Đà Nẵng phục dựng lễ hội Mục đồng

16:26 29/11/2010
Từ ngày 27 - 28/11, tại làng Phong Lệ, thôn Phong Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang TP Đà Nẵng, lần đầu tiên UBND TP và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đà Nẵng đã tiến hành phục dựng lễ hội Mục đồng, lễ hội tôn vinh trẻ chăn trâu được xem là có một không hai của Việt Nam.

Lễ rước Mục đồng tại làng Phong Lệ lần này còn là lễ hội truyền thống được phục dựng quy mô nhất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng. Ngoài 2 ngày diễn ra lễ hội cùng những nghi thức cổ truyền xưa, Ban tổ chức sẽ tổ chức các trò chơi dân gian, biểu diễn hát tuồng cổ tại nhà thờ tiền hiền của làng từ 19h ngày 28/11. Và đây cũng chính là lần đầu tiên lễ hội Mục đồng được phục dựng lại sau sự gián đoạn gần hơn 60 năm sau lễ hội Mục đồng lần cuối cùng được ghi nhận là vào năm Bảo Đại thứ 11 (1936)…

Tương truyền, lễ rước Mục Đồng ở làng Phong Lệ - lễ hội dành cho trẻ chăn trâu đã xuất hiện từ rất lâu theo thông lệ cứ đến các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, nghĩa là cách 3 năm, làng lại tổ chức lễ rước Mục đồng một lần. Sau dãn dần ra sáu năm, rồi cuối cùng 12 năm mới tổ chức một lần. Lần cuối cùng được ghi nhận là vào năm Bảo Đại thứ 11.

Cũng có tích kể rằng, làng Phong Lệ xưa có một cồn cỏ. Ngày nọ, có người xua đàn vịt lên cồn, chân vịt bỗng dính chặt xuống đất như có bàn tay ai đó níu lại. Cho là có thần linh giáng hạ nên chẳng ai dám bén mảng đến cồn. Từ đó cồn có tên là cồn Thần. Một hôm, có đàn trâu trong làng chạy lạc đến cồn, đám trẻ chăn trâu đến tìm nhưng không hề hấn gì cả. Từ đó có tiếng đồn là cồn Thần chỉ cho các trẻ chăn trâu đến gần mà thôi. Xóm Cồn về sau được gọi là xóm Đồng, làm nơi tụ tập của các mục đồng trong làng. Câu chuyện lạ lùng ấy, sau nhiều thế hệ dần dần hình thành một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, gọi là lễ rước Mục đồng.

Sau hơn 60 năm gián đoạn, lễ hội Mục đồng làng Phong Lệ dành cho trẻ chăn trâu đã được phục dựng.

Lễ hội thường diễn ra từ hạ tuần tháng ba âm lịch, khi vụ mùa đã hoàn tất là lúc các công việc sắp đặt cho lễ hội bắt đầu. Để phục vụ cho lễ rước, ngoài việc cắt cử các chức sắc lo việc tế lễ, dân làng Phong Lệ phải chuẩn bị cho một cổ kiệu hai đòn khiêng có giăng hoa, kết trái tươm tất và phân công cho bốn mục đồng khỏe mạnh khăn đóng, áo dài giữ phần khiêng kiệu. Ngoài cờ nhỏ của mục đồng, còn có cờ lớn của 13 tộc họ ngày đó. Cờ lớn cán bằng tre dài khoảng 5 mét, có khoan lỗ đút cây ngang qua để treo các con giống, nào là tứ kinh (long, lân, quy, phụng), tứ nghệ (sĩ, nông, công, thương). Nhưng nhiều nhất vẫn là các dụng cụ sản xuất nông nghiệp như cày, bừa, cuốc, xẻng, dần, nia...

Chuẩn bị đâu vào đó, chiều 29/3 âm lịch làm lễ dạo đồng. Đây là lúc con cháu sinh sống ở các nơi xa kéo về đông đủ. Mục đồng cầm cờ dạo quanh các cánh đồng tỏ ý cầu cho được mùa. Sáng 30, chính thức diễn ra lễ rước, lễ bắt đầu vào sáng tinh mơ ngay giữa đình thần…

Năm nay, được sự cho phép của UBND TP Đà Nẵng và công tác bảo tồn phục dựng những lễ hội văn hóa truyền thống của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng. 17 tộc họ và người dân làng Phong Lệ lại cùng nhau dựng lại lễ hội này và đã thu hút sự quan tâm của du khách thập phương và người dân thành phố. Theo kịch bản, vào đêm 27/11, ánh sáng của hàng trăm chiếc đèn lồng và đèn gió sẽ làm lung linh không gian đêm lễ vọng. Từ 6h sáng 28/11, Đoàn lễ rầm rộ theo sau bao gồm các nhân vật chính là 60 mục đồng gồm những trẻ em với áo vá, roi trâu sẽ cùng bà con các tộc họ đi dạo đồng dưới sự giám sát của trùm chỉ, trùm phụ (những người giữ trật tự cho đám mục đồng).

Xong lễ, đám rước về đến đình làng, sau đó là lễ đặt bài vị và lễ dâng vật cúng của dân làng. Trong lễ, mọi người ai ai cũng giữ sự cung kính trước những mục đồng. Lễ vật xôi gà được bày trên chiếu hoa trải khắp ba gian đình, ai nấy đều hoan hỉ vì tin rằng lòng thành của mình đã được thần mục chứng giám; và ngày mai, đồng ruộng sẽ tốt tươi…

Trước khi về làm lễ chính thức ở đình làng, mục đồng là các trẻ em, thanh niên của làng Phong Lệ và du khách thập phương còn được tham gia các trò chơi dân gian dành cho con trẻ đã bị mai một theo thời gian, như bịt mắt bắt vịt, đánh nẻ, đánh thẻ, kéo co...

Hoài Thu

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文