Hội thảo khoa học quốc tế “Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập”

10:58 12/05/2013
Ngày 11/5, Viện Ngôn ngữ học thuộc viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập”.

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích tập hợp lực lượng các nhà nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ trong nước và quốc tế để nhìn nhận, đánh giá lại một cách toàn diện những vấn đề cơ bản, thời sự của ngôn ngữ học Việt Nam trong những năm qua từ các vấn đề lý thuyết đến các vấn đề ứng dụng và hoạch định đường hướng phát triển của ngành Ngôn ngữ học nước nhà trong những năm tới.

Một số nội dung khoa học chủ yếu được tập trung hội thảo như: Những vấn đề cơ bản và thời sự về ngữ âm – âm vị học, từ vựng học, ngữ nghĩa học và ngữ pháp học của tiếng Việt và các ngôn ngữ khác; quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa; ngôn ngữ các dân tộc ít người và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập; vấn đề giáo dục ngôn ngữ đối với sự phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước… Hội thảo còn tạo diễn đàn tập hợp, kết nối các thế hệ nghiên cứu ngôn ngữ học trong nước và quốc tế, mở đường cho những hợp tác nghiên cứu khoa học trong tương lai.

Đáng chú ý, đã có 244 báo cáo của các nhà khoa học trong nước và quốc tế gửi đến tham dự hội thảo. Trong số đó có 14 báo cáo của các đại biểu quốc tế đến từ các nước Anh, Mỹ, Canada, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào. Các báo cáo được chia thành 5 tiểu ban: “Lý luận ngôn ngữ”, “Ngôn ngữ và Văn hóa”, “Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và chính sách ngôn ngữ”, “Giảng dạy tiếng Việt và ngoại ngữ” và “Việt ngữ học”. Sự tham gia đông đảo của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong nước và quốc tế cũng như kết quả đạt được của hội thảo đã góp phần khẳng định tên tuổi và vị thế của Viện Ngôn ngữ học trong nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học xã hội và nhân văn nói riêng ở Việt Nam

T.Huy

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文