Tượng Phật Di Lặc ở núi Cấm (An Giang) được công nhận kỷ lục Châu Á:

Hành hương về vùng đất huyền thoại

19:40 27/05/2013
Núi Cấm còn có tên là Thiên Cấm Sơn, một ngọn núi hùng vĩ và cao nhất trong dãy Thất Sơn (716 mét ), nằm trong khu tam giác Tịnh Biên-Nhà Bàng-Tri Tôn (An Giang). Nơi đây nổi tiếng là vùng “sơ thủy hữu tình”, bốn mùa cây lá xanh tươi. Ngoài môi trường thiên nhiên lý tưởng, núi Cấm còn nổi tiếng với nhiều chùa chiền, miếu, am, động, hang cốc; đặc biệt là những danh thắng với nhiều truyền thuyết, như: vồ Thiên Tuế, điện Bồ Hong, Sân Tiên, vồ Chư Thần, vồ Ông Bướm, vồ Đầu…

Nằm ở độ cao khoảng 716 mét, khí hậu núi Cấm quanh năm mát mẻ, dễ chịu. Sáng sớm, khi lên đỉnh núi, sẽ thấy mây ngàn bao phủ cả núi rừng hoang sơ. Thỉnh thoảng còn có tiếng chuông chùa văng vẳng trên đỉnh núi. Nhìn xa xa, những đám mây mờ kéo ngang chóp núi làm ẩn khuất gương mặt hiền từ của Đức Phật Di Lặc khổng lồ. Càng làm bật nổi không gian văn hóa tín ngưỡng ở chốn thâm sơn cùng cốc. Nhiều du khách, sau khi lên núi Cấm đã ví von: “Khí hậu núi Cấm na ná như khí hậu ở Đà Lạt vậy…”. Mới đây, một lãnh đạo huyện Tịnh Biên kiến nghị với tỉnh An Giang hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật để đem các giống hoa từ Đà Lạt về trồng, tạo cảnh quang cũng như phục vụ du khách thập phương, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây…

Theo Ban quản lý Khu du lịch núi Cấm, trong những ngày nghỉ lễ 30-4 vừa qua, rất đông du khách khắp nơi hành hương về, ước tính có trên 85.000 lượt khách đến núi Cấm trong 5 ngày. Núi Cấm chính là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Ngoài ra, vào cuối Tháng 5 này, tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm cao 33,6m được công nhận kỷ lục Châu Á. Đây được xem là thông tin quan trọng để quảng bá hình ảnh Khu du lịch núi Cấm không những trong nước mà còn đến với bạn bè quốc tế.

Tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm (An Giang) được công nhận kỷ lục Châu Á.

Cùng đoàn đi lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc), bà Trần Thị Huyền (huyện Cái Bè, Tiền Giang) đã tranh thủ lội bộ lên núi Cấm vãn cảnh. Lần theo đường mòn bậc thang, ai nấy trong đoàn cũng thấm mệt. Tuy nhiên, cái se se lạnh dễ chịu ở lưng chừng núi đã khiến cho mọi người nhẹ nhõm, thoải mái. Bà Huyền cho biết: “Từ 5h sáng, gia đình tôi cùng nhau lội lên hồ Thủy Liêm, rồi vòng sang cúng chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn để cầu an, sau đó leo lên điện Ngọc Hoàng. Đi bộ như vậy mới vui và tận hưởng không khí mát lành, thật là dễ chịu”.

Liên tục từ đầu năm 2013 đến nay, hàng trăm đoàn khách du lịch từ khắp các tỉnh, thành ĐBSCL, miền Đông Nam bộ, Nam Trung Bộ, TP. Hồ Chí Minh… hành hương về núi Cấm cúng chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn. Hiện nay, tượng Phật Di Lặc và chùa Phật Lớn đang được sửa chữa, sơn mới để chuẩn bị cho lễ đón nhận kỷ lục Châu Á. Có rất đông du khách đến đây chiêm ngưỡng tượng Phật Di Lặc đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả.

Tượng Phật Di Lặc nhìn xuống hồ Thủy Liêm, một điểm du lịch hấp dẫn trên núi Cấm.

Ban quản tự chùa Phật Lớn cho biết, hiện tại nhà chùa đang tu sửa, cất mới lại phần bên trong để nới rộng không gian nhằm phục vụ du khách thập phương và mọi người đến vãn cảnh trong dịp lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Vài năm trở lại đây, lòng hồ Thủy Liêm đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn trên núi Cấm. Diện tích hồ Thuỷ Liêm rộng khoảng 6 ha, xung quanh được Ban quản lý Khu du lịch núi Cấm trồng nhiều loại hoa, cây cảnh màu sắc rực rỡ. Nếu đến đây ngủ lại qua đêm, du khách có thể thả mình vào không gian tĩnh lặng, giống như cảnh Đà Lạt. Ngoài leo đường bậc thang, du khách có thể đi bằng xe lữ hành hoặc xe ôm lên núi. Ở núi Cấm còn có những món ăn ngon, đặc biệt là món bánh xèo ăn kèm với rau rừng, như: ngành ngạnh, chòi mòi, lộc vừng, cát lòi, rau kim thất…

Theo ông Lê Minh Hưng, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển du lịch An Giang, trước đó Khu du lịch núi Cấm đã được Hiệp hội du lịch ĐBSCL công nhận và bình chọn là 1 trong 5 khu du lịch tiêu biểu của ĐBSCL. Tới đây, pho tượng Phật Di Lặc sẽ được nhận kỷ lục Châu Á, đây là sự kiện mang ý nghĩa quan trọng đối với ngành du lịch của tỉnh An Giang. Với những tiềm năng, thế mạnh của mình, núi Cấm thật sự là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước

Sau 7 năm xác lập kỷ lục Việt Nam, tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm được công nhận kỷ lục to nhất Châu Á. Bức tượng cao 33,6m, nằm trong khuôn viên rộng trên 2ha trên núi Cấm hùng vĩ được hoàn thành cuối năm 2005. Diện tích bệ tượng 27x27m; tổng trọng lượng nền và tượng gần 1.700 tấn. Đế bệ tượng làm bằng đá gắn kính phản xạ cao cấp màu xanh mang ý nghĩa một khối kim cương. Du khách đứng ở vị trí nào trên núi Cấm cũng thấy được tượng Phật Di Lặc màu trắng sáng, ngồi uy nghiêm giữa không gian xanh ngát với nụ cười hiền hậu, từ bi, an nhiên. Đầu năm 2006, tượng được xác lập kỷ lục Việt Nam. Lễ công nhận tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm đạt kỷ lục Châu Á sẽ được tổ chức vào ngày 29/5.

Văn Đức - T.C.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文