Đi trại sáng tác kịch bản sân khấu

17:05 02/08/2009
Tập trung lên trại rồi mới thấy dù thời thế nóng nguội thế nào (chữ của nhà văn Phạm Thành) nhưng khi đã dính vào trại rồi mới thấy sự bốc trong cảm hứng của mỗi cây bút đơn lẻ giữa các cây bút khác. Cũng phải ghi công đầu cho vị nào đấy trong Bộ Văn hóa - Thông tin (trước kia) đã chọn địa điểm để cho xây dựng nhà sáng tác Đại Lải.

Nghệ sĩ ưu tú Lê Chức, Phó chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã vào tuổi mụ 63, một trong những đạo diễn được đào tạo bài bản nhất trong làng sân khấu Việt Nam từ thời Liên Xô. Người mà giới chuyên môn đánh giá có giọng đọc truyền cảm và có kĩ thuật sử dụng đài từ vào loại bậc nhất nước ta hiện nay với giọng cẩn trọng, nhấn nhá  thường thấy, gọi điện cho tôi thông báo: "Đề cương của ông đựơc Hội duyệt. Thu xếp công việc đi. Nếu không có gì thay đổi thì mùng 6/7 sẽ khai mạc trại".

Quả tình nhận được giấy triệu tập vào trại sáng tác kịch bản sân khấu trong thời gian này, tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì đề cương "Thầy Chu"- một trong những ý đồ mà tôi tự cảm thấy trách nhiệm của kẻ làm nghề văn chương, lại là con dân của Hà Nội trong những ngày chuẩn bị cho Đại lễ 1.000 Thăng Long này đã được tổ chức trong giới chấp nhận và tạo điều kiện thuận lợi một cách chính qui cho mình hoàn thiện tác phẩm.

Sau gần hai chục năm trời cùng nhiều lần bấm bụng tìm lý do từ chối trở thành trại viên do bận bịu công tác, tôi lại náo nức nhập trại sáng tác... Giữa lúc tình hình xã hội đang sôi động trong khi đó tình hình sân khấu miền Bắc thì ngoài những sôi động nhân sự nhà hát này, nhà hát nọ chẳng dính gì đến chuyên môn thì gần như im ắng tựa nồi thịt đông để quên trong tủ lạnh.

Tập trung lên trại rồi mới thấy dù thời thế nóng nguội thế nào (chữ của nhà văn Phạm Thành) nhưng khi đã dính vào trại rồi mới thấy sự bốc trong cảm hứng của mỗi cây bút đơn lẻ giữa các cây bút khác. Cũng phải ghi công đầu cho vị nào đấy trong Bộ Văn hóa - Thông tin (trước kia) đã chọn địa điểm để cho xây dựng nhà sáng tác Đại Lải.

Với một khoảng cách trên ba mươi cây số với Hà Nội để “các nhà” có thể đi, về Hà Nội khi có việc đột xuất. Trên một mặt bằng tĩnh lặng bao giữa những đồi cây lưa thưa mà lâm tặc không mấy để ý. Thoai thoải một triền dốc trải nhựa phẳng êm bên mặt hồ bao la có nét hao hao của một chút Đà Lạt đủ để cho tác giả nào đó trong một quãng thời gian muốn thật sự tách mình ra khỏi sự bề bộn của cuộc sống để dồn sức sáng tạo hoàn toàn theo tuỳ hứng văn chương. Với một bà giám đốc có học và đội ngũ nhân viên nhẹ nhàng, chu đáo có đôi chút quí phục vụ và am hiểu nghề cầm bút, nhà sáng tác Đại Lải phải thừa nhận là đủ điều kiện vật chất của một nơi cư trú để cho ra đời những tác phẩm mà tác giả hằng ấp ủ.

Sau một cuộc chọn lựa kĩ càng, 15 đề cương trong số vài chục đề cương gửi về Ban sáng tác của Hội NSSKVN đạt yêu cầu tạo điều kiện để 15 tác giả trở thành trại viên trại sáng tác kịch bản sân khấu đợt 2. Hay nói cách khác, đây là trại được mở dành cho các tác giả phía Bắc. Nhìn vào danh sách các tác giả dự trại mới nhận ra một điều mà Goócki đã từng nhận xét: "Trong văn chương, kịch bản sân khấu thuộc thể loại khó viết nhất". Trừ những tài năng bẩm sinh vượt trội xấp xỉ ở cấp độ thiên tài, còn đa phần tác giả kịch bản khi bắt tay vào viết kịch bản đầu tiên chí ít cũng đã ngoài 30 tuổi.Và với những ai quyết chí chọn viết kịch là thể loại chủ yếu trong sáng tạo của mình, thì tuổi tác và tay nghề ít nhiều tỉ lệ thuận với chất lượng tác phẩm.

Trong số 15 trại viên dự trại sáng tác kịch bản sân khấu kì này, người cao tuổi nhất là tác giả Hồng Quang với đề cương kịch nói "Bài học cho đời sau", thân phụ của cố đạo diễn Khánh Vinh đã bước sang tuổi 87. Người trẻ nhất là tác giả Triệu Trung, diễn viên Nhà hát Cải lương Trung ương với đề cương "Lịch sử có thể khác" gần tuổi 40.

Trong lễ bế mạc trại, tác giả trẻ nhất trại xưng cháu rưng rưng thú nhận: "Khi nhận được giấy triệu tập vào trại cả đêm cháu không ngủ được vì đây là lần đầu tiên cháu đi dự trại và cũng không ngờ đề cương của mình lại được tuyển". 13 trại viên còn lại đều ở tuổi U60, U70 và có thể nói hầu hết là các tác giả đều ít nhiều có danh trên kịch trường Việt Nam. Xin được kể vài vị.

Tác giả đề cương "Phải khác" là một người đa nghề và ở nghề nào ông cũng có những thành công đáng kể. Đó là Nghệ sĩ nhân dân, họa sĩ, nhà thơ, nhà báo Lê Huy Quang. Ông chia sẻ: "Tôi gắn bó với sân khấu đã lâu với tư cách là họa sĩ sân khấu cho hơn 100 vở diễn. Đối với kịch bản tôi không chuyên, nhưng cứ thấy hứng là bắt tay vào viết".

Đại tá Tạ Xuyên khởi đầu là anh bộ đội có khiếu diễn kịch và trở thành diễn viên Đoàn kịch nói Quân đội, sau lên làm Đoàn trưởng Đoàn kịch này. Nghề học là đạo diễn sau khi cầm bằng tốt nghiệp từ Đại học Sân khấu quốc gia ở Lêningrát về nước lập tức nổi tiếng khi dàn dựng kịch bản "Con hươu xanh" với những mảng miếng đầy hấp dẫn và cách tân nhưng lại là một trong những tác giả kịch chủ chốt của nền kịch Việt Nam đương đại khi ông được Bộ Quốc phòng tặng giải thưởng 5 năm, Nhà nước tặng giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật với 24 kịch bản sân khấu.

Đại tá Tạ Xuyên cũng là một trại viên gần như thường xuyên của trại do Hội NSSKVN mở. Trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI, ông đã 6 lần dự trại sáng tác. Đến với trại kì này ông trình làng đề cương "Hà Thành âm vang".

Trại viên Trần Đình Ngôn có thể xem như là nhị vương sau đại vương chèo lừng danh Tào Mạt. Ở tuổi 68, ông là hội viên Hội NSSK, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội Nhà báo, được tặng giải thưởng nhà nước khi đã viết đến xấp xỉ 90 kịch bản sân khấu, hầu hết là chèo, trong đó không ít kịch nổi tiếng như "Nước mắt vua Đinh", "Côn Sơn hiền sĩ", "Chiếc nón bài thơ"…

Trong một lúc đàm đạo với tôi, ông bảo do lăn lộn nhiều năm với loại hình kịch dân tộc này nên trong hơn 160 làn điệu chèo thì ông đã thuộc nằm lòng đến hơn 100 làn điệu. Hôm chia tay, Trần Đình Ngôn tặng tôi hai tập thơ đa phần là lục bát cũng ngồn ngộn chất chèo và ngỏ ý sẽ cố trở thành hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Về dự trại kì này, Trần Đình Ngôn mang đề cương mà ngay cái tên đã đậm chất chèo "Ngòi ở lầu son".

Tác giả Quý Hải là một người đa tài. Vị đại tá quân đội này vốn là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Đoàn Pháo binh Bông Lau đã từng tham gia trận đánh ác liệt ở Khe Sanh mà sau này với tư cách là một nhà văn, ông đã viết lại trong cuốn kí "Mùa hè cháy" mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đọc đã khen "Viết rất thật, rất sinh động". Khi kế nhiệm vị trí Trưởng đoàn kịch Quân đội từ tay Đại tá Tạ Xuyên, ông lại khẳng định tài năng của mình trong lĩnh vực kịch tác gia với kịch bản nổi tiếng "Vị đắng".

Để lưu chút kỷ niệm những ngày cùng ở trại, ông đã tặng tôi đĩa CD ghi lại anbum ca khúc của ông, Đề cương dự trại của Đại tá Quý Hải kì này có đầu đề khá thời sự "Chuyện tình chứng khoán". Hai trại viên khi còn làm việc giữ chức sắc khá cao trong bộ máy hành chính tỉnh. Đó là tác giả của đề cương "Tấm gương trong" của Lê Huệ. Ông nguyên là Phó Chủ tịch UBND và là Giám đốc Sở VHTT tỉnh Hà Nam Ninh cũ. Tuy bận công việc quản lý như vậy nhưng với nghề nghiệp chính là đạo diễn chèo, tính đến nay ông đã đạo diễn gần 100 vở chèo, đoạt nhiều giải trong các hội diễn và cũng viết tới hơn 10 kịch bản.

Còn tác giả Đăng Thanh, nguyên Giám đốc Sở VHTT Ninh Bình, cử nhân nghệ thuật, đã có trong tay một gia tài kịch bản tới gần 50 vở dài ngắn, trong đó nhiều vở đã trở thành sự kiện như vở "Đất chuyển" được diễn phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 4 năm 1976 Vở chèo "Hoa đất mẹ" huy chương vàng hội diễn toàn quốc năm 1985…

Vài ba trại viên chính thức nữa nghe tên qua đều là những tác giả quen thuộc với sân khấu Việt Nam như Chu Thơm với đề cương "Giai nhân và anh hùng",  Nguyễn Đăng Chương với đề cương "Cô đơn giữa rừng người". Hà Đình Cẩn có đề cương "Trang trại"… nhưng phần vì chuyện riêng, phần vì không thu xếp công tác được nên tuy rất khát khao không khí trại cũng đành kim nhật kim thì… song dù thế nào cuối cùng ngày bế mạc trại cũng đến. Ngày 20/7, NSƯT Lê Chức, vị Phó Chủ tịch Hội NSSKVN đưa ra những lời đánh giá đầy tự hào về hoạt động của trại và đã trân trọng trao cho đại diện Bộ Văn hóa - Thông tin chồng bản thảo kịch bản hoàn chỉnh của trại viên.

Riêng tôi do hoàn cảnh công tác nên khi quay lại tập trung trại chỉ còn tròn một tuần. Bản thảo kịch bản vẫn chưa được chữ nào, trong khi các tác giả khác thì gần như đã chuyển sang khâu hoàn thiện. Thế là tôi tự hứa với mình sẽ gạt bỏ tất cả mọi việc không dính đến việc kịch bản để tập trung vào hoàn thành bằng được. Ơn trời cho những ngày khỏe mạnh và đầy cảm hứng nên chỉ sau 5 ngày, tôi đã viết xong 46 trang của 6 cảnh trong vở "Thầy Chu". 

Trong lúc hứng khởi và cũng là phần không thể thiếu khi viết về người thầy giáo vĩ đại đất Thăng Long, tôi đã mạo muội dựng lại phần đầu bản Thất trảm sớ lừng danh thiên cổ của Chu Văn An đã thất truyền. Vui mồm mà cũng có ý tỏ ra sự tôn trọng kỷ luật trại, tôi nhắc lại việc này cho Phó Chủ tịch Lê Chức nghe. Lê Chức với giọng của một gã bạn tỉnh bơ nhấn nhá: "Việc của mình thì mình phải làm. Có thế mà cũng khoe"...

Nguyễn Hiếu

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文