Độc đáo lễ hội Chợ đình Bích La

17:26 12/02/2013
Nếu có dịp ghé về Bích La (Triệu Phong, Quảng Trị) ngày này, bạn sẽ có cảm nhận riêng về một lễ hội dân gian truyền thống mang đậm bản sắc riêng của một miền quê. Ở đó, bạn được tham gia lễ cầu rùa, lễ cầu may và có thể bạn sẽ tìm lại tuổi thơ của mình bằng việc làm giản dị là mua một con gà đất…

Đối với người Bích La, có lẽ đêm mồng 2 tết, đêm chuẩn bị cho Lễ hội chợ đình và hương sắc đêm ấy sẽ đi theo suốt cuộc đời.

Người Bích La làm lụng, chắt chiu cả năm và để dành lại những sản phẩm tốt nhất cho đêm hội này. Cả năm chỉ có một phiên chợ đêm. Dân làng mang đến chợ đình dù chỉ một mớ cá tươi, buồng cau vừa hái xuống, mấy tệp trầu xanh vôi trắng hay mấy nắm chè mới hái còn đẫm sương đêm, rồi gạo, dưa, cà, thịt, muối… tất cả đều làm ra từ đồng ruộng hương hỏa của tổ tiên để lại.

Cầu rùa ở Chợ Đình Bích La.

Người đi chợ khăn áo chỉnh tề, đi chợ cốt để bán may và mong cho khách mua rẻ, mua may. Đó là lễ cầu may mà chủ ý của người Bích La, chủ ý của người bán là muốn vừa lòng khách, giao đãi thân tình với khách, mong khách biết đến những sản vật của vùng đất Bích La và mong năm sau khách trở lại với chợ đình.

Du khách đổ về chợ đình đa phần không phải để mua sắm mà đi chợ để xem chợ và tận hưởng cái không khí tết đêm. Nhưng với người Bích La, đêm chợ đình lại hết sức quan trọng.

Dân làng từ bậc cao niên đến con cháu, dâu rể của 14 họ tộc nối gót về đây với tâm thức hướng thiện và với tấm lòng thành kính trước vong vị tổ tiên. Có lẽ, không nơi nào có 14 dòng họ cùng các vị thần cùng an tọa chung trong một khuôn viên chợ đình như ở Bích La. Du khách sẽ ngạc nhiên trước cách bài trí vừa đình, vừa chợ, vừa là nơi quần tụ miếu thờ các họ tộc. Lối kết cấu này hoàn toàn là dụng ý của người Bích La.

Chợ đình Bích La nguyên sơ từ khi xây dựng vào năm 1527 cho đến nay vẫn giữ nguyên kết cấu hình chữ nhất, xung quanh không có tường bao. Thiết kế theo dạng “đình mở” không rào dậu như thế, từ xa xưa người Bích La đã hướng đến một ngôi nhà chung; họ coi trọng sự cố kết cộng đồng, sức mạnh cộng đồng, và rõ ràng, chợ đình đã xoá đi ranh giới giữa các họ tộc.

Du khách có thể ghé chợ, thăm đình, có thể mua và làm quen thêm bầu bạn, thậm chí có thể thắp một nén nhang thổ lộ tấm chân tình của mình trước một ban thờ họ tộc nào đó để cầu an, cầu phúc. Người Bích La cùng khách hòa nhập với nhau trong đêm hội chợ đình bằng tình bằng hữu, nhưng dù không phân định ngôi khách chủ thì cá tính của người Bích La, đất Bích La vẫn không vì thế mà mai một.

Tò he - sản vật dân gian ở Chợ Đình Bích La.

Cho chữ ở Chợ Đình Bích La.

Hàng nghìn đời nay, dù lịch sử thăng trầm dâu bể, chợ đình vẫn chính là nguồn cội và chưa bao giờ chợ đình Bích La khai cuộc vắng tiếng gà! Đây đó trong không gian chợ đình thoang thoảng mùi hương, tiếng gà quê to te vừa thực vừa ảo… và chủ, và khách chỉ cần nghe âm thanh ấy, tiếng to te đã có thể quay trở thời gian để mỗi người có thể sống lại với quá vãng thời gian và với tuổi thơ của chính mình.

Đêm chợ đình dường như thức trắng. Trước sân đình đã tái hiện lễ cầu rùa. Nếu như đêm chợ đình mang ý nghĩa cầu may và giao đãi giữa chủ với khách, thể hiện cuộc sống cộng đồng sung túc và tri ân, báo hiếu tổ tiên gia tộc thì lễ cầu rùa lại mang sắc thái tín ngưỡng thờ thần đậm nét của người Bích La xưa

Thanh Bình

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文