Đưa nghệ thuật Tuồng đến với khách du lịch nước ngoài

12:25 04/03/2014
Trong nhiều năm qua, bài toán làm thế nào để giữ gìn, phát triển và quảng bá nghệ thuật truyền thống, đặc biệt nghệ thuật Tuồng đến với công chúng, khách du lịch vốn là câu chuyện không mới và nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành, nhưng làm thế nào để Tuồng có thể thu hút được công chúng cũng như đến gần hơn với khách du lịch thì cần rất nhiều thời gian và sự nỗ lực của các đơn vị…

Vào ngày 26/2 tại Nhà hát Tuồng Việt Nam, Tổng cục Du lịch phối hợp với Nhà hát Tuồng Việt Nam tổ chức giới thiệu sản phẩm mới “Đêm hoàng cung” và cuộc tọa đàm xung quanh vấn đề “Làm thế nào để Tuồng đến gần hơn với khách du lịch?”. “Đêm hoàng cung”được chia làm 2 phần rõ rệt: Giới thiệu về trang phục của các nhân vật sẽ biểu diễn và các tích trò như “Ông già cõng vợ đi xem hội”; “Liêm Cương thuần phục ngựa”; “Nhạc kèn khúc khải hoàn”; “Múa hát hầu thánh” (hầu đồng). Đây là chương trình nghệ thuật hoành tráng, tái hiện lại không gian cung đình thời phong kiến Việt Nam với sự hiện diện của đức vua, hoàng hậu, thái tử cùng bá quan văn võ triều đình. Bên cạnh phần biểu diễn của các nghệ sĩ, là phần chữ chạy bằng tiếng Anh trên sân khấu giúp cho du khách nước ngoài có thể hiểu được những gì đang diễn ra. Đáp ứng được thị hiếu của đại bộ phận khách du lịch, “Đêm hoàng cung” với điểm nhấn vào trò “Ông già cõng vợ đi xem hội” và đặc biệt là “Múa hát hầu thánh” (hầu đồng) được giới chuyên môn đánh giá cao về sự hấp dẫn, thu hút được người xem

Quảng bá nghệ thuật truyền thống đến với khách du lịch là việc làm không mới ở các nước cũng như ở Việt Nam, nhưng việc giới thiệu, tạo thành sản phẩm tour, duy trì tour thu hút được du khách nhất là khách quốc tế thì con số không nhiều. Đến với Hà Nội, múa rối nước đã trở thành điểm đến không thể thiếu trong lịch trình hấp dẫn du khách, nhưng bên cạnh đó, nghệ thuật tuồng, chèo… thì lượng khách khá đìu hiu. NSND Nguyễn Hương Thơm, Phó Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam cho biết, gần đây mỗi suất diễn số lượng khách đã bắt đầu tăng lên, trong 2 tháng đầu năm 2014 có suất diễn đón trên 50 khách lẻ, đây là tín hiệu vui đối với nhà hát. Hiện nay các chương trình của Nhà hát Tuồng Việt Nam được diễn ra vào các thứ 2, 5, Chủ nhật để phục vụ người xem.

Chị Tăng Thị Thu Hà, Giám đốc Công ty TNHH Thu Lan cho biết, khách quốc tế rất muốn khám phá, thưởng thức văn hóa, nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như múa rối, tuồng, chèo… công ty của chị đang phối hợp với các hãng lữ hành xây dựng và giới thiệu sản phẩm mới kết hợp giới thiệu văn hóa nghệ thuật truyền thống đến với các đoàn khách vào Việt Nam qua các sân khấu như Nhà hát Tuồng Việt Nam, đem nghệ thuật Tuồng vào Hội An, Huế, Đà Nẵng hay văn hóa Chăm ở Nha Trang, Mũi Né; đờn ca tài tử ở Sài Gòn… biểu diễn thường xuyên tạo điểm nhấn không chỉ cho khách nước ngoài mà cả người dân hiểu thêm về văn hóa truyền thống Việt.

Ở góc độ lữ hành, bà Nguyễn Thị Minh Thu, Giám đốc Công ty Du lịch quốc tế Mekong cho rằng, để nghệ thuật truyền thống sống được, phát triển các sản phẩm đến với khách du lịch thì trước hết tự bản thân các nhà hát phải có chiến lược marketing cụ thể và dài hơi, diễn liên tục. Đầu tư các suất diễn một cách bài bản, bởi đây là sản phẩm du lịch. Khác với sản phẩm thương mại, sản phẩm du lịch truyền thống cần phải có thời gian, từ xây dựng tour, chào tour, bán sản phẩm mất từ 3-6 tháng, thậm chí cả năm. Lý giải vấn đề này, ông Đào Trọng Đức, Trưởng phòng Phát triển sản phẩm Công ty Du lịch Viditour cho rằng: Với thời lượng 3 buổi/tuần là quá ít bởi khách sẽ phải chờ mà quỹ thời gian của họ thì không có. Đồng thời, nếu không duy trì thường xuyên sẽ khó khăn để các doanh nghiệp xây dựng thành sản phẩm tour. Đặc biệt, bên cạnh thưởng thức nghệ thuật thì cần phải có thêm các hoạt động, dịch vụ làm phong phú thêm: như giao lưu với nghệ sỹ, cho khách thuê trang phục để mặc, để biểu diễn, khách ra về thì có quà tặng giới thiệu về lịch sử nghệ thuật Tuồng (băng đĩa) để tăng thêm thu nhập và tạo sự hấp dẫn hơn đối với du khách

Lưu Hiệp

* Báo CAND đoạt 2 giải A, 2 giải B Giải Búa Liềm Vàng trong CAND

Chiều 25/12, tại Hội nghị tổng kết công tác đảng năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025 trong Đảng bộ Công an Trung ương, Bộ Công an đã trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa Liềm Vàng) trong CAND và Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong CAND năm 2024.

Ngày 25/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2). Sang ngày xét xử thứ hai, Hội đồng xét xử dành thời gian cho các bị cáo và luật sư bào chữa cho các bị cáo tranh luận với đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa.

Sáng mai (26/12), TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) về việc xin giảm nhẹ hình phạt tù và xin giảm trách nhiệm bồi thường dân sự trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文