Hoàng cung Huế khai ấn, du khách xếp hàng xin chữ đầu năm

16:45 11/02/2019

Sáng 11-2 (tức mùng 7 tháng Giêng), Trung tâm BTDT Cố đô Huế đã tổ chức lễ hạ nêu tại Thế Miếu, Đại Nội Huế, đánh dấu kỳ nghỉ Tết kết thúc và tổ chức khai ấn, tặng chữ chúc phúc đầu xuân cho người dân, du khách.



Nghi lễ hạ nêu được tái hiện theo nghi thức triều Nguyễn. Theo đó, lãnh đạo Trung tâm BTDT Cố đô Huế trong trang phục khăn đóng, áo dài đã thực hiện đầy đủ các nghi lễ trong tiếng nhạc lễ cung đình.

Nghi lễ hạ nêu tại Thế Miếu được Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức trang trọng.

Sau khi thực hiện phần lễ, cây nêu dài hơn 15m dựng trước sân Thế Miếu vào ngày 23 tháng Chạp trước đó được đội lính hạ xuống.

Sau nhiều ngày dựng nêu, treo ấn, cây nêu trước Thế Miếu, Đại Nội Huế đã được hạ xuống.

Đội lính tiến hành hạ nêu, báo hiệu kỳ nghỉ Tết kết thúc và năm mới làm việc bắt đầu.

Ngay sau lễ hạ nêu, kim ấn được lấy xuống từ ngọn nêu được dùng khai ấn đầu năm.

Đội tiểu nhạc, đại nhạc phục vụ nghi lễ.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm BTDT Cố đô Huế cho biết, kim ấn có 4 chữ “Phú- Thọ- Khang- Ninh” mang ý nghĩa “Giàu sang, Sống lâu, Khỏe mạnh, Bình yên”. Những chữ này mang lại điều tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho nhân dân nên đã được lãnh đạo Trung tâm BTDT Cố đô Huế đóng vào những tờ giấy có ghi chữ Phúc, Lộc, Thọ… để tặng người dân và du khách.

Lãnh đạo Trung tâm BTDT Cố đô Huế viết thư pháp, tặng chữ đầu xuân cho du khách.

Dòng người nối nhau xin chữ đầu năm tại Đại Nội Huế.

Trong sáng cùng ngày, đã có hàng trăm du khách đến Đại Nội Huế được tặng chữ chúc phúc đóng dấu kim ấn.

Du khách vui mừng nhận chữ chúc phúc đầu xuân.

Được biết trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, Di sản Huế đón khoảng 130 ngàn lượt du khách tham quan.


Anh Khoa

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Cao Minh Thì (nguyên Giám đốc Sở giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh) lại bồi hồi nhớ lại những ngày tháng 4 của năm 1975, ông trở lại miền Nam tiếp quản Sài Gòn và bắt tay vào công cuộc “trồng người” những năm đầu giải phóng.

Hình ảnh CSGT dẫn những cựu chiến binh qua đường để đến với những khẩu đại bác hay hình ảnh người lính trong đoàn diễu hành đang hợp luyện gặp mẹ mình đứng chờ nhiều giờ đồng hồ; rồi hình ảnh những người đi xem hợp luyện ngất xỉu được những chiến sĩ áo vàng dùng xe chuyên dụng chở ra khỏi đám đông hàng chục ngàn người đưa vào bệnh viện... tất cả đều được người dân chụp vội vàng nhưng nội dung của nó đã gây xúc động mạnh đến người xem...

Ngày 23/4, TAND TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thị Tuyết Nga (SN 1990, nhân viên thu phí Bệnh viện Thủ Đức) 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”; Đỗ Thị Quý (SN 1983, nhân viên thu phí) lãnh 7 năm tù, Nguyễn Thị Phương Hoa (SN 1979, cựu trưởng đơn vị thu phí) 6 năm tù và Đặng Thị Hiên (SN 1985, cựu Kế toán trưởng) 5 năm tù.

Ngày 23/4, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan, gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng cho EVN, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị tuyên phạt bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) từ 6 đến 7 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Sáng 23/4, để chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV,  Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, thẩm tra Dự án Luật Tình trạng khẩn cấp (TTKC).

Số tiền cướp được, Vũ Văn Lịch mua 1 điện thoại Oppo A95, chi tiêu cá nhân và nạp vào tài khoản ngân hàng (đối tượng đã sử dụng 20 triệu đồng để chơi "tài xỉu" trên mạng). Cơ quan Công an đã thu giữ tang vật là 1 điện thoại Oppo A95, khoảng 75 triệu đồng tiền mặt, 176 triệu đồng trong tài khoản của lịch; 1 xe máy nhãn hiệu SYM Enzo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.