“Giáo sư Vũ Đình Cự - cả đời cống hiến”

17:11 12/04/2018
Chiều 12-4, tại tòa nhà Quốc hội, Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội cùng với Viện Ứng dụng Công nghệ -Bộ KH&CN và gia đình đã tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “GS.TSKH Vũ Đình Cự - cả đời cống hiến” (NXB Giáo dục, 1-2018). 


Ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN &MT của Quốc hội; ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; GS. Nguyễn Đại Hưng, Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam vv… cùng đại diện nhiều bộ, ngành đã tham dự vv..

Tại buổi lễ, PGS. NGND Nguyễn Xuân Chánh, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật (ĐH Bách khoa HN), người góp công lớn trong biên soạn cuốn sách, cho biết, GS. Vũ Đình Cự (1936 – 2011) không chỉ được biết đến là nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, mà còn là một trong những đại diện ưu tú nhất của thế hệ các nhà khoa học trưởng thành sau cách mạng tháng Tám. Nhưng ông mất đột ngột ở tuổi 75, lại sống độc thân và không có bất kỳ ghi chép nào về cuộc đời mình, do đó việc tập hợp tài liệu về ông vô cùng khó khăn.


Ra mắt cuốn sách “GS.TSKH Vũ Đình Cự - cả đời cống hiến” 

Với sự chung tay của nhiều nhà khoa học, nhất là Trung tâm Di sản các nhà khoa học,  nhiều tài liệu, văn bản liên quan đến ông đã được sưu tầm. Từ đó cuốn sách dày gần 600 trang được  biên soạn như một “biên niên sử” về GS.TSKH Vũ Đình Cự, ghi lại những điểm nhấn trong cuộc đời chỉ biết cống hiến cho đất nước của ông, từ một học sinh ở Thái Bình, trở thành đại biểu QH các khóa VII, VIII, IX, X, Ủy viên Trung ương Đảng các khóa VII, VIII; cho đến khi mất ở cương vị Phó Chủ tịch Quốc hội với tang lễ cấp Nhà nước.

Ở cương vị nào ông cũng để lại những dấu ấn, những thành tựu đáng ghi nhận. Theo PGS. NGND Nguyễn Xuân Chánh, GS. Vũ Đình Cự là người đặt “viên gạch” đầu tiên xây dựng bộ môn Vật lý của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên xây dựng Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam - trung tâm nghiên cứu hàng đầu đất nước.

Các đại biểu cũng làm rõ những đóng góp lớn lao của GS. Vũ Đình Cự trong lĩnh vực KHCN. Từ vai trò một chuyên gia, nhà nghiên cứu, hay vai trò người lãnh đạo, các tổ chức KHCN đến vai trò một chính khách, nhà lãnh đạo cơ quan lập pháp, ở cương vị nào, Vũ Đình Cự đều để lại những công trình có giá trị cho sự phát triển của KHCN. Đặc biệt, công trình nghiên cứu rà phá thủy lôi và bom từ trường của ông và các nhà khoa học trong Tổ đặc nhiệm GK1 những năm chiến tranh đã mang lại Giải thưởng Hồ Chí Minh (tập thể) đợt đầu tiên.

PGS. NGND Nguyễn Xuân Chánh

Ông còn để lại dấu ấn trong các công trình nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực vật lý chất rắn, các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ cao như: CNTT, điện tử, tự động hóa… ; các công trình nghiên cứu về khoa học luận, về chiến lược, chính sách KHCN, về phát triển công nghệ cao gắn với kinh tế tri thức, các báo cáo thẩm tra của Quốc hội đối với các dự án Luật của Chính phủ do ông chủ trì soạn thảo vv… Tất cả đều cho thấy một quá trình hoạt động sáng tạo đầy tâm huyết trên các lĩnh vực phong phú, đa dạng, với tài năng và  niềm say mê, tinh thần trách nhiệm cao nhất của GS. Vũ Đình Cự.

Các nhà nghiên cứu cũng đã tập hợp được một số công trình khoa học, bằng sáng chế của GS. Vũ Đình Cự; một số bài viết về kỹ thuật nhiệt đới, ghi nhận những đóng góp quan trọng của ông cho KHCN; những ý kiến của ông về đường dây 500KV vv…

Ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN &MT của Quốc hội khai trương lễ ra mắt sách

Những ký ức của bạn bè, đồng nghiệp cũng cho thấy những GS. Vũ Đình Cự là một nhà khoa học luôn nghiêm túc, khắt khe, nguyên tắc trong công việc nhưng lại hết sức giản dị, khiêm nhường và tình cảm trong cuộc sống; một Vũ Đình Cự đã trở thành tấm gương hết mình vì sự nghiệp chung nhưng bản thân lại chọn cuộc sống độc thân thanh bạch, không màng tiền tài, danh lợi.

Tại buổi lễ, ông Phan Xuân Dũng cũng đã trao tặng sách “GS.TSKH Vũ Đình Cự - cả đời cống hiến” cho Thư viện Quốc hội và hy vọng sẽ có những nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về GS. Vũ Đình Cự để tưởng niệm ông xứng đáng.  


Thanh Hằng

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文