi để không phụ lòng mong đợi của anh.

Đáp lại nỗi vất vả, nhọc nhằn của bố mẹ và sự hy sinh thầm lặng của anh trai, trong suốt 12 năm học dù vẫn dành thời gian giúp việc gia đình như: chăn trâu, gặt lúa, đi rừng kiếm củi… nhưng Thúy luôn đạt được những thành tích xuất sắc: 12 năm liền đạt học sinh giỏi; giành giải 3 giải Toán trên máy tính cầm tay, giải nhất môn Lịch sử cấp tỉnh. 3 năm học trung học phổ thông, Thúy có mặt trong đội tuyển của tỉnh Cao Bằng tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia và được nhiều giải thưởng lớn như: giải Khuyến khích môn Lịch sử cấp quốc gia năm lớp 11, giải Nhì cấp quốc gia môn Lịch sử năm lớp 12 và được nhận học bổng Odon Vallet của Tiến sĩ khoa học người Pháp Odon.

Chia sẻ với tôi, Nông Thị Thúy tâm sự: “Môn học yêu thích nhất là Toán và Anh. Vì thế em đã quyết định tham gia vào kỳ thi giải Toán trên máy tính và đã đoạt giải ba cấp tỉnh. Nhưng khi học cao lên một chút thì em lại chuyển sang đam mê đặc biệt môn Lịch sử. Em miệt mài học Sử để có cơ hội hiểu sâu sắc thêm về quê hương, đất nước con người đất Việt. Việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng cho Thúy phải kể đến công lao của thầy Lục Thế Vân, giáo viên dạy em thời trung học cơ sở. Thúy đã thành công trên con đường đã chọn khi liên tiếp đạt những giải cao trong các kỳ thi quốc gia.

Nông Thị Thúy tại lễ biểu dương học sinh giỏi dân tộc thiểu số năm 2013.

Với thành tích học tập tốt trong suốt những năm học, Thúy được tuyển thẳng vào khoa Sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Khi được hỏi về lý do em chọn vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Thúy cho biết: “Em yêu thích nghề giáo. Em muốn sau này trở thành cô giáo dạy Sử, bồi đắp kiến thức cho các em học sinh về lịch sử hào hùng của dân tộc, phát huy truyền thống, xây dựng quê hương, bản làng ngày càng giàu đẹp. Hơn nữa, em ngưỡng mộ các thầy cô và cũng muốn đền đáp công lao dìu dắt của các thầy cô nữa…”.

Chia sẻ về kinh nghiệm để học tốt môn Lịch sử, Thúy tâm sự, học Sử phải có niềm đam mê, yêu thích. Ngoài bài giảng thì đọc nhiều, phải tăng cường nghiên cứu, bổ sung thêm kiến thức từ các nguồn tài liệu trên thư viện, xem phim tư liệu, tra cứu trên mạng Internet… Là sinh viên năm thứ nhất nhưng Nông Thị Thúy đang nỗ lực để tiếp tục khẳng định mình. Chính bởi sự hoạt bát, tự tin, năng nổ mà Thúy được thầy cô và bạn bè tín nhiệm phân công làm Lớp phó phụ trách học tập. Em là một cán bộ lớp gương mẫu, là trung tâm quy tụ phong trào đoàn của lớp, của khoa.

Một vinh dự vừa đến với em, mới đây Thúy được diện kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, được tham dự và được Ủy ban Dân tộc tặng bằng khen tại Lễ tuyên dương các học sinh giỏi người dân tộc thiểu số năm 2013. Những điều đó sẽ là động lực giúp Thúy nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức nhiều hơn nữa để mai này là một nhà giáo giỏi, ưu tú, cống hiến vì sự nghiệp trồng người...

Nguyên Lộc

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文