Giáo sư Phan Văn Trường, cố vấn của chính phủ Pháp về thương mại quốc tế:

Hết lòng phục vụ, đóng góp cho cộng đồng

08:54 16/12/2014
Từng giữ nhiều chức vụ tư vấn, quản lý và quản trị của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới, Giáo sư Phan Văn Trường đã được nhiều người Việt biết đến và ngưỡng mộ tên tuổi từ những năm 1990. Thời điểm ấy, ông đang là cố vấn thường trực của chính phủ Pháp về thương mại quốc tế. Phan Văn Trường cũng là một trong số rất ít người Việt được nước Pháp hai lần phong hiệp sĩ.

Với quê hương đất nước, sau nhiều đóng góp, năm 2010, ông được Chủ tịch nước trao tặng  huy chương "Vì sự nghiệp giáo dục". Chia sẻ về cuộc đời mình, Giáo sư Phan Văn Trường giản dị bảo, ông phục vụ cho xã hội, đóng góp cho xã hội nhưng cũng được nhận lại từ xã hội nhiều thứ, trong đó, quan trọng nhất là... "sự ấm tình".

Giáo sư Phan Văn Trường quê ở làng Tranh Xuyên, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ông sang Pháp từ năm 1963, tốt nghiệp Trường Cao đẳng quốc gia Cầu đường năm 1970. Tham gia giảng dạy các môn quy hoạch vùng và kinh tế đô thị tại Trường ĐH Paris 1 Pantheon - Sorbonne nhưng từ năm 1970 đến 2004, ông còn giữ nhiều chức vụ tư vấn, quản lý và quản trị của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực: xây dựng, điện lực, giao thông đường sắt, nước và dầu hỏa...

Theo gợi ý của một người bạn, từ năm 2006, Giáo sư Phan Văn Trường tự nguyện tham gia giảng dạy không nhận lương ở Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh, sau đó là giảng dạy kỹ năng quản lý và lãnh đạo tại Viện John Von Neumann thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Ông cũng đồng thời tham gia rất nhiều hoạt động xã hội mang tính thiện nguyện. Mới đây nhất, Giáo sư chính thức cho ra mắt bạn đọc tập sách "Một đời thương thuyết - Đừng để Bờm và Phú Ông thất vọng".

Giáo sư Phan Văn Trường cho biết, "Một đời thương thuyết - Đừng để Bờm và Phú Ông thất vọng" là cuốn sách đầu tiên của ông. Từ sự gợi ý của một người bạn, ngẫm lại hành trình của đời mình, ông nhận ra rằng, cuộc đời này, cái gì cũng là thương thuyết, lúc nào cũng là thương thuyết: thương thuyết với lãnh đạo, với bạn bè, với đồng nghiệp, với con cháu. Khi bạn muốn ý muốn của mình thành hiện thực, thuyết phục được người đối diện, dù ý muốn ấy chính đáng hay không chính đáng thì đều cần đến nghệ thuật thương thuyết.

Những kinh nghiệm của một người "đã trầy vi tróc vẩy trong nghề nghiệp, đã đau đớn trong thất bại, đã hạnh phúc tột độ khi thắng thế...." cho ông nhận ra rằng "ngành thương thảo như một khoa học chứ không phải một kỹ năng, hay hơn thế nữa là một nghệ thuật". Chỉ có điều, sách tại Việt Nam về ngành khoa học này rất ít, đặc biệt là những vấn đề phải đặt ra khi mình ngồi trước người nước ngoài. Đó là những người mình không những không quen biết trước mà còn hoàn toàn xa lạ về văn hóa, tập quán và cũng có khi là ngôn ngữ nếu cả hai không nói chung được một thứ tiếng...

GS Phan Văn Trường trong một buổi giao lưu về nghệ thuật thương thuyết trong cuộc sống và cuốn sách "Một đời thương thuyết - Đừng để Bờm và Phú Ông thất vọng".

Xác định sự cần thiết phải viết sách về vấn đề này, nhưng với một người xa quê hương lâu năm như Giáo sư Phan Văn Trường, việc bắt đầu từ đâu cũng là một thử thách. Nhớ đến những câu thơ dân gian nổi tiếng về Thằng Bờm và Phú Ông, ông mượn tứ làm tựa đề cuốn sách. Với con mắt của một nhà thương thảo, ông nhận ra rằng đây là một bài học rất giàu ý nghĩa về nghệ thuật thương thuyết của ông cha xưa. Bờm nghèo khó, cuộc sống vật chất có một khoảng cách khác xa với Phú Ông nhưng Bờm tự tin, biết giá trị của mình và vật mình đang có nên chủ động và thắng thế. Việt Nam là đất nước nhỏ, còn nghèo, nhiều người dễ tự ti, yếm thế khi ngồi vào bàn thương thuyết. Nhưng, nếu người đứng ra thương thảo tự tin, chủ động, biết mình biết người sẽ rất khó bị đối phương "bắt nạt" trong các cuộc đàm phán dù lớn hay nhỏ. Bởi lẽ, giá trị có khi không nằm tuyệt đối ở tự thân vật chất mà được xác định bởi thời thế.

Sau lũy tre làng Việt Nam có nhiều thứ giá trị không chỉ đo đếm được bằng tiền. Đơn giản như quả chuối ở vùng trồng chuối, rẻ như cho. Khi đưa qua một số nước khác trên thế giới, quả chuối lại rất có giá. Người đi thương thảo phải hiểu biết, tự tin và nắm chắc những giá trị ấy. Chúng khác nhau như nước ở ngoài sông hồ và nước ở trên sa mạc vậy...

Giáo sư Phan Văn Trường thừa nhận, cuộc sống của một công dân quốc tế đã cho ông một vốn sống rất dày. 40 năm lăn lộn với cuộc đời, ông đi nhiều nơi, tiếp cận đủ mọi tầng lớp, kể cả những ông chủ tập đoàn lớn trên thế giới, có tiếng là... gian hùng, cho đến các nguyên thủ quốc gia. Càng đi nhiều, càng gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người trên thế giới, ông càng thấy thế giới này thú vị, càng thấy cuộc đời này đáng sống.

Giáo sư  hài hước ví von, một đời trong vai trò người đi thương thuyết, kinh qua vô số các thương vụ mang tầm quốc tế, ông thấy thú vị như đi trong... "sở thú mở". Chỉ có điều, "sở thú" ấy không là sở thú thường mà là sở thú gồm toàn những "con thú văn hóa cao", không chém giết nhau. Có khi "vào hang cọp" nhưng "con cọp" ấy không gầm gừ mà còn chạy ra đón rất dịu dàng - sự dịu dàng che giấu sự khốc liệt của những trận đấu trí căng thẳng. Những trận đấu như thế, ông thật khó có thể kể hết được.

Những chuyện như thế, bạn đọc có thể tìm thấy rất nhiều trong tập sách "Một đời thương thuyết - Đừng để Bờm và Phú Ông thất vọng". Với ông, việc viết sách cũng là một cách để đóng góp cho xã hội và làm điều gì đó giúp đỡ các bạn trẻ, đặc biệt là bạn trẻ Việt Nam một cách thiết thực nhất.

Giáo sư nhận ra rằng, khi bạn làm tốt điều gì cho xã hội thì xã hội cũng cho lại bạn. Đóng góp cho xã hội cũng có nghĩa là làm giàu cho bản thân. Nhưng hơn thế, khi phục vụ xã hội, đóng góp xã hội, bạn sẽ nhận lại được sự ấm tình từ xã hội. Với ông, hiện nay, được sống trong sự ấm tình ấy của cộng đồng mới là điều quan trọng nhất. Là một công dân quốc tế, ông thấm thía một điều: "Khi sống ở nước ngoài, bạn sẽ càng cảm thấy sức hấp dẫn của quê hương"...

Hoa Nguyễn

Dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân do Bộ Công an chủ trì xây dựng là một dự án luật quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân đồng thời cũng là bước đi thận trọng, kỹ lưỡng, có quá trình và sự chuẩn bị công phu của Chính phủ. Báo CAND đã có cuộc trò chuyện với Thượng tá Nguyễn Bá Sơn, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, đơn vị được giao chủ trì tham mưu xây dựng dự án Luật xoay quanh những nội dung của dự án Luật.

Tháng Tư về, khi những cơn gió đầu hè mơn man qua từng tán cây xà cừ trên đường phố Hà Nội cũng là thời điểm bà Elisabeth Dahlin - cựu Tổng Thư ký Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển (Save The Children), nhà ngoại giao kỳ cựu, người bạn của Việt Nam - trở lại mảnh đất bà từng gọi là “mái nhà thứ hai” sau hơn hai thập kỷ gắn bó.

Sáng 27/4, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự lái xe Nguyễn Văn Tư (SN 1984), trú tại xã Tân Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương về hành vi "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" liên quan đến vụ lật xe khách trên Tam Đảo vào sáng 26/4.

Sáng sớm 27/4, hàng vạn người dân từ khắp nơi đổ về, đứng chật các con đường vẫy chào đoàn diễu binh, diễu hành đang đi qua những tuyến phố chính xung quanh Dinh Độc Lập tại Lễ Tổng duyệt kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chúng tôi gặp Đại tá Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an ngay sau khi anh cùng đoàn công tác từ Myanmar trở về. 7 ngày thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn quốc tế đã lùi lại phía sau, nhưng những giây phút nghẹt thở, căng thẳng và nỗi buồn ám ảnh khi chứng kiến những mất mát, đau thương của người dân Myanmar vẫn vẹn nguyên trong tâm trí anh và đồng đội...

Biết bao máu xương của quân và dân vùng Bưng sáu xã (nay thuộc TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) đã đổ xuống trên mảnh đất bưng biền vốn là căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Hòa bình lập lại, vùng bưng xơ xác bởi bom đạn, dân số chỉ còn lại vài ngàn người sống bằng nghề thuần nông với phương tiện đi lại bằng xuồng, ghe. Còn bây giờ Bưng sáu xã được xem là một trong những khu công nghiệp, đô thị sầm uất của TP Hồ Chí Minh.

Thêm 6 năm gắn bó với Nam Định giúp Xuân Son trở thành cầu thủ ký hợp đồng dài hiếm có trong lịch sử V.League. Tất nhiên, đồng hành với khoảng thời gian hơn nửa thập kỷ ấy, chân sút nhập tịch này cũng nhận chế độ hậu hĩnh, đủ giúp anh vào top 3 cầu thủ giàu nhất Việt Nam!

Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện và ngăn chặn kịp thời hàng tấn thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn TP đang tìm cách tuồn ra thị trường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.