Đà Nẵng phục dựng lễ hội Mục đồng

16:26 29/11/2010
Từ ngày 27 - 28/11, tại làng Phong Lệ, thôn Phong Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang TP Đà Nẵng, lần đầu tiên UBND TP và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đà Nẵng đã tiến hành phục dựng lễ hội Mục đồng, lễ hội tôn vinh trẻ chăn trâu được xem là có một không hai của Việt Nam.

Lễ rước Mục đồng tại làng Phong Lệ lần này còn là lễ hội truyền thống được phục dựng quy mô nhất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng. Ngoài 2 ngày diễn ra lễ hội cùng những nghi thức cổ truyền xưa, Ban tổ chức sẽ tổ chức các trò chơi dân gian, biểu diễn hát tuồng cổ tại nhà thờ tiền hiền của làng từ 19h ngày 28/11. Và đây cũng chính là lần đầu tiên lễ hội Mục đồng được phục dựng lại sau sự gián đoạn gần hơn 60 năm sau lễ hội Mục đồng lần cuối cùng được ghi nhận là vào năm Bảo Đại thứ 11 (1936)…

Tương truyền, lễ rước Mục Đồng ở làng Phong Lệ - lễ hội dành cho trẻ chăn trâu đã xuất hiện từ rất lâu theo thông lệ cứ đến các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, nghĩa là cách 3 năm, làng lại tổ chức lễ rước Mục đồng một lần. Sau dãn dần ra sáu năm, rồi cuối cùng 12 năm mới tổ chức một lần. Lần cuối cùng được ghi nhận là vào năm Bảo Đại thứ 11.

Cũng có tích kể rằng, làng Phong Lệ xưa có một cồn cỏ. Ngày nọ, có người xua đàn vịt lên cồn, chân vịt bỗng dính chặt xuống đất như có bàn tay ai đó níu lại. Cho là có thần linh giáng hạ nên chẳng ai dám bén mảng đến cồn. Từ đó cồn có tên là cồn Thần. Một hôm, có đàn trâu trong làng chạy lạc đến cồn, đám trẻ chăn trâu đến tìm nhưng không hề hấn gì cả. Từ đó có tiếng đồn là cồn Thần chỉ cho các trẻ chăn trâu đến gần mà thôi. Xóm Cồn về sau được gọi là xóm Đồng, làm nơi tụ tập của các mục đồng trong làng. Câu chuyện lạ lùng ấy, sau nhiều thế hệ dần dần hình thành một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, gọi là lễ rước Mục đồng.

Sau hơn 60 năm gián đoạn, lễ hội Mục đồng làng Phong Lệ dành cho trẻ chăn trâu đã được phục dựng.

Lễ hội thường diễn ra từ hạ tuần tháng ba âm lịch, khi vụ mùa đã hoàn tất là lúc các công việc sắp đặt cho lễ hội bắt đầu. Để phục vụ cho lễ rước, ngoài việc cắt cử các chức sắc lo việc tế lễ, dân làng Phong Lệ phải chuẩn bị cho một cổ kiệu hai đòn khiêng có giăng hoa, kết trái tươm tất và phân công cho bốn mục đồng khỏe mạnh khăn đóng, áo dài giữ phần khiêng kiệu. Ngoài cờ nhỏ của mục đồng, còn có cờ lớn của 13 tộc họ ngày đó. Cờ lớn cán bằng tre dài khoảng 5 mét, có khoan lỗ đút cây ngang qua để treo các con giống, nào là tứ kinh (long, lân, quy, phụng), tứ nghệ (sĩ, nông, công, thương). Nhưng nhiều nhất vẫn là các dụng cụ sản xuất nông nghiệp như cày, bừa, cuốc, xẻng, dần, nia...

Chuẩn bị đâu vào đó, chiều 29/3 âm lịch làm lễ dạo đồng. Đây là lúc con cháu sinh sống ở các nơi xa kéo về đông đủ. Mục đồng cầm cờ dạo quanh các cánh đồng tỏ ý cầu cho được mùa. Sáng 30, chính thức diễn ra lễ rước, lễ bắt đầu vào sáng tinh mơ ngay giữa đình thần…

Năm nay, được sự cho phép của UBND TP Đà Nẵng và công tác bảo tồn phục dựng những lễ hội văn hóa truyền thống của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng. 17 tộc họ và người dân làng Phong Lệ lại cùng nhau dựng lại lễ hội này và đã thu hút sự quan tâm của du khách thập phương và người dân thành phố. Theo kịch bản, vào đêm 27/11, ánh sáng của hàng trăm chiếc đèn lồng và đèn gió sẽ làm lung linh không gian đêm lễ vọng. Từ 6h sáng 28/11, Đoàn lễ rầm rộ theo sau bao gồm các nhân vật chính là 60 mục đồng gồm những trẻ em với áo vá, roi trâu sẽ cùng bà con các tộc họ đi dạo đồng dưới sự giám sát của trùm chỉ, trùm phụ (những người giữ trật tự cho đám mục đồng).

Xong lễ, đám rước về đến đình làng, sau đó là lễ đặt bài vị và lễ dâng vật cúng của dân làng. Trong lễ, mọi người ai ai cũng giữ sự cung kính trước những mục đồng. Lễ vật xôi gà được bày trên chiếu hoa trải khắp ba gian đình, ai nấy đều hoan hỉ vì tin rằng lòng thành của mình đã được thần mục chứng giám; và ngày mai, đồng ruộng sẽ tốt tươi…

Trước khi về làm lễ chính thức ở đình làng, mục đồng là các trẻ em, thanh niên của làng Phong Lệ và du khách thập phương còn được tham gia các trò chơi dân gian dành cho con trẻ đã bị mai một theo thời gian, như bịt mắt bắt vịt, đánh nẻ, đánh thẻ, kéo co...

Hoài Thu

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文