Dưới mái đền Hùng

08:17 17/03/2005

Trên thế giới, có những nền văn minh ra đời và phát triển trước chúng ta hàng ngàn năm. Thế nhưng, chúng ta chưa thấy bất cứ một nền văn minh nào mà ở đó, cả dân tộc cùng có chung một Cụ Tổ. Các thành viên trong dân tộc đều tự giác nhận mình sinh ra từ một gốc, và hàng năm có chung một ngày giỗ Tổ như dân tộc ta.  

Phải chăng, có một tố chất nào đó chảy trong huyết quản, hình thành trong từng tế bào để tạo nên ý thức cộng đồng đó? Đó chính là giá trị tinh thần vô giá của dân tộc ta mà chúng ta cần bảo tồn và phát huy, là cái mà chúng ta có thể tự hào với anh em bè bạn năm châu bốn biển.

Nền văn minh Đông Sơn của chúng ta (mà trống đồng là tiêu biểu) là một nền văn minh rực rỡ, là đỉnh cao kỹ thuật của thời kỳ Hùng Vương. Năm 1924, lần đầu tiên, một người chơi đồ cổ người Pháp là L.Pajot phát hiện được đồ đồng Đông Sơn. Sửng sốt trước kỹ thuật hoàn hảo, mỹ thuật tinh tế của đồ đồng Đông Sơn, các học giả thực dân không tin rằng, những người dân bản địa lạc hậu lại có thể tạo ra được những đồ đồng tinh xảo như thế. Họ tìm nguồn gốc từ bên ngoài.

Goloubew (năm 1929) cho rằng kỹ thuật đó chịu ảnh hưởng của người Hán (!). (Thời Hùng Vương, chúng ta chưa từng bị phương Bắc thống trị). Còn B. Karlgren ( năm 1942) thì cho rằng, nền văn minh Đông Sơn là "vay mượn tinh hoa của nghệ thuật sông Hoài". Các học giả thực dân, sẵn lòng kỳ thị chủng tộc đối với dân tộc ta, nên những gì là văn minh của ta, họ không tin, không chấp nhận mà cho là ngoại lai...

Thực ra, người Việt chúng ta là chủ nhân của một nền văn hóa, phát triển liên tục từ Phùng Nguyên qua Đồng Đậu - Gò Mun đến Đông Sơn mà thành tựu khảo cổ học mấy chục năm qua đã chứng minh...

Vào dịp lễ hội Đền Hùng năm 2000 (theo quy định của Nhà nước, cứ 5 năm một lần lễ hội chính, và năm nay, 2005 sẽ lại là hội chính), Giáo sư Vũ Khiêu có làm một bài "chúc văn" để đọc trong lễ giỗ Tổ. Đó là một áng văn hay. Bản chúc văn đó đã được đọc trong lễ giỗ Tổ năm 2000, sau đó được đăng toàn văn trên Báo Nhân Dân (ngày 15/4/2000). Nhiều người đã tìm đọc, lưu giữ số báo có bài chúc văn này - bài chúc văn đã nêu được cái thần thái, không khí của thời Hùng Vương dựng nước. Có những câu rất gợi cảm:

"Nào rừng rậm, đầm lầy, sông sâu, núi hiểm
Há quản xông pha
Nào kình nghê, hổ báo, bệnh tật, bão dông
Lấy gì bảo vệ?
Chia con, hai ngả lên đường
Chọn trưởng, một ngôi kế vị
Giang sơn một khoảnh, sao cho vạn đại
trường tồn
Rừng bể đôi nơi, cùng dựng bốn phương
hùng vĩ".

Vào năm 2003, chúng ta có tổ chức một cuộc thi sáng tác "Mẫu tượng đài Thánh Gióng" để chọn mẫu cho việc dựng tượng đài Thánh Gióng trên đỉnh Đá Chồng, Sóc Sơn, Hà Nội. Để gợi ý sáng tác cho các nhà điêu khắc, ngành Văn hóa đã tổ chức một cuộc hội thảo, tập trung những nhà khoa học đầu ngành như các Giáo sư Trần Quốc Vượng, Lê Văn Lan, nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc, Tiến sĩ Diệp Đình Hoa… Cuối cùng thì người ta cũng chọn ra được 4 mẫu tượng đài vào chung kết, mang ký hiệu từ TD1 đến TD4 và sau đó đã chọn được mẫu TD1 làm mẫu cho tượng đài. Tuy nhiên, dư luận chung chưa thật hài lòng với cả 4 mẫu tượng đài, bởi vì các mẫu đó đều "thật" quá.

Nên nhớ rằng, hình ảnh Thánh Gióng là một hình ảnh truyền thuyết, tức là nằm giữa lằn ranh của hai bờ hư - thực; ở đó, nét huyền ảo đan cài vào nét hiện thực. Phải thể hiện con ngựa Thánh Gióng là con ngựa huyền thoại. Là ngựa, nhưng không hoàn toàn là ngựa thật. Bản thân người Anh hùng Thánh Gióng cũng thế. Xem cả 4 mẫu tượng đài, người ta chỉ thấy chất "thật", chứ không hề có sự thăng hoa của huyền thoại…

Là con dân đất Việt, chúng ta tự hào cả dân tộc có một ngày giỗ Tổ chung. Đến ngày đó, con cháu muôn phương tìm về với cội nguồn, kể cả đồng bào ta làm ăn ở xa Tổ quốc, nếu có điều kiện. Về với Đền Hùng, ta như thấy tình quê hương, tình đồng tộc, nghĩa đồng bào thiết tha hơn, gắn bó hơn.

Về với Đền Hùng, cũng là một dịp chúng ta suy ngẫm, tìm tòi để ngày càng tiếp cận hơn đến sự thật về thời đại Hùng Vương dựng nước.

Về với Đền Hùng, cũng là một dịp chúng ta tự nhìn lại mình, xem chúng ta đã làm được gì cho đất nước này, cho dân tộc này, để xứng đáng với cha ông đã có công dựng nước.

Về với Đền Hùng, về với cội nguồn dân tộc, là tiếp thêm sức mạnh, ý chí cho ta trên con đường đi tới tương lai..

Phan Duy Kha

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文