Hào kiệt, ai còn, ai mất?

15:05 11/06/2008
Lầm lũi như xe tăng Đức, tinh quái như chiến binh Ý, bay bổng như lốc Hà Lan, hào hoa như công tử Pháp... đấy là một mệnh đề đã được biết đến, và trở thành bất hủ trong thế giới túc cầu. Nhưng qua một vòng EURO, khi mà tất cả đều đã xuất đầu lộ diện thì một câu hỏi đặt ra: Có bao nhiêu hào kiệt trong những hào kiệt kia còn giữ được phẩm chất của mình?

1. Pháp chăng? Khi xem Pháp bày trận, đá 90 phút với người Romania thì thú thật, một câu thơ Nga chợt loé lên trong tôi: "Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu được!". Phải, thứ bóng đá mà Pháp thi triển là một thứ bóng đá dịu dàng đến yếu đuối. Ai đời, đá trước một Romania kém mình mọi mặt, thế mà cả một hiệp 2, Pháp chỉ được hưởng duy nhất một quả phạt góc.

Và ai đời, những chân sút mà ông thầy tóc bạc Domenech kỳ vọng, từ cựu binh Anelka đến tân binh Benzema đều thi đấu một cách cá nhân, ích kỷ. Ngay cả sát thủ có gương mặt sẹo là Ribery, người được kỳ vọng sẽ là một ngôi sao mới sau thời Zidance cũng chẳng chứng tỏ được gì ngoài vài pha đánh biên thuộc dạng tầm tầm khá.

Tuy nhiên cũng phải mở một cái ngoặc để nói rằng Pháp dưới thời Domenech luôn có thói quen khởi đầu chậm. Bằng chứng là World Cup 2006, hai trận đầu Pháp hòa thất vọng Thụy Sỹ, Hàn Quốc, nhưng càng đá càng hay, và sau đó thì hiên ngang quật ông kẹ Brazil để vào chung kết.

2. Nếu Pháp gây thất vọng 1 thì đối thủ của Pháp trong trận chung kết World Cup 2 năm về trước là Italia lại gây thất vọng 10. Vẫn biết là cả nước Ý lên cơn sốt với việc thủ lĩnh Canavaro không thể xuất binh, vẫn biết là các cầu thủ Ý đang gặp vấn đề về thể lực sau một mùa bóng phải cày ải đến kiệt cùng, nhưng cũng không thể tưởng tượng được rằng Ý lại thua và thua đậm đến 0-3.

Thật ra thì trong trận Ý - Hà Lan đêm qua, chẳng cần phải đợi tới 90 phút, mà chỉ cần 26 phút thôi đã có thể nhận ra người Ý “chết”  rồi. Họ “chết” bởi một bàn thua oan nghiệt - một bàn thua mà lẽ ra Nistelrooy đã ở vào thế việt vị, nhưng thượng đế bất công đã để Buffon - Panucci va chạm nhau, để rồi Panucci lăn lộn ở đường biên ngang, và thế là Nistelrooy lẽ ra việt vị đã được "hợp lệ" thành không việt vị.

Và như thế, vấn đề của Ý năm nay có vẻ không phải là chuyên môn, mà là khả năng chống cự tinh thần. Và như thế, bài toán đặt ra cho thuyền trưởng Donadoni bây giờ là phải làm gì để vá kín cái lỗ thủng tinh thần mà trụ cột Canavaro để lại?

3. Nếu Pháp, Ý gây thất vọng tràn trề thì Đức và Hà Lan lại lâng lâng bay bổng. Có một điều rất trùng hợp ở hai đội này, ấy là họ đều từ bỏ sở trường của mình để chơi một thứ bóng đá "sở đoản" và thành công bằng chính "sở đoản" ấy.

Ai cũng biết, người Đức lâu nay lừng lững như một cỗ xe tăng. Nhưng Đức dưới thời của tân vương Loew lại không chơi kiểu "xe tăng", mà chơi như những con thiên nga với những đợt tấn công bay bổng. Xem cái cách Đức dồn dập ép Ba Lan, cái cách mà Podolski tung chân lập cú đúp, nhiều nhà chuyên môn đã phải thốt lên: "Đức nguy hiểm thật".

Nếu như Đức chuyển từ "xe tăng" thành "thiên nga" thì Hà Lan của Van Basten lại chuyển từ "lốc" thành "gió độc". Ngày nhiếp chính, tân vương Van Basten từng tuyên bố: "Đá đẹp là quan trọng, nhưng đá thắng còn quan trọng hơn". Quả thật, Hà Lan trong đêm tàn sát Ý là một Hà Lan "đá thắng" chứ không "đá đẹp". Một Hà Lan mà sau khi có bàn thắng đã lập tức co về thủ, rồi chờ thời cơ để giết đối thủ bằng những pha phản công biên sắc như dao.

4. Bóng EURO lăn qua 1 lượt, các hào kiệt đều đã xuất quân. Có những thất vọng cho Pháp, cho Ý  và những niềm vui cho Đức, cho Hà Lan. Nhưng đấy vẫn chưa phải là tất cả, bởi thực ra vẫn còn một hào kiệt nữa, một hào kiệt mà theo thiển ý của chúng tôi là có những phẩm chất cơ bản nhất để tiếm ngôi.

Hào kiệt ấy là Bồ Đào Nha, một Bồ Đào Nha vào trận với quyết tâm xóa đi một ký ức đầy nước mắt của 4 năm về trước, cái ký ức mà ai cũng bảo Bồ sẽ có vàng, vậy mà cuối cùng lại mất vàng sau một khoảnh khắc bị người Hy Lạp nhét vào Bi Kịch.

Bây giờ thì Bồ đang lớn lên sau nỗi đau. Và bây giờ, nhìn cái cách mà Bồ "trút giận" lên Thổ Nhĩ Kỳ 2-0 thì sẽ là không mạo hiểm nếu đặt lá bài vô địch bên cạnh cái tên Bồ.

Chờ xem!

Trịnh Phan Phan

Trưa 29/4, lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy tại rừng tràm sản xuất Rọc Xây (ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) thuộc Sư đoàn 330 – Quân khu 9 quản lý, đồng thời tiếp tục tạo đường băng không cho lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm nay, ngày 29/4, sẽ tới Saudi Arabia nhằm tiếp tục nỗ lực đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza. Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang tăng tốc nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận chấm dứt xung đột và ngăn chặn cuộc tấn công trên bộ theo kế hoạch của Israel vào thành phố miền Nam Rafah của Gaza. Bên cạnh đó, giao tranh giữa Hezbollah - lực lượng dân quân thân Iran ở Lebanon - với Tel Aviv đang leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文