Hội nghị lý luận phê bình văn học lần II: Hy vọng có nhiều tác phẩm chất lượng cao

08:33 08/10/2006
Nhìn chung buổi trao đổi tranh luận được đánh giá là có chất lượng bởi thái độ tranh luận có văn hóa của các nhà văn (một bước tiến dài so với hội nghị lý luận phê bình lần thứ nhất tổ chức ở Tam Đảo cách đây 3 năm).

Trong 2 ngày 4 và 5/10 tại thị xã Đồ Sơn (Hải Phòng), Bộ Văn hóa - Thông tin, Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ II.

Hội nghị lần này có chủ đề "Phát huy thành tựu đổi mới văn học, phấn đấu có thêm nhiều tác phẩm chất lượng cao" để đánh giá một chặng đường quan trọng của nền văn chương Việt Nam trong 20 năm đổi mới.

Về dự hội nghị có hơn hai trăm đại biểu từ mọi miền đất nước, các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình văn chương, lãnh đạo các hội văn học nghệ thuật của 64 tỉnh, thành trong cả nước. Sau lời khai mạc của họa sỹ Vũ Giáng Hương - Chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam, phát biểu chào mừng của đồng chí Tô Anh Điền - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hải Phòng và phát biểu của đồng chí Đào Duy Quát, Phó trưởng ban Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam đọc báo cáo đề dẫn "Nâng cao chất lượng lý luận phê bình, góp phần sáng tạo nhiều tác phẩm văn học chất lượng cao", đã có những đánh giá cao thành tựu nền văn chương trong 20 năm đổi mới:

"Có thể nói 20 năm đổi mới đi vào lịch sử như một trong những thời kỳ thăng hoa nhất của văn học dân tộc. Đó là thời kỳ phát triển cộng sinh của nhiều phương pháp sáng tác. Đường biên văn học được mở rộng. Tâm lý sáng tạo được giải phóng. Một sự thông thoáng chưa từng có trong lựa chọn đề tài, chủ đề, nhân vật đạo đức xã hội trở thành trung tâm chú ý của nhà văn. Con người được miêu tả như chính nó với thân phận, nỗi niềm, những ẩn khuất vừa hiểu được vừa không thể hiểu hết, vừa cao cả, vừa phàm tục, vừa gần gũi vừa kỳ bí. Những cố gắng đổi mới hình thức diễn ra ở tất cả các thể loại. Những cây bút trẻ xuất hiện ngày càng nhiều, đem đến những giọng điệu mới".

Tham luận của các nhà lý luận phê bình, nhà thơ, nhà văn đều khẳng định sự đánh giá trên của Hội Nhà văn. Nhiều tham luận phân tích và chứng minh cụ thể những thành tựu đạt được ở từng thể loại lý luận phê bình, thơ, văn xuôi với góc nhìn đa dạng.

Nhìn nhận, đánh giá và tìm giải pháp cho sự phát triển của thơ, đáng chú ý là phát triển của các nhà thơ Trần Nhuận Minh với "Tìm con đường mới để đến với bạn đọc", Thi Hoàng với "Hai mươi năm đổi mới, thơ bây giờ",  Inrasara với "Văn chương ngoại vi, văn chương trung tâm - từ một góc nhìn".

Phân tích, tìm giải pháp đối với văn xuôi, thể loại chủ lực của một nền văn chương, các nhà văn đã từ những góc độ rất khác nhau rọi ánh sáng vào những thành tựu, những hạn chế và cố gắng lý giải, tìm biện pháp tháo gỡ: "Coi trọng dòng văn học tư liệu" (Vũ Tú Nam), "Văn trẻ có gì mới"  (Nguyễn Đăng Điệp), "Đừng lệ thuộc, đừng tự trói mình vào bất cứ chủ nghĩa và phương pháp sáng tác nào" (Nguyễn Khắc Phê).

Về lý luận phê bình được đề cập nhiều hơn bởi mọi người đều có chung đánh giá là phê bình lý luận trong những năm qua chưa theo kịp sự phát triển của sáng tác. Làm sao để đánh giá cho đúng và tìm giải pháp cho trúng là sự trăn trở của nhiều cây bút lý luận phê bình.

Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh đã có tham luận "Tự do tư tưởng và tự do sáng tạo văn học nghệ thuật". Giáo sư Phong Lê với "Hai mươi năm đổi mới nhìn từ lực lượng viết". Nguyễn Văn Dân với "Lý luận phê bình văn học, nhìn lại 20 năm đổi mới", Nguyễn Hòa với "20 năm lý luận phê bình, ngày rất gần và chuyện chưa xa"...

Ngoài những tham luận bằng văn bản, buổi sáng 5/10, Hội nghị tập trung vào thảo luận những vấn đề nảy sinh từ các tham luận. Đây là buổi trao đổi học thuật thực sự, có sự gay cấn của các vấn đề đặt ra, sự khác nhau với góc nhìn nhận đánh giá của mỗi người, đặc biệt là sự khác biệt của các phong cách từng nhà văn... Nhưng nhìn chung buổi trao đổi tranh luận được đánh giá là có chất lượng bởi thái độ tranh luận có văn hóa của các nhà văn (một bước tiến dài so với hội nghị lý luận phê bình lần thứ nhất tổ chức ở Tam Đảo cách đây 3 năm).

Không ai ảo vọng sau hội nghị là văn chương sẽ có chìa khóa để mở ra một giai đoạn với nhiều tác phẩm đỉnh cao. Nhưng như trang chuyên đề "Diễn đàn văn học - nghệ thuật" của Báo Văn nghệ Công an số 41, phát hành trước ngày tổ chức hội nghị được một số, đại biểu tâm đắc với tiêu đề "Văn học 20 năm đổi mới trên đường ra biển lớn".

Vâng đúng là "Trên đường ra biển lớn", văn chương nước nhà sẽ còn gặp nhiều thử thách nhưng đã hứa hẹn những cơ hội và thành tựu lớn. Với ý nghĩa đó có thể khẳng định Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ II đã thành công

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文