Hiện tượng V.League: "Nhà nghèo" Quân khu 4

14:16 03/04/2009
Vòng 7 V.League, sau khi thắng "đại gia" HA.GL, tân binh QK4 đã chễm chệ nhảy vào tốp đầu V.League. Điều gì đã khiến một đội bóng từng bị đánh giá là "yếu nhất V.League" lại có sự khởi đầu thành công đến thế?

Khi thể lực là số 1

Xem trận QK4 - HA.GL, chính GĐKT Nguyễn Văn Vinh của HA.GL đã thốt lên với chúng tôi: "QK4 đá khó chịu thật". Cái khó chịu mà ông Vinh nói đến nằm ở cách chơi bóng và tư tưởng chơi bóng của một đội "dưới kèo". Thông thường, những đội bóng được đánh giá là "dưới kèo" thường chọn cho mình lối chơi phòng ngự phản công. Nhưng với QK4 thì khác. Nhận thức được mình có lợi thế vượt trội về thể lực, cầu thủ QK4 không ngại ngần thực hiện bài đôi công, tất nhiên là đôi công trong một vài thời điểm nhất định để tạo bất ngờ cho đối thủ.

Trong những thời điểm như thế, các cầu thủ QK4 tuân thủ nguyên tắc "chạy, chạy, và chạy", khiến cho hàng thủ đối phương phải rối loạn, từ đó dẫn đến sơ hở. Sau khi chơi "đôi công", có bàn thắng, QK4 lập tức co mình lại vừa để "giữ gìn thành quả" vừa để nhử đối phương vào bẫy.

Để thực hiện chiến thuật lúc thủ - lúc công rất uyển chuyển này, QK4 dựa rất nhiều vào sự cơ động của bộ 3 ngoại binh giống như 3 chàng ngự lâm pháo thủ: Lazaro - Moses - Mota. Trận gặp HA.GL, bộ 3 này chơi hay đến nỗi HLV Chatchai của HA.GL phải thốt lên: "Chúng tôi biết là cần phải bắt chết họ, nhưng lại không sao làm được điều đó".

Hôm qua, trao đổi với ông Vũ Quang Bão - HLV trưởng QK4 thì được biết trước khi bước vào V.League, những đầu não chiến thuật của QK4 đã ngồi lại với nhau và xác định, ở tất cả các phương diện, cầu thủ QK4 đều thuộc vào dạng bết nhất V.League. Chỉ có duy nhất một điểm mà họ có thể hơn đối phương, đó là thể lực. Vì nhận thức như thế nên ông Vũ Quang Bão đưa ra một bài tập không giống ai: Cứ 2h chiều, giữa cái nắng chang chang xứ Nghệ, cầu thủ QK4 lại phải ra sân chạy.

Mà không chỉ "thực hành" triệt để, ông Bão còn làm công tác tư tưởng cho các cầu thủ một cách triệt để, rằng thể lực là số 1, kĩ thuật là số 2, chiến thuật là số 3. Nhờ tất cả những điều đó mà khi vào giải, thể lực của các cầu thủ QK4 được đánh giá là dồi dào hơn hẳn so với các đội bóng V.League.

Mà thể lực dồi dào - đó chính là cái nền căn bản tạo nên một lối chơi đầy sức mạnh cho đội bóng QK4. 

Khi đồng tiền là… thứ yếu

Với 13 đội bóng V.League khác, đồng tiền luôn là một đề tài được các cầu thủ xôn xao bàn tán. Người ta bàn xem thắng trận này sẽ được thưởng bao nhiêu, đoạt được cột một kia sẽ được bồi dưỡng như thế nào. Rất nhiều lãnh đạo của các đội than phiền với chúng tôi rằng đồng tiền dường như đang làm hư cầu thủ, và tác động không nhỏ tới thái độ thi đấu của cầu thủ trên sân. Với QK4, tuyệt nhiên không có chuyện này.

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng - người được cho là "người cha tinh thần" của QK4 tâm sự với chúng tôi: "Cầu thủ QK4 khi ra sân đều hiểu mình là đội bóng nghèo nhất V.League. Vì hiểu như thế nên không ai vòi vĩnh chuyện tiền thưởng, càng không có chuyện phong độ thi đấu dao động theo sự ít - nhiều của cái hầu bao".

Ông Hưởng kể rằng, trong khi các đội khác sẵn sàng thưởng hàng trăm triệu đồng cho một trận thắng thì ở QK4 mức thưởng cao nhất chỉ là 50 triệu đồng/trận. Nói đến đây, ông Hưởng không quên thòng theo: "50 triệu là tôi đề xuất thôi. Đề xuất ấy phải qua nhiều cửa, nhiều dấu rồi mới hiện hình thành sự thực".

Có một câu chuyện mà có lẽ không nhiều người được biết, đó là năm ngoái khi QK4 thắng Ninh Bình trên sân Ninh Bình thì tất cả các cầu thủ đều được nhận thưởng. Nhưng phần thưởng chỉ là một bát phở và hai quả trứng vịt lộn cho mỗi người. Thế nhưng, theo lời ông Hưởng thì nhận phần thưởng đặc biệt ấy, ai cũng cảm thấy ấm lòng, và ai cũng tự nhủ: "Mình là con nhà nghèo, nên người ta quyết tâm một, mình phải quyết tâm mười".

Rõ ràng so với 13 đội còn lại ở sân chơi V.League, và thậm chí là cả các đội ở giải hạng Nhất thì QK4 giống như một thế giới riêng. Cái thế giới mà ở đó đồng tiền chưa bao giờ (và có lẽ không bao giờ) trở thành một lực đẩy thành tích.

Ở QK4, người ta nói đến chuyện cái tình.

Ở QK4, người ta thấy ấm lòng với một bát phở và hai quả trứng vịt lộn.

Không biết có đại gia nào ở V.League nhìn vào đấy mà thèm thuồng, và phải thốt lên hai chữ "ước gì" hay không?

Diệp Xưa

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文