Hát nhép, mặc phản cảm bị cấm biểu diễn đến 2 năm

17:44 01/06/2012
Hát nhép, mặc trang phục, hóa trang phản cảm… nằm trong số những lỗi có thể bị cơ quan quản lý tước quyền sử dụng giấy phép công diễn, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khác, cấm biểu diễn từ 6 tháng đến 2 năm.

Chiều 31/5, Bộ VH, TT&DL có văn bản chính thức thông báo ý kiến của Bộ trưởng Bộ VH, TT&DL Hoàng Tuấn Anh về việc chấn chỉnh hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thời gian tới.

Theo đó, cơ quan quản lý sẽ đặc biệt tập trung mở rộng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép công diễn, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khác, cấm biểu diễn từ 6 tháng đến 2 năm với người vi phạm qui định: tự tiện thay đổi nội dung chương trình biểu diễn, trình diễn thời trang sau khi đã được cấp phép; tự tiện thêm, bớt lời ca, lời thoại hoặc động tác diễn xuất khác với khi duyệt gây hậu quả xấu; tự tiện thay đổi trang phục khác với trang phục đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt và cho phép; mặc trang phục, hóa trang phản cảm; người biểu diễn lợi dụng giao lưu với khán giả để có  những hành vi thiếu văn hóa hoặc phát ngôn thô tục; không đúng đắn; hát nhép.

Bộ trưởng Bộ VH, TT&DL cũng yêu cầu xác định rõ trách nhiệm, đặc biệt tăng trách nhiệm cá nhân đối với những người làm công tác quản lý trên địa bàn. Xử phạt nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân, Công ty tổ chức biểu diễn, người biểu diễn có hành vi vi phạm: mặc trang phục, hóa trang không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam; hát nhép. Các đơn vị tổ chức biểu diễn, trình diễn thời trang nếu trường hợp đặc biệt cần thay đổi, bổ sung tiết mục, phải được sự đồng ý của cơ quan cấp phép, hoặc Sở VH,TT&DL nơi đơn vị đến lưu diễn. Trong quá trình biểu diễn, phát hiện có vi phạm, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam, phải dừng biểu diễn và báo cáo cơ quan cấp phép.

Bộ trưởng chỉ đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn dự thảo công văn đề nghị các đài truyền hình, phát thanh không phát sóng chương trình nghệ thuật, trình diễn thời trang có nội dung không đúng với giấy phép, có hát nhép; trang phục ca sĩ, diễn viên, người mẫu không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Cục cũng dự thảo công văn gửi Bộ TT-TT đề nghị chỉ đạo các cơ quan báo chí không đưa tin, bài, hình ảnh nghệ sĩ, người mẫu sử dụng trang phục hoặc hóa trang không phù hợp với thuần phong mỹ tục

Thanh Hằng

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文