Đạo diễn điện ảnh trẻ: Dần xa đường nghề

08:49 18/06/2008
Hầu hết các sinh viên, đạo diễn trẻ đều khẳng định: Đã thi vào Khoa Đạo diễn điện ảnh, có mấy ai không mơ ước được làm phim, hoặc ít nhất cũng là một cuốn phim nghệ thuật theo ý mình. Tuy nhiên, từ mơ ước đến thực tế lại là cả một khoảng cách xa vời.

Đồng hành với các sĩ tử cả nước, những ngày này, các thí sinh dự thi vào Khoa Đạo diễn điện ảnh cũng rục rịch chuẩn bị cho cuộc đua mới. Không "hot" như nghề diễn viên hay quay phim, nhưng sự ra đời ào ạt của các kênh truyền hình, các hãng phim tư nhân trong những năm gần đây kéo theo nghề đạo diễn cũng trở nên "có giá".

Lượng thí sinh đăng ký dự thi ngày một cao, số lượng người được đào tạo cũng cao hơn, nhưng người tốt nghiệp ra trường trụ lại với nghề không nhiều. Có cả ngàn lý do kéo họ dần trượt xa khỏi mục đích ban đầu và cũng có không ít người cả đời chưa bao giờ "chạm" tới một tập phim.

Đi học vẫn đắt "sô"?

Theo đạo diễn Phạm Huy Thục, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sân khấu điện ảnh TP HCM, nếu hơn chục năm trước, có thời điểm, nhà trường chỉ đào tạo mỗi khóa 7, 8 sinh viên chuyên khoa đạo diễn điện ảnh mà khi tốt nghiệp ra trường còn lo thất nghiệp.

Thế nhưng từ năm 2.000 trở lại đây, số lượng thí sinh đăng ký thi vào Khoa Đạo diễn điện ảnh tăng cao nhưng điều kiện đào tạo của nhà trường chỉ có hạn. Tỉ lệ chọi khá cao, khoảng 10 đến 15 người dự thi mới lấy vào được 1 người. Đó là không kể số lượng "rơi rớt" trong quá trình học.

Hiện nay nhà trường có hai lớp đào tạo chính quy, hai lớp tại chức, số lượng dao động 15 - 20 sinh viên trong một lớp. Tuy nhiên, khi khóa học còn chưa kết thúc, nhiều nhà đài, hãng phim đã đánh công văn đến "xin người".

Thử tính sơ sơ, hiện nay đã có khoảng 20 hãng phim tư nhân ra đời, đài truyền hình nở rộ, chưa kể hình thức truyền thông đa phương tiện… Nhà nhà cùng sản xuất chương trình, trong khi đó nhà trường chưa có khoa truyền hình riêng. Nhân lực thiếu, nhiều đơn vị trưng dụng luôn cả đội ngũ sinh viên.

Đi làm, sinh viên của trường vừa có dịp cọ sát thực tế, mở rộng quan hệ làm nền tảng cho công việc sau khi tốt nghiệp ra trường, vừa có thu nhập trang trải cuộc sống nhưng cũng khiến ban quản lý "đau đầu". Nhiều sinh viên đổ xô đi làm, xao nhãng cả việc học hành.

Nhà trường đã linh động giải quyết cho nhiều trường hợp có hợp đồng đàng hoàng được tạm "treo" kết quả học tập 1, 2 năm, khi có điều kiện lại quay về học tiếp. Thế nên không ít sinh viên có lực học rất khá nhưng vẫn 4, 5 năm sau mới tốt nghiệp được. Một số trường hợp mải chạy theo công việc, bỏ học quá nhiều, nhà trường buộc phải cho thôi học…

Rộng đường kiếm sống nhưng cửa nghề vẫn hẹp

Hầu hết các sinh viên, đạo diễn trẻ đều khẳng định: Đã thi vào Khoa Đạo diễn điện ảnh, có mấy ai không mơ ước được làm phim, hoặc ít nhất cũng là một cuốn phim nghệ thuật theo ý mình. Tuy nhiên, từ mơ ước đến thực tế lại là cả một khoảng cách xa vời.

T.L. chia sẻ: Muốn ra nghề có công việc, có thu nhập để sống thì phải có mối quan hệ rộng, có kinh nghiệm. Đang là sinh viên, đi làm thì có tiền thật nhưng không phải lúc nào cũng danh chính ngôn thuận. Có khi chương trình mình làm đến 80% nhưng vẫn đứng tên đạo diễn khác, may hơn thì được đứng tên là người đồng thực hiện chương trình. Chưa kể, để vỡ chương trình một lần thì tốt hơn hết đừng có bén mảng đến nữa. Thế nên, nhận là phải rốt ráo làm cho đúng, cho kịp thời hạn, dù phải nghỉ học…

Khác với T.L., kinh nghiệm một lần phải lỡ dở chương trình của Đại học Luật giúp đạo diễn trẻ Nguyễn Văn Phước, cựu sinh viên Khoa Đạo diễn điện ảnh, Trường Cao đẳng Sân khấu điện ảnh TP HCM vẫn vừa đi làm, vừa hoàn thành "trót lọt" khóa học với tấm bằng loại ưu. Cho rằng mình có phần may mắn hơn nhiều bạn học khác nhưng cũng không ít lần anh chàng đạo diễn trẻ "trầy da tróc vẩy".

Kinh nghiệm 4 năm lăn xả với nghề của anh chàng là nếu có va chạm với "đàn anh" thì tốt hơn hết là im lặng. Tính chất công việc cần sự đoàn kết từ nhiều phía, rất nhạy cảm. Chương trình mà lỡ hỏng thì dù vì nguyên nhân gì, chung quy cũng đổ dồn về anh đạo diễn trẻ thiếu kinh nghiệm cả. Tuy nhiên, Phước cũng thừa nhận, học nghề này mà năng động thì không bao giờ lo "đói".

Không nhà đầu tư nào mạo hiểm giao hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng cho một đạo diễn trẻ làm phim. Muốn làm phim phải có tiền. Muốn kiếm tiền phải chấp nhận cả những công việc không liên quan gì đến phim ảnh. Nếu không đủ bản lĩnh, đủ quyết tâm, những người được đào tạo sẽ khó theo đuổi ước mơ đến cùng. 3 năm theo học, đâu chỉ công sức của cá nhân.

Đạo diễn Phạm Huy Thục nửa đùa nửa thật rằng: Đào tạo cái nghề "quý tộc" này, đồng học phí của các em đóng không thể đủ được mà còn phải dựa rất nhiều vào nguồn kinh phí của nhà nước…

Một mùa thi đang đến rất gần, việc xác định chọn chuyên ngành học đạo diễn điện ảnh có thực đúng sở trường, xác định có đủ quyết tâm theo nghề hay không trước khi bước chân vào cuộc đua mới sẽ không những giúp các bạn trẻ đỡ tốn thời gian, công sức vô ích mà ngay số lượng kinh phí nhà nước đổ cho công tác đào tạo cũng sẽ đỡ lãng phí hơn

N.Hoa

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文