Đạo diễn điện ảnh trẻ: Dần xa đường nghề

08:49 18/06/2008
Hầu hết các sinh viên, đạo diễn trẻ đều khẳng định: Đã thi vào Khoa Đạo diễn điện ảnh, có mấy ai không mơ ước được làm phim, hoặc ít nhất cũng là một cuốn phim nghệ thuật theo ý mình. Tuy nhiên, từ mơ ước đến thực tế lại là cả một khoảng cách xa vời.

Đồng hành với các sĩ tử cả nước, những ngày này, các thí sinh dự thi vào Khoa Đạo diễn điện ảnh cũng rục rịch chuẩn bị cho cuộc đua mới. Không "hot" như nghề diễn viên hay quay phim, nhưng sự ra đời ào ạt của các kênh truyền hình, các hãng phim tư nhân trong những năm gần đây kéo theo nghề đạo diễn cũng trở nên "có giá".

Lượng thí sinh đăng ký dự thi ngày một cao, số lượng người được đào tạo cũng cao hơn, nhưng người tốt nghiệp ra trường trụ lại với nghề không nhiều. Có cả ngàn lý do kéo họ dần trượt xa khỏi mục đích ban đầu và cũng có không ít người cả đời chưa bao giờ "chạm" tới một tập phim.

Đi học vẫn đắt "sô"?

Theo đạo diễn Phạm Huy Thục, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sân khấu điện ảnh TP HCM, nếu hơn chục năm trước, có thời điểm, nhà trường chỉ đào tạo mỗi khóa 7, 8 sinh viên chuyên khoa đạo diễn điện ảnh mà khi tốt nghiệp ra trường còn lo thất nghiệp.

Thế nhưng từ năm 2.000 trở lại đây, số lượng thí sinh đăng ký thi vào Khoa Đạo diễn điện ảnh tăng cao nhưng điều kiện đào tạo của nhà trường chỉ có hạn. Tỉ lệ chọi khá cao, khoảng 10 đến 15 người dự thi mới lấy vào được 1 người. Đó là không kể số lượng "rơi rớt" trong quá trình học.

Hiện nay nhà trường có hai lớp đào tạo chính quy, hai lớp tại chức, số lượng dao động 15 - 20 sinh viên trong một lớp. Tuy nhiên, khi khóa học còn chưa kết thúc, nhiều nhà đài, hãng phim đã đánh công văn đến "xin người".

Thử tính sơ sơ, hiện nay đã có khoảng 20 hãng phim tư nhân ra đời, đài truyền hình nở rộ, chưa kể hình thức truyền thông đa phương tiện… Nhà nhà cùng sản xuất chương trình, trong khi đó nhà trường chưa có khoa truyền hình riêng. Nhân lực thiếu, nhiều đơn vị trưng dụng luôn cả đội ngũ sinh viên.

Đi làm, sinh viên của trường vừa có dịp cọ sát thực tế, mở rộng quan hệ làm nền tảng cho công việc sau khi tốt nghiệp ra trường, vừa có thu nhập trang trải cuộc sống nhưng cũng khiến ban quản lý "đau đầu". Nhiều sinh viên đổ xô đi làm, xao nhãng cả việc học hành.

Nhà trường đã linh động giải quyết cho nhiều trường hợp có hợp đồng đàng hoàng được tạm "treo" kết quả học tập 1, 2 năm, khi có điều kiện lại quay về học tiếp. Thế nên không ít sinh viên có lực học rất khá nhưng vẫn 4, 5 năm sau mới tốt nghiệp được. Một số trường hợp mải chạy theo công việc, bỏ học quá nhiều, nhà trường buộc phải cho thôi học…

Rộng đường kiếm sống nhưng cửa nghề vẫn hẹp

Hầu hết các sinh viên, đạo diễn trẻ đều khẳng định: Đã thi vào Khoa Đạo diễn điện ảnh, có mấy ai không mơ ước được làm phim, hoặc ít nhất cũng là một cuốn phim nghệ thuật theo ý mình. Tuy nhiên, từ mơ ước đến thực tế lại là cả một khoảng cách xa vời.

T.L. chia sẻ: Muốn ra nghề có công việc, có thu nhập để sống thì phải có mối quan hệ rộng, có kinh nghiệm. Đang là sinh viên, đi làm thì có tiền thật nhưng không phải lúc nào cũng danh chính ngôn thuận. Có khi chương trình mình làm đến 80% nhưng vẫn đứng tên đạo diễn khác, may hơn thì được đứng tên là người đồng thực hiện chương trình. Chưa kể, để vỡ chương trình một lần thì tốt hơn hết đừng có bén mảng đến nữa. Thế nên, nhận là phải rốt ráo làm cho đúng, cho kịp thời hạn, dù phải nghỉ học…

Khác với T.L., kinh nghiệm một lần phải lỡ dở chương trình của Đại học Luật giúp đạo diễn trẻ Nguyễn Văn Phước, cựu sinh viên Khoa Đạo diễn điện ảnh, Trường Cao đẳng Sân khấu điện ảnh TP HCM vẫn vừa đi làm, vừa hoàn thành "trót lọt" khóa học với tấm bằng loại ưu. Cho rằng mình có phần may mắn hơn nhiều bạn học khác nhưng cũng không ít lần anh chàng đạo diễn trẻ "trầy da tróc vẩy".

Kinh nghiệm 4 năm lăn xả với nghề của anh chàng là nếu có va chạm với "đàn anh" thì tốt hơn hết là im lặng. Tính chất công việc cần sự đoàn kết từ nhiều phía, rất nhạy cảm. Chương trình mà lỡ hỏng thì dù vì nguyên nhân gì, chung quy cũng đổ dồn về anh đạo diễn trẻ thiếu kinh nghiệm cả. Tuy nhiên, Phước cũng thừa nhận, học nghề này mà năng động thì không bao giờ lo "đói".

Không nhà đầu tư nào mạo hiểm giao hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng cho một đạo diễn trẻ làm phim. Muốn làm phim phải có tiền. Muốn kiếm tiền phải chấp nhận cả những công việc không liên quan gì đến phim ảnh. Nếu không đủ bản lĩnh, đủ quyết tâm, những người được đào tạo sẽ khó theo đuổi ước mơ đến cùng. 3 năm theo học, đâu chỉ công sức của cá nhân.

Đạo diễn Phạm Huy Thục nửa đùa nửa thật rằng: Đào tạo cái nghề "quý tộc" này, đồng học phí của các em đóng không thể đủ được mà còn phải dựa rất nhiều vào nguồn kinh phí của nhà nước…

Một mùa thi đang đến rất gần, việc xác định chọn chuyên ngành học đạo diễn điện ảnh có thực đúng sở trường, xác định có đủ quyết tâm theo nghề hay không trước khi bước chân vào cuộc đua mới sẽ không những giúp các bạn trẻ đỡ tốn thời gian, công sức vô ích mà ngay số lượng kinh phí nhà nước đổ cho công tác đào tạo cũng sẽ đỡ lãng phí hơn

N.Hoa

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文