Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Còn nhiều rào cản

07:57 05/09/2015
Nhiều năm qua, văn học Việt Nam đã được tiếp sức, giao thoa và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhiều nền văn học lớn trên thế giới như Pháp, Trung Quốc, Nga, các nước Tây Âu… Đến nay, độc giả Việt Nam đã được tiếp xúc với hầu hết văn học của các nước, để hiểu thêm nhiều nền văn hóa khác nhau, lưu giữ và chuyển hóa, làm phong phú thêm nền văn hóa, văn học của đất nước...

Nhưng, những người làm văn học Việt Nam cũng kịp nhận ra một nghịch lý: Suốt nhiều năm, chúng ta đón nhận nhiều hơn là gửi đi. Chỉ một số tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, cùng một số nhà văn hiện đại được chuyển ngữ giới thiệu ở các nước, nhưng còn ít.

Đó là lý do để Hội Nhà văn Việt Nam đang tìm đường đưa văn học Việt Nam ra nước ngoài cùng với việc thành lập Trung tâm Dịch thuật giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài.

Văn hóa là tấm danh thiếp của một quốc gia, công việc giới thiệu văn học ra nước ngoài có tính chất quảng cáo cho đất nước mà lại không đắt. Tuy nhiên, để “mang chuông đi đấm nước người”, trước hết, cần phải hiểu rõ văn học của ta có thực sự đáng để tôn vinh, để giới thiệu như một niềm tự hào của Việt Nam hay không? Câu trả lời là có. Vấn đề là chúng ta đã làm bật lên được những tinh hoa nội lực ấy để đưa vẻ đẹp văn học Việt ra thế giới hay chưa mà thôi.

Nhà thơ Bảo Chân đọc bài thơ về Hà Nội của chị và thi sĩ người Malaysia chuyển ngữ.

Tại Đại hội Hội Nhà văn năm 1983, khi nhận định về văn học Việt Nam, nhà văn Nguyễn Khải đã cho rằng: “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng là một trong những cuốn sách “ghê gớm” có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học. Nhà văn, nhà biên kịch Hứa Văn Định cũng từng ngợi ca: “Trong văn học hiện thực phê phán nước ta, “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng là một lâu đài trào lộng. Ông đã yên nghỉ vĩnh hằng, nhưng nhân vật của ông vẫn còn đó, chúng sinh tồn, đau khổ, ngộ nhận, dấn thân và đã nếm trải mọi đánh giá của người đời.

Từ học giả, dân thường, kể cả những con người không còn được coi là lương thiện nữa vẫn mến chuộng văn ông. Và rồi cuối cùng vị trí xứng đáng trong văn đàn Việt Nam vẫn thuộc về ông. Trí tuệ ông đang sống, vẫn sống và chắc trong văn đàn Việt Nam, ông là bất tử”. Kể lại câu chuyện trên, nhà văn Hoàng Quốc Hải đặt câu hỏi: Một tác phẩm như thế, mà lại không có mặt trong tủ sách hay của thế giới, là một người đọc, hoặc nhà văn, liệu bạn có thể yên tâm?

Nhiều tác phẩm văn học của ta từng được các dịch giả nước ngoài đánh giá cao. Nhà thơ Martha Collins (Mỹ) cho rằng, khi đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Quang Thiều và Ngô Tự Lập, bà nhận ra mình được trao một thoáng nhìn vào đời sống người Việt mà tất cả những gì bà đọc về lịch sử của đất nước này cũng chưa hề mang đến. Những bài thơ không nói trực diện về chiến tranh, nhưng người đọc vẫn cảm thấy trong những bài thơ đó có hậu quả của chiến tranh khắp mọi chỗ.

Chiến tranh không tách rời mà có mặt ở mọi lĩnh vực của đời sống, không chỉ hiện hữu trong mỗi trận đánh, mà để lại hậu họa cho mỗi người. Điều nhắc nhở mỗi chúng ta và đáng để khám phá ngang với chính những sự kiện chiến tranh.

Phải khẳng định rằng, chúng ta có nhiều tác phẩm đáng để bạn đọc nước ngoài thưởng thức, nhưng con đường đưa văn học Việt Nam ra thế giới còn nhiều cản trở. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, khó khăn lớn nhất là vấn đề ngôn ngữ. Nếu tiếng Việt là niềm tự hào về khả năng phô diễn kỳ diệu thế giới nội tâm cực kỳ điêu luyện và tinh tế bao nhiêu, thì với các dịch giả nước ngoài lại càng khó khăn bấy nhiêu. Khó khăn thực sự của các nhà dịch thuật là chuyển dịch một thế giới tâm hồn sang một thế giới tâm hồn khác, một nền văn hóa sang một nền văn hóa khác. Ngoài ra còn thị hiếu, thị trường, nguồn lực tài chính và các thủ tục về sở hữu trí tuệ… không thể bỏ qua.

Những dịch giả nước ngoài đều dịch những tác phẩm mà mình ưa thích để dịch. Vì như nhà văn Chúc Ngưỡng Tu, một dịch giả Trung Quốc vốn dịch nhiều tác phẩm văn học Việt Nam sang tiếng Hoa, thì với dịch giả nước ngoài, khả năng chọn lựa tác phẩm văn học Việt Nam để giới thiệu lại rất hạn chế. Do đó, vừa phải có tác phẩm hay, vừa phải làm thế nào cho dịch giả nước ngoài biết đến tác phẩm ấy.

Ở Trung Quốc, sau khi mạng Google rút khỏi, khó mà đọc được các tác phẩm văn học Việt Nam trên mạng nữa. Nếu trang mạng của Hội Nhà văn Việt Nam được đầu tư nâng cấp để dịch giả nước ngoài dễ dàng đăng nhập được thì sẽ là một việc rất hay. Nếu Việt Nam thành lập một quỹ văn học dịch để trợ cấp, khen thưởng cho việc giới thiệu văn học Việt Nam thì sẽ rất tốt cho các dịch giả nước ngoài.

Các nhà văn Việt Nam vẫn quyến luyến thị trường Nga, vì đây là nơi văn học Việt Nam từng được biết đến, nhưng giờ đã gần như vắng bóng. Igor Briov, Trưởng Ban biên tập chương trình phát thanh khu vực châu Á Hãng thông tấn quốc tế “Nước Nga ngày nay” cho rằng, độc giả Nga vẫn quan tâm đến văn học Việt Nam. Nhưng vấn đề là hiện thiếu một sự xác lập trường phái dịch thuật Việt – Nga cụ thể. Thứ nữa, cần phải xây dựng kế hoạch lôi cuốn sự quan tâm đến văn học Việt Nam bằng các chiến dịch quảng cáo và truyền thông. “Với tôi, tiểu thuyết của Việt Nam không hề kém cạnh các tác phẩm khác, thậm chí, còn xuất sắc hơn về tuyến cốt truyện, những tình tiết hấp dẫn, lại còn nhiều thông tin về văn hóa, lịch sử của đất nước” – Ông nhấn mạnh.

Thanh Hằng

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Ngày 16/11, báo cáo với đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn, đại diện đơn vị thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan (đoạn qua địa bàn Đà Nẵng) cho biết hiện đang bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ; nhưng còn một số vướng mắc về mặt bằng, một số điểm người dân cản trở thi công; mưa nhiều, bụi mù, ùn tắc...

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

Ngày 16/11, Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã di lý đối tượng Bùi Văn Hồng (SN 1988), từ xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh về địa phương để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文