Đưa thơ Bác lên sân khấu chèo

12:34 06/12/2005

Đầu tháng 10 vừa qua, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát chèo Việt Nam đã cho ra mắt vở kịch “Những vần thơ thép” dựa theo tập thơ “Nhật ký trong tù” của Bác Hồ, do Tiến sĩ Trần Đình Ngôn chuyển thể, đạo diễn Bùi Đắc Sừ dàn dựng. Đây là công trình chào mừng các ngày lễ lớn và đã đoạt Huy chương Vàng tại Hội diễn Sân khấu chèo toàn quốc 2005.

Ai cũng có thể hiểu được mục đích tốt đẹp của nhà biên kịch. Nhưng để đưa thơ Bác lên sân khấu là một điều không phải dễ. Đặc biệt là sân khấu chèo - sân khấu truyền thống, nhưng hiện nay đang rất kén độc giả. Chưa nói đến việc, tập thơ này của Bác được viết bằng chữ Hán, sau đó được dịch nghĩa sang chữ quốc ngữ, một lần nữa lại dịch thơ và cuối cùng chuyển sang ngôn ngữ kịch, nặng về tính biễu diễn.

Thơ của Bác có đặc điểm là rất hàm súc, lời ít ý nhiều. Như vậy qua bốn lần chuyển ngữ, liệu rằng thơ Bác khi được đưa lên sân khấu truyền thống, có chuyển tải hết nội dung? Ấy là chưa kể dù được chuyển thể qua các ngôn ngữ khác nhau, nhưng bắt buộc phải giữ đúng niêm, luật. Như vậy, nhà viết kịch phải có tầng văn hóa dày về văn học nghệ thuật, am tường các thể loại thơ ca cũng như về sân khấu nói chung, sân khấu chèo nói riêng. Làm sao không để xảy ra tình trạng thơ “át” chèo, hoặc chèo “át” thơ.

Như trên đã nói, sân khấu chèo hiện nay rất kén độc giả. Nhưng vì việc chuyển thơ Bác sang kịch bản sân khấu là một bước đột phá táo bạo, một sự thể nghiệm mới, nên trong đêm công diễn, khán giả tới xem rất đông, có đủ các thành phần, tầng lớp: các đạo diễn, nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà phê bình, các bạn sinh viên, học sinh, các em nhỏ và tất nhiên là đông đảo những người lao động tự do.

Vở diễn mở đầu bằng cảnh Bác được mời sang Trung Quốc dự cuộc họp bàn cùng phe Đồng minh đánh đuổi phát xít Nhật, nhưng khi Người vừa qua biên giới thì bị mật thám Tưởng Giới Thạch theo dõi, bắt giữ; và kết thúc bằng cảnh chuyển thể từ bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” - tác phẩm Bác sáng tác sau ngày được tự do.

Vì là nhật ký bằng thơ nên mỗi màn đều dựa trên một hoặc vài bài thơ của Bác. Những bài thơ ấy được sắp xếp theo trật tự thời gian và các sự kiện mà Bác đã chứng kiến và trải qua. Lẽ dĩ nhiên, khi chuyển thành kịch bản sân khấu, tác giả đã phải thêm một số lời dẫn, những tình tiết nhỏ để cho các màn diễn được liền mạch.

Người được hóa trang vào vai Bác Hồ là nhà giáo Nguyễn Quý Phức, tuy không nói được giọng Nghệ An nhưng đã diễn được cái thần của Người, đặc biệt là phong thái ung dung tự tại, niềm tin và ý chí “thép”.

Trong đêm diễn, thơ của Bác không chỉ được hát bằng các làn điệu chèo, mà còn được đọc, ngâm, và một số bài  được thể hiện bằng làn điệu ca trù. Cũng có khi chỉ một bài thơ nhưng được thể hiện bằng nhiều làn điệu khác nhau, nhân vật hát, một nhóm người trong cảnh đó hát và dưới sân khấu có một bè hát ngoài vọng vào. Cũng có khi nhân vật hát thơ bằng chèo, sau đó được đọc lại như một điểm nhấn, gây ấn tượng đặc biệt với khán giả. Như vậy, vở diễn vừa giữ được nét đẹp truyền thống của chèo cổ, lại vừa cách tân để lôi cuốn khán giả.

Sau buổi diễn, tiếng vỗ tay vang lên. Một nữ đạo diễn ngồi cạnh tôi đã thốt lên: “Đúng là thành công hơn cả mong đợi”.

Thành công này mở ra một hướng đi mới cho sân khấu chèo Việt Nam

Yên Trang

Thời gian qua, chính quyền địa phương, các ban ngành, nhất là Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện đã vận dụng tối đa nguồn lực, trở thành điểm tựa, hỗ trợ cho những người từng lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng, lao động vươn lên trong cuộc sống…

Theo một số nguồn tin quân sự, kể từ tuần trước, các lực lượng Nga đã tăng gấp đôi cường độ tấn công của họ trên một số mặt trận, trong bối cảnh ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và thời gian tới có khả năng sẽ diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình. Đặc biệt, việc Nga nối lại các hoạt động quân sự ở Zaporizhzhia từ đầu tháng 10 cho thấy khả năng Moscow sẽ mở đợt tấn công lớn nhằm vào khu vực này.

Ngày 4/11 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất một số giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật sau vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại chùa Xuân Lũng (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).

Sáng 16/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) cho biết, vừa phối hợp cùng Công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ Huỳnh Văn Thanh (SN 1989, ngụ Trà Vinh), Chung Diệu Long (SN 1988, ngụ TP Hồ Chí Minh) để điều tra, làm rõ hành vi trộm và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Một buổi tối trung tuần tháng 11/2024, lớp học tình thương nằm bên đầm Sam (thuộc đầm phá Tam Giang) ở khu tái định cư (TĐC) Đập Góc, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) sáng trưng ánh đèn điện cùng nhiều tiếng cười nói của các em học sinh. Như thường lệ, cứ vào buổi tối có 20 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 ở khu TĐC Đập Góc lại mang sách vở đến lớp học miễn phí này để được thầy Hòa dạy kèm viết chữ, tập đọc và làm Toán. Bên trong phòng học rộng gần 50m2 với những bộ bàn ghế gỗ được kê san sát, các em học sinh cần mẫn ngồi viết chữ theo hướng dẫn của thầy Hòa. 

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới đây đã có báo cáo về kế hoạch kiểm toán năm 2025 gửi tới Quốc hội. Theo đó, tổng số nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 là 116 nhiệm vụ (giảm 5 nhiệm vụ so với năm 2024). 

Liên tiếp trong thời gian gần đây, lực lượng Công an xã tại Hà Tĩnh đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ việc lừa đảo qua mạng, trong đó phổ biến vẫn là chiêu thức mạo danh người có công quyền đề nghị chuyển tiền qua tài khoản.

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文